Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử

A.phần mở đầu:

1.Lí do chọn sáng kiến:

Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.

 Trong việc dạy học, dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi mới thì việc sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết, dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao.

Phân môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lý khéo léo đồ dùng dạy học mới tái hiện được sự việc đã qua.

 Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về “ Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử”Với việc nghiên cứu sáng kiến này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, biết cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học tốt hơn học sinh tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học.

 

doc 16 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Tại trường TH – THCS Đinh Công Bê, Huyện Cao Lănh,
Tỉnh Đồng Tháp
A.phần mở đầu:
1.Lí do chọn sáng kiến:
Một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới dạy học nói chung và đổi mới dạy học lịch sử nói riêng là một quá trình được thực hiện thường xuyên và kiên trì, trong đó có nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau. Dạy như thế nào? Học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học.
 	Trong việc dạy học, dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi mới thì việc sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết, dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao.
Phân môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần phải sử dụng một cách hợp lý khéo léo đồ dùng dạy học mới tái hiện được sự việc đã qua. 
 	Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, tôi xin trình bày một số vấn đề về “ Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử”Với việc nghiên cứu sáng kiến này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành một giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn, biết cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học tốt hơn học sinh tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. 
	 II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:
	 1. Mục đích:
Với sáng kiến này, tôi muốn tìm hiểu: Cách làm và sử dụng bản đồ trong dạy học lịch sử của giáo viên và học sinh tại trường TH – THCS Đinh Công Bê, Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp ra sao? trên cơ sở đó tôi lồng ghép một số giải pháp, cách làm và sử dụng đồ dùng dạy học tiết học lịch sử theo hướng tích cực giúp cho giáo viên và học sinh yêu thích môn lịch sử, nâng cao kiến thức hiểu biết chất lượng dạy học bộ môn.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Muốn làm được một đồ dùng dạy học chất lượng bản thân giáo viên phải có năng khiếu, thích học hỏi(như tích cực hưởng ứng các phong trào thi đồ dùng dạy học do ngành tổ chức, mỗi lần tham dự cần phải chụp hình ghi ảnh lại những đồ dùng dạy học đẹp có tính sáng tạo cao kĩ thuật mới, chú ý nguyên liệu và kĩ thuật làm từng loại đồ dùngtự bản thân tích lũy qua thời gian), không ngừng sáng tạo( biết vận dụng sáng tạo những kĩ thuật làm đồ dùng dạy học của đồng nghiệp qua các đợt mà ngành tổ chức triển lãm đồ dùng dạy học tranh thủ thời gian học hỏi kinh nghiệm), 
- Giáo viên phải nắm rõ nguyên tắc làm đồ dùng, những yêu cầu quan trọng để đồ dùng dạy học đạt tiêu chuẩn và có chất lượng(chính xác, khoa học, đẹp, sáng tạo, tiện ích, dễ làm), sử dụng những nguyên liệu đơn giản dễ tìm để làm đồ dùng.
- Không ngừng ứng dụng thực tế khi giảng dạy giáo viên phải thường xuyên tự mình vẽ hoặc làm đồ dùng để phục vụ cho tiết dạy, không được “dạy chay”, hướng dẫn cho học sinh thường xuyên làm đồ dùng dạy học dần dần hình thành kĩ năng – kỹ xão.
III. Giới hạn của sáng kiến: 
Hiện đang áp dụng trong phạm vi bộ môn lịch sử và các bộ môn khác của trường TH&THCS Đinh Công Bê, xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có điều kiện tốt hơn thì áp dụng cho bộ môn Lịch sử của huyện Cao Lãnh nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung.
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho sáng kiến này là tất cả giáo viên và học sinh của trường.
IV. Kế hoạch thực hiện: 
- Tổ chức kiểm tra thống kê số liệu thực tế việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và học sinh trong tổ.
- Phân công trực tiếp từng bộ môn cụ thể làm 6 đồ dùng/năm.
- Hình thức: Giáo viên tự làm ở nhà, phân công học sinh làm, vẽ bản đồ, mô hình, photo lược đồ
- Thời gian: Tiến hành nghiên cứu thực hiện từ năm học 2007 đến nạy.
