Ví dụ như cần tìm số học sinh của mỗi lớp , biết số học sinh lớp 9A nhiều hơn học sinh lớp 9B là 5 học sinh : Khi đã đặt x là số học sinh lớp 9A thì số học sinh của lớp 9B là gì ? x + 5 ? hay x – 5 ? Hoặc nếu đặt x là số học sinh của lớp 9B thì lúc này số học sinh của lớp 9A là gì ? Những vấn đề nhỏ trên các em cũng thường khó nắm vững được và hay bị lẫn lộn . Phải chăng các em thiếu một cơ sở lý luận để nhìn vào là nhận ra ngay , thiếu một chỗ dựa vững chắc để giúp mình tự suy luận ?
Vấn đề tiếp theo là cách sắp xếp các bước trong bài giải . Khi đã đặt xong ẩn số , đại lượng nào cần biểu thị trước , tiếp theo đó là những đại lượng nào ? Các em đã lẫn lộn rất nhiều . Những sai sót vừa nêu trên thường sẽ dẫn đến một phương trình sai lệch hoàn toàn .
Vì vậy , học sinh của chúng tôi rất e ngại khi phải tiếp xúc với dạng toán này . Khi thông báo kiểm tra Đại số phần toán đố , tôi không thể ngăn nổi những ánh mắt bối rối của các em . Điểm số kiểm tra phần này cũng rất thấp : chỉ có 13, 95% học sinh trên trung bình .
Ngoài ra , dạng toán này còn là một trong những trọng tâm của chương trình toán lớp 8 , nó có mặt trong hầu hết những đề thi học kỳ II lớp 8 hàng năm , và nó còn là cơ sở lý luận , là nền tảng để sau này học sinh tiếp tục giải toán bằng cách lập hệ phương trình và phương trình bậc hai ở lớp 9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC THUẬN AN BỔ SUNG VÀ HOÀN CHỈNH ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP 8 GIẢI ĐƯỢC BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH TRƯỜNG THCS TRỊNH HOÀI ĐỨC GIÁO VIÊN : LÊ HỮU TÀI NĂM HỌC : 2011 - 2012 A) ĐẶT VẤN ĐỀ : I) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Cơ sở lý luận : Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tính cực , tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh , phù hợp với trình độ tiếp thu của từng loại đối tượng , bồi dưỡng phương pháp tự học , rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn , đem lại niềm vui , hứng thú học tập cho học sinh . Tính tích cực trong hoạt động học tập về thực chất là tính tích cực tự nhận thức , thể hiện sự cầu tiến , cố gắng phát huy trí tuệ và rèn luyện nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức . Tính tích cực học tập biểu hiện ở những dấu hiệu như : hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên , bổ sung các câu trả lời của bạn ; mạnh dạn phát biểu những ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra , nêu những thắc mắc của bản thân , đòi hỏi phải giải thích cặn kẻ những vấn đề chưa rõ , chủ động vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới , tập trung chú ý vào vấn đề đang học , kiên trì hoàn thành các bài tập , không nản chí trước những tình huống khó khăn Tính tích cực học tập đạt những cấp độ từ thấp đến cao như : Bắt chước và gắng sức làm theo những các mẫu hành động của thầy, của bạn Tìm tòi , độc lập giải quyết những vấn đề nêu ra , tìm kiếm các cách giải quyết khác nhau của một vấn đề Sáng tạo , tìm ra cách giải quyết mới , độc đáo , hữu hiệu Để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm đạt được mục đích : «Thầy dạy tốt , trò học tốt » thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là mối quan tâm lớn của những người thầy có tâm huyết đối với sự nghiệp giáo dục . Kinh nghiệm dạy học luôn giúp ta khẳng định rằng việc học tập toán ở nhà trường phổ thông sẽ thực sự hứng thú và đạt kết quả cao , nếu học sinh được hướng dẫn để biết cách độc lập giải quyết , nắm bắt thật vững vàng và sáng tạo lại những kiến thức đã học . Để đạt được điều đó , còn có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi những giáo viên đứng lớp nói chung , giáo viên giảng dạy môn Toán nói riêng cần đầu tư và thực sự quan tâm để tìm ra hướng đi thích hợp , biết chọn lọc những kiến thức tiêu biểu kết hợp với phương pháp dạy học tối ưu , thật sự phù hợp với đối tượng học sinh của mình nhằm đạt được kết quả cao nhất về dạy và học. Cơ sở thực tế : Là giáo viên giảng dạy môn Toán khối 8 của một trường thuộc tỉnh Bình Dương , qua nhiều năm giảng dạy , tôi nhận thấy học