- Ngay từ đầu năm học tổ quán triệt tinh thần nhiệm vụ trọng tâm của năm học là (Thầy dạy Tốt – học Tốt).
- Ở cấp tổ thì phân công giáo viên và học sinh tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học cụ thể theo từng môn học.
- Phân công nhóm học tập và phân công nhiệm vụ làm việc theo hình thức nâng cao tìm và sưu tầm những tư liệu tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học.
- Thống kê việc giáo viên và học sinh tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học
B. Nội dung: 
I. Cơ sở lư luận:
Đai-ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: “ Dạy sử cũng như bất cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải là bắt buộc cái trí nhớ làm việc, bắt nó ghi chép rồi tả lại” Như vậy, mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những hình ảnh của quá khứ, biết và ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng của lịch sử mà quan trọng hơn là phải hiểu được lịch sử và thấm nhuần được các giá trị, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bên cạnh đó, dạy học lịch sử có thể giáo dục cho các em tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, thông qua đó các em tự rèn luyện bản thân mình vừa có tài vừa có đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và biết trân trọng những thành quả đạt được.
Như chúng ta đã biết, dạy học là một quá trình hoạt động nhận thức, con đường nhận thức ngắn nhất theo con đường “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” (Lê-Nin). 
Đồ dùng dạy học nếu được sử dụng và biết cách làm tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau, tai nghe mắt thấy tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, hứng thú. Ngược lại, nếu sử dụng không đúng mức và bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản chủ yếu và thậm chí hạn chế páht triển năng lực tư duy trừu tượng. 
Đặc biệt trong hướng dạy học mới hiện nay “hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”yêu cầu người giáo viên phải biết tạo điều kiện cho học sinh tự tìm tòi, khai thác kiến thức, biết điều khiển hoạt động nhận thức của mình bằng các phương tiện đồ dùng dạy học. Chính vì thế mà “đồ dùng dạy học” đã trở thành một nhân tố khá quan trọng trong hoạt động dạy học vì nó vừa là phương tiện giúp học sinh khai thác kiến thức, vừa là nguồn tri thức đa dạng, phong phú. 
II.Cơ sở thực tiễn:
Trong điều kiện hiện nay, học sinh các trường trường trung học cở sở đã sớm được tiếp cận với những tranh vẽ, ảnh màu, mô hình y như thật, thậm chí được trực tiếp tiếp xúc với vật thật như cây đậu, con ếch và những hóa chất 
Tuy vậy, đối với môn Lịch sử học sinh ít có cơ hội tiếp xúc với nhiều phương tiện đồ dùng dạy học khác nhau. Học sinh chỉ tiếp cận với những tấm bản đồ, những hình ảnh, những tư liệu ở sách giáo khoa, đồng thời ít được giải thích kĩ nội dung, và cũng ít hấp dẫn. Như chúng ta biết, do lịch sử là hiện thực quá khứ nên học sinh không được trực tiếp tiếp xúc với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, quá trình lịch sử. Mặt khác, do lịch sử là quá khứ gần hoặc xa và nội dung của những thời đại xa xưa ấy lại có nhiều điều khác với thời đại hiện nay, nên học sinh không dễ gì hình dung và cắt nghĩa được những gì đã từng xãy ra trước kia. Để giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, người giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với hướng dạy học “lấy học sinh làm trung tâm”. Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phương pháp sử dụng phương tiện đồ dùng dạy học trong giảng dạy.
Từ thực tế cho thấy chuẩn bị đồ dùng dạy học, làm dụng cụ trực quan, phương tiện thiết bị dạy học là công tác rất khó khăn, rất công phu và rất tốn kém nhưng:
 Sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào và làm đồ dùng dạy học ra sao cho hiệu quả cao trong giảng dạy lịch sử lại là một vấn đề càng khó khăn hơn. Đó cũng chính là vấn đề mà mỗi người giáo viên lịch sử đã và đang quan tâm hiện nay.
III. Thực trạng và mâu thuẫn: 
Từ nhiều năm nay các bộ môn đã thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có môn lịch sử. Trên thực tế giáo viên chỉ đi sâu vào nội dung sách giáo khoa. Như vậy vô tình giáo viên đã quên một việc làm thường xuyên của đặc thù của bộ môn lịch sử: Bản đồ dùng trong các nhà trường, cụ thể từng bài dạy phải sử dụng triệt để.