sinh thực sự lúng túng khi giải bài toán đố bằng cách lập phương trình . Nếu cho sẵn một phương trình ( phương trình bậc nhất thông thường , phương trình chứa ẩn ở mẫu , phương trình tích ) để các em giải , hầu hết học sinh đều thực hiện được ; nhưng ở đây : khi phải giải bài toán đố bằng cách lập phương trình , các em phải đứng trước khá nhiều đại lượng ẩn giấu sau các cách biểu hiện bằng các khái niệm ngoài toán học của đề bài nên các em thường bị bối rối không giải được . Loại toán này có nhiều dạng khác nhau và sau khi đọc đề một bài toán đố – với cách diễn đạt thường là rối rắm – cho đến khi lập được một phương trình của bài toán là một vấn đề rất khó khăn đối với học sinh trường chúng tôi . Với sự hỗ trợ của sách giáo khoa và thầy cô bằng những phương pháp hướng dẫn , gợi ý thông thường : các em không thể nào nắm được mối liên hệ bản chất toán học của bài toán . Do đó , sau khi đặt ẩn số , những đại lượng liên quan đến ẩn số thường bị các em diễn đạt không chính xác hoặc sai hoàn toàn. Ví dụ như cần tìm số học sinh của mỗi lớp , biết số học sinh lớp 9A nhiều hơn học sinh lớp 9B là 5 học sinh : Khi đã đặt x là số học sinh lớp 9A thì số học sinh của lớp 9B là gì ? x + 5 ? hay x – 5 ? Hoặc nếu đặt x là số học sinh của lớp 9B thì lúc này số học sinh của lớp 9A là gì ? Những vấn đề nhỏ trên các em cũng thường khó nắm vững được và hay bị lẫn lộn . Phải chăng các em thiếu một cơ sở lý luận để nhìn vào là nhận ra ngay , thiếu một chỗ dựa vững chắc để giúp mình tự suy luận ? Vấn đề tiếp theo là cách sắp xếp các bước trong bài giải . Khi đã đặt xong ẩn số , đại lượng nào cần biểu thị trước , tiếp theo đó là những đại lượng nào ? Các em đã lẫn lộn rất nhiều . Những sai sót vừa nêu trên thường sẽ dẫn đến một phương trình sai lệch hoàn toàn . Vì vậy , học sinh của chúng tôi rất e ngại khi phải tiếp xúc với dạng toán này . Khi thông báo kiểm tra Đại số phần toán đố , tôi không thể ngăn nổi những ánh mắt bối rối của các em . Điểm số kiểm tra phần này cũng rất thấp : chỉ có 13, 95% học sinh trên trung bình . Ngoài ra , dạng toán này còn là một trong những trọng tâm của chương trình toán lớp 8 , nó có mặt trong hầu hết những đề thi học kỳ II lớp 8 hàng năm , và nó còn là cơ sở lý luận , là nền tảng để sau này học sinh tiếp tục giải toán bằng cách lập hệ phương trình và phương trình bậc hai ở lớp 9 . Đứng trước trách nhiệm này , tôi nhận thấy sự cần thiết của một phương pháp mới giúp các em hiểu và giải được các dạng từ đơn giản đến phức tạp của dạng toán này . Sách giáo khoa và các bài tập hướng dẫn hoàn toàn không có phương pháp giúp các em tư duy để tự giải , mà chỉ nêu trình tự và cách tiến hành các bước giải tương đối chi tiết . Nhưng vấn đề ở đây là làm thế nào để hiểu và giải được như sách . Chắc chắn không thể nào để học sinh tham khảo cách giải trong sách rồi bắt chước giải lại . Chúng tôi cũng không thể nào học tập và áp dụng một số phương pháp của các giáo viên ở những trường chuyên đối với đối tượng học sinh giỏi , vì ở đây - với dạng học sinh này : chỉ cần một vài gợi ý thông thường của giáo viên thì học sinh đã có thể tự hình dung và lập được phương trình một cách dễ dàng với mức độ kỹ năng lập luận toán toán học của mình . Do đó , trong quá trình giảng dạy đại số lớp 8 thực tế ở trường bán công trước đây và hiện nay là trường THCS Trịnh Hoài Đức , qua tìm tòi nghiên cứu , học hỏi ở các thầy cô và đồng nghiệp , tôi đã rút ra một số kinh nghiệm trong giảng dạy và gợi ý giúp học sinh tự mình giải được dạng toán này . Đó là lý do tôi chọn đề tài : « BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU LỚP 8 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH ». II) ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Học sinh lớp 8A3 - Trường THCS Trịnh Hoài Đức Năm học : 2010 - 2011 III) TÌNH HÌNH : Khi nghiên cứu để thực hiện đề tài nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy Toán phù hợp với thực tế học sinh ở trường , tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau : Thuận lợi : Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban Giám Hiệu