Bản đồ đóng vai tṛò quan trọng trong tiết dạy và cả khóa trình của năm học. Nếu bài học đó có yêu cầu bản đồ, nhưng giáo viên không sử dụng xem như tiết dạy đó không đạt yêu cầu.
Thực trạng hiện nay, nhiều trường trung học cơ sở trong Tỉnh lại không tận dụng triệt để bản đồ có sẵn ở trường hoặc để hư rách, mất mát. Thậm chí có nơi lưu trong kho. Nhiều loại bản đồ do điều kiện nào đó chưa thể ấn hành, giáo viên cũng không vẽ mới. Nhiều thư viện trường chưa giới thiệu hoặc thiếu ý thức bảo quản, trưng bày chủ yếu làm mẫu, chứ thực chất không sử dụng hoặc sử dụng không triệt để. Điều đó đã gây lăng phí lớn cho nhà trường và xã hội . Điều kiện cung cấp kiến thức cho học sinh bị giới hạn rất nhiều. Điều quan trọng chính là giáo viên“dạy chay” đi ngược lại phương pháp giảng dạy hiện đại.
Lên lớp không có bản đồ, sơ đồ đồng nghĩa với “nói suông” thuần lý thuyết. Mức độ khắc sâu kiến thức hạn chế nhiều. Bài dạy không sinh động hay đúng hơn không thể làm lịch sử sống lại trong ḷòng học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tại trường và xem lại hướng dẫn giảng dạy bộ môn lịch sử thì yêu cầu sử dụng bản đồ là rất lớn đối với cấp học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. 
* Thống kê minh họa một số bài cấp Trung học cơ sở.
*Lớp 6 
Tên bài
Yêu cầu bản đồ
Đã in
Hiện có
Chưa có
Đã
vẽ 
Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Bài 14: Nước Âu Lạc
Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)
Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế (Giữa thế kỉ I – Giữa thế kỉ VI)
Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí. Nước Vạn Xuân (542 – 602)
Bài 22: Khởi ...  sử thế giới và lịch sử dân tộc. Loại nào dùng được hoặc hư rách. Sau đó giáo viên xem lại toàn bộ chương trình giảng dạy gồm: sách giáo khoa và sách giáo viên thống kê lại số bản đồ cần dùng trong năm học (như bản đồ sơ đồ lịch sử) tham khảo thư mục của Bộ giáo dục: loại nào Bộ đã ấn hành mà trường chưa có, làm bảng đề nghị cho Ban giám hiệu có kế hoạch mua thêm. Loại bản đồ nào Bộ giáo dục chưa ấn hành giáo viên thống kê toàn bộ và lên kế hoạch xin kinh phí trường làm mới hoặc tu bổ những bản đồ c̣òn dùng được.
3. Bảo quản đồ dùng dạy học sẵn có:
	Sau khi thống kê số lượng bản đồ giáo viên thực hiện bảo quản bản đồ sẵn có. Thông thường các trường thường xếp bản đồ không thứ tự, chưa phân biệt loại bản đồ thuộc dạng nào. Thậm chí để lẫn lộn giữa bản đồ sử - địa với các loại đồ dùng dạy học các môn khác: sinh, hóa, thể dục,điều này làm mất thời giờ giáo viên mà thiếu tính khoa học. Nhiều nơi không có giá treo nên bản đồ hư rách nhiều hao kinh phí ngân sách nhà trường.
	+ Biện pháp: thực hiện đóng giá treo nhằm chống hư rách và bảo quản lâu dài.
4.Bảo quản bản đồ do Bộ giáo dục ấn hành: 
Hiện nay nhiều trường mua nylon và dùng nẹp đóng lại. Trên thực tế, khi lên lớp giảng dạy học sinh khó quan sát vì bị chói ánh sáng, nên mức độ nhận thức kiến thức từ bản đồ bị giới hạn.
+ Biện pháp: Dùng hai bản đồ nhập thành một, với điều kiện hai bài dạy liên tiếp để đóng lại thành một. Viền bản đồ được dùng băng keo dán lại. Do điều kiện dạy học của ta phải sử dụng nhiều lần và nhiều địa điểm khác nhau nên dễ rách bìa.
+ Cách làm:
 	Dán băng kheo bảo quản 
BẢN ĐỒ
5.Biện pháp vẽ mới bản đồ :
A.Tổ chức phân công:
+ Nhiệm vụ tổ trưởng đóng vai tṛò chỉ đạo làm mới đồ dùng dạy học, phân công thành viên trong tổ và xem đây là tiêu chí thi đua của tổ khi xét cuối năm. Trường TH-THCS Đinh Công Bê là tổ ghép: Sử - Địa – Văn Học – Tiếng Anh – Mĩ Thuật – Công Dân, tùy kinh phí của trường mà đề ra kế hoạch vẽ từng bước. 
+ Nhiệm vụ giao trực tiếp giao cho giáo viên bộ môn vẽ hoặc học sinh tham gia.
+ Theo chỉ tiêu: một đồng chí vẽ 6 bản đồ/năm. 
B.Kỹ thuật vẽ: 
*Dụng cụ cần thiết:
+ Giấy vẽ ( Loại giấy làm báo tường )
+ Thước kẻ, compa, chì màu,
+ Bản đồ mẫu.
+ Photo( trường hợp giáo viên không thực hiện tự vẽ được để làm sơ đồ)
*Cách họa bản đồ:
 	+ Bản mẫu được kẻ ô:2 cm
 	*Bản phóng to gấp đôi:
4 cm
*Cách thực hiện :
+ Kẻ các ô vuông bằng viết chì trong bản mẫu. Nếu bản đồ có những đường cong phức tạp có thể kẻ thêm những đường nhỏ khi phát họa sẽ chính xác hơn.
+ Tiếp tục kẻ những ô vuông trên bản vẽ. Tùy theo khổ giấy mà muốn phóng to bản đồ mức độ nào.
+ Ghi chú đề mục bản đồ ( nên tham khảo kiểu chữ trong vi tính hoặc sách vẽ chữ đẹp).
*Ví dụ: Cách làm sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa(đồ dùng đã được thẩm định đạt cấp tỉnh)
- Chất liệu và cách làm: 
+ Chất liệu: Mút xốp, keo đốt, bột màu, mũ nhựa, dây đèn leg, kiếng bka
+ Cách làm: Giáo viên photo cỡ chữ Ao, cal qua mút xốp cắt thành sơ đồ cơ bản, giáo viên tự cắt chuẩn bị các hình cần thiết (cổng thành, đình chùa, các kí hiệu cơ bản khác trong SGK có liên quan đồ dùng. Sau khi chuẩn bị đầy đủ giáo viên dùng keo đốt đính các đối tượng (đèn leg, cổng thành, mũ nhựa,) đúng vào vị trí của sơ đồ, dùng bột màu trang trí màu sắc phù hợp chuẩn kiến thức lin quan bộ môn lịch sử.
 - Cách sử dụng:
 	* Mở công tắc nguồn( Lưu ý cần bấm nút chỉnh đèn chạy đúng chế độ chạy chậm)
+ Mở Công tắc 1: đèn đỏ cháy thể hiện vị trí của ṿòng thành ngoại.
+ Mở công tắc 2: đèn vàng cháy chỉ định vị trí của ṿòng thành trung.
+ Mở công tắc 3: đèn xanh cháy chỉ rõ vị trí bên trong là ṿòng thành nội là nơi có những khu nhà và là nơi làm việc của gia đình An Dương Vương, các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
* Những quy ước cỡ chữ:	
Tựa bản đồ
25cm
Tên các quốc gia và biển
20cm
Địa danh quan trọng và thủ đô
9cm
Đia danh thông thường
5cm
*Ký hiệu màu sắc:
Chữ vẽ
Màu đen
Mũi đánh của ta
Màu đỏ
Mũi đánh của địch
Màu xanh
Nền bản đồ
Màu vàng
Biển
Xanh lam nhạt
* Chú ý:
Người vẽ cần tham khảo các lô gô của Bộ giáo dục mà thực hiện cho phù hợp.
Tùy theo bản đồ có dạng đơn giản hay phức tạp mà giáo viên bộ môn phân công cho học sinh thực hiện. Không phân công cho một cá nhân học sinh vẽ mà hướng dẫn nhóm hoặc tổ thực hiện, nhằm mục đích rèn luyện kỹ năng cho các em và ôn kiến thức trên bản đồ. Điều quan trọng giáo viên bộ môn cần có thời gian hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật vẽ. Sau khi nghiệm thu bản đồ, cần đánh giá mức độ chính xác và lệch lạc để rút kinh nghiệm và cho điểm thực hành trên lớp.
V. Hiệu quả áp dụng:
+ Số lượng đồ dùng tự làm của trường không ngừng được tăng thêm hằng năm
qua các năm học từ 2007 đến nay. Riêng môn lịch sử của trường đã thực hiện được hơn 30 bản đồ mới do Bộ giáo dục chưa ấn hành. Đóng sửa lại 70 bản đồ cũ.
+ Học sinh tham gia làm đồ dùng tích cực và rất thích thú, sáng tạo.
+ Trong tiết học học sinh hứng thú học tập, tiếp thu lĩnh hội kiến thức thật chủ động và sáng tạo.
+ Trước hết là sự quan tâm của tổ bộ môn và trách nhiệm quản lý đôn đốc của Ban Giám Hiệu đã có đi vào nề nếp và đây cũng được xem là cách góp phần đổi mới công tác quản lí.
+ Tổ trưởng vạch kế hoạch và kiểm tra thực hiện là nhân tố hết sức quan trọng khi tiến hành đem lại nhiều hiệu quả cao hơn.
+ Ý thức trách nhiệm của giáo viên bộ môn, trước xu thế đổi mới hiện nay cao hơn. Bỏ thói quen “Dạy chay”.
+ Nhiều giáo viên đã làm và đạt được nhiều đồ dùng dạy học cấp Huyện, Tỉnh.
+ Thực hiện làm đồ dùng dạy học đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của tổ, của trường
*Tồn tại:
- Chất lượng bản đồ chỉ đạt yêu cầu.
- Trình độ nghiệp vụ như kỹ thuật vẽ, mỹ thuật đôi lúc c̣òn vụn về.
- Cách tổ chức bố trí của một số giáo viên chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến nhiều bản đồ chưa đạt chất lượng.
- Kinh phí để thực hiện c̣òn ít.
Qua các nguyên nhân và tồn tại trên có thể rút ra cơ sở lý luận: Giáo viên bộ môn được đào tạo căn cơ ở nhà trường sư phạm là cơ bản. Nhưng vẫn c̣òn một số giáo viên c̣òn ỷ lại trơng chờ với sự trợ giúp của ngành mà không có những sáng tạo cần thiết cho việc giảng dạy bộ môn và ngành nghề của mình. Từ đó đã dẫn đến việc “dạy chay” hạn chế truyền thụ kiến thức thông qua đồ dùng dạy học. Trước thực trạng đó, chúng ta cần đánh giá lại khả năng tay nghề. Đặc biệt là kỹ năng thực hành, mỹ thuật của từng giáo viên. Nếu cách làm này được ứng dụng rộng rãi sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho việc hoàn thành trách nhiệm bộ môn và yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học. Cơ sở thực tiễn đã chứng minh: “Dù khó khăn đến đâu thì Thầy – Trò cũng phải Dạy tốt - Học tốt”(Bác Hồ)
C. Kết luận:
I.Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
+ Đối với bản thân: Giúp cho chúng tôi rèn luyện kỹ năng sư phạm thực hành, khắc sâu kiến thức vốn có trên bản đồ. Sáng tạo và khám phá những điều mới cần khai thác trên đồ dùng dạy học. Trợ giúp đồng nghiệp thực hiện được yêu cầu bức xúc của môn lịch sử.
+ Học sinh: qua việc thực hành vẽ bản đồ rèn luyện tính kiên nhẫn, cẩn thận. Từ đó củng cố kiến thức. Khai thác kiến thức sẵn có trên bản đồ. Đặc biệt giáo dục tính sáng tạo, thao tác lao động giáo dục nhận thức khai thác bản đồ trên giờ lên lớp.
+ Tổ chuyên môn: Giúp cho tổ chuyên môn có đủ phương tiện dạy học cần thiết ở mỗi giờ lên lớp. Trong điều kiện khó khăn chung của ngành. Nâng cao chất lượng bộ môn tiết kiệm một phần kinh phí khi mua sắm đồ dùng dạy học mới. Đánh giá hoạt động thực tiễn với công việc được giao.
+ Đối với trường:
	Cách làm này có thể là đề tài tham khảo cho các môn khác: sinh vật, giáo dục công dân, tiếng anh, thể dục, toán học, áp dụng. Điều đó giúp cho giáo viên sáng tạo trong cách nghĩ và làm việc với phương pháp hiện đại. Trường cũng có thêm đồ dùng giảng dạy mới nâng cao chất lượng dạy- học ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
+ Đối với ngành:
Tôi không có tham vọng lớn, nhưng nếu các trường hiện nay áp dụng sáng kiến này có thể tiết kiệm được một nguồn ngân sách cho trường và cho ngành mà nó c̣òn đáp ứng ngay nhu cầu dạy học theo phương pháp cải tiến.
II.Khả năng áp dụng:
Trên thực tế sáng kiến này đã được đi vào thực tế từ hơn 3 năm qua tại trường TH-THCS Đinh Công Bê, xã Mỹ Thọ – Huyện Cao Lãnh – tỉnh Đồng Tháp và đã đạt nhiều thành tựu: số lượng đồ dùng dạy học tự làm của trường ngày càng tăng thêm rất nhiều, học sinh và giáo viên biết được cách làm và sử dụng đồ dùng hiệu quả.
Nhiều năm liên tục trường đạt nhiều giải thưởng cao trong các hội thi tự làm đồ dùng dạy học cấp Huyện, tỉnh.
Nếu sáng kiến được nhân rộng hơn ở nhiều trường trong tỉnh Đồng Tháp thì sẽ đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn.
III.Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
+ Trường nào có sự quan tâm của Ban Giám Hiệu hết ḷòng hỗ trợ thì sẽ đạt được kết quả.
+ Tổ trưởng phải là người tháo vát, năng động và có quyết tâm thực hiện cải tiến phương pháp theo nhu cầu mới, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp thì sẽ tạo ra khả năng thực hiện nhanh chóng đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên bộ môn: phải là người chủ động, ý thức trách nhiệm trước thực trạng giảng dạy bộ môn, muốn cầu tiến. Khắc phục khó khăn để hoàn thành chỉ tiêu được giao. trước mắt là giáo dục học sinh kỹ năng thực hành.
*Hướng nghiên cứu:
+ Đối với môn lịch sử không chỉ có bản đồ, sơ đồ, lược đồ mà c̣òn nhiều loại đồ dùng dạy học khác như: biểu đồ, tranh ảnh, tư liệu, nên định hướng của chúng tôi năm học 2010-2011 sẽ từng bước thực hiện tùy theo kinh phí của năm học. Trước mắt để sáng kiến kinh nghiệm đi vào thực tiễn:
+ Giữ gìn bản đồ sẵn có.
+ Tiếp tục thực hiện vẽ thêm những bản đồ mới.
+ Thực hiện làm các loại đồ dùng khác: Biểu đồ, tranh ảnh, nhưng phải dựa vào yếu tố cơ sở cách tổ chức và phân loại định thời gian hoàn thành.
+ Tôi thiết nghĩ cách làm của mình có thể đúng, phù hợp ở trường này, nhưng lại không phù hợp với trường khác. Đôi lúc không tránh khỏi chủ quan, phiến diện, rất mong các đồng chí đóng góp thiết thực cho cách làm này, góp phần đưa chất lượng bộ môn lịch sử đạt yêu cầu mong muốn: “Cải tiến phương pháp bộ môn”.
IV.Đề xuất, kiến nghị:
 - Thực ra hiện nay trong nhà trường đã được cấp rất nhiều thiết bị. Tuy vậy, đối với môn Lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn qáu ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau: 
 - Các cơ quan thiết bị trường học cần có tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hóa, chân dung các nhân vật lịch sử có công với cách mạng
 - Nhà trường cần tạo điều kiện và chi trả hợp lý về chi phí khi giáo viên tự thiết kế các đồ dùng dạy học còn thiếu.
 Người viết
	Nguyễn Văn Nhiên
Tài liệu tham khảo
- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB giáo dục Hà Nội 1998

Tài liệu đính kèm:

  • docCACH LAM VA SU DUNG BAN DO TRONG DAY HOC LICH SU.doc