và tổ nhóm chuyên môn . Được sự quan tâm của Công đoàn cơ sở , Hội Cha Mẹ học sinh , Đoàn thể , của cấp ủy địa phương và của ngành . Bản thân đã nhiều năm được giảng dạy Toán khối lớp 8 & 9 , đã nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Tỉnh, cộng với lòng ham thích học hỏi , trau dồi nghề nghiệp để tiến bộ . Khó khăn : Ngoài một số ít những học sinh khá giỏi , đối tượng học sinh còn lại nhìn chung là yếu kém , nhất là đối với các em học sinh khối 8 : mất kiến thức cơ bản ở những lớp dưới , tinh thần và thái độ học tập chưa tự giác ... Hoàn cảnh gia đình của các em phần đông là học sinh nghèo , thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình về mặt học tập , thời gian tự học ở nhà bị chi phối nhiều do một số em phải làm việc thêm để phụ giúp kinh tế cho gia đình . Bản thân học sinh học không đúng phương pháp ; một số em bị hỏng kiến thức nặng nề , đã có thái độ buông xuôi chán nản ; còn một số em yếu kém có ý thức phấn đấu vươn lên để tiến bộ thì lại bị bế tắc trong phương pháp tự học và độc lập suy nghĩ . Giáo viên còn phải làm việc nhiều trong tiết dạy , học sinh còn thụ động , chưa hình thành thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà . NỘI DUNG : Giáo viên nghiên cứu đối tượng học sinh để thu thập số liệu cho việc nghiên cứu đề tài : a) Đặc điểm lớp học thực hiện đề tài : Lớp 8A3 , Năm học 2010 – 2011 Tổng số học sinh : Đầu năm : 45 học sinh ( Nam : 24 , Nữ : 21 ) Cuối năm : 43 học sinh ( Nam : 23, Nữ : 20 ) Giáo viên chủ nhiệm : Nguyễn Ngọc Thuỷ Thương Giáo viên phụ trách môn Toán : Lê Hữu Tài Phân loại học tập bộ môn : ( Tiếp nhận kết quả lớp 7 ) Giỏi : 1 ( 2,22 % ) Khá : 4 học sinh . ( 8,88 % ) Trung bình : 10 học sinh . ( 22,22% ) Yếu : 24 học sinh . ( 53,33 % ) Kém : 6 học sinh . ( 13,33% ) b) Lập phiếu điều tra : Mẫu : Họ và tên học sinh : ..................... Năm sinh : ................... Địa chỉ : .............................................................................. Lưu ban hay lên thẳng ( ghi rõ năm học nào ): .................. Điểm trung bình môn Toán năm vừa qua : ........................ Trả lời một số câu hỏi sau đây : Em có thích học môn Toán không ? Vì sao ? Em ước mơ lớn lên sẽ theo học ngành nào ? Em có thể độc lập để giải các bài toán bằng cách lập phương trình không ? Em có suy nghĩ và thái độ như thế nào nếu bản thân mình không giải được dạng toán này ? Em có quyết tâm cố gắng học tập và rèn luyện để tiến bộ không ? Nếu có , bản thân em có phương pháp học tập , rèn luyện gì đối với dạng toán này ? Một vài đề bài giải toán bằng cách lập phương trình đơn giản để kiểm tra lại sự tiếp thu của học sinh trong chương này : Tổng của hai số bằng 80 . Hiệu của chúng bằng 14 . Tìm hai số đó ? Trong một buổi lao động , lớp 8A gồm 40 học sinh chia thành hai nhóm : nhóm thứ nhất trồng cây và nhóm thứ hai làm vệ sinh . Tốp trồng cây đông hơn nhóm làm vệ sinh là 8 người . Hỏi nhóm trồng cây có bao nhiêu học sinh ? Một phân số có tử số bé hơn mẫu số là 11 . Nếu tăng tử số lên 3 đơn vị và giảm mẫu số đi 4 đơn vị thì được một phân số là . Tìm phân số ban đầu ? Học kỳ I , số học sinh giỏi của lớp 8A bằng số học sinh cả lớp . Sang học kỳ II , có 3 bạn phấn đấu trở thành học sinh giỏi nữa nên lúc này số học sinh giỏi bằng 20% số học sinh cả lớp . Tìm số học sinh của lớp 8A ? Ngoài ra , để tổng hợp kết quả điều tra , tôi còn dùng phương pháp trò chuyện gợi mở để thu thập thêm một số thông tin , phân loại đối tượng học sinh trong việc giải toán bằng cách lập phương trình . 2) Bảng tổng hợp kết quả điều tra : Tổng số học sinh 43 Thích học Toán 16 Không thích học Toán 27 Có quyết tâm tìm hiểu và giải được bài toán bằng cách lập phương trình . 16 Không giải được phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 05 Biết giải phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 nhưng không thể lập được phương trình từ đề bài toán . 31 Không thuộc các công thức về sự liên quan tỉ lệ thuận , tỉ lệ nghịch ; về diện tích hoặc chu vi của các hình vuông , hình chữ nhật ... 27 Không biết cách sắp xếp các bước trong quá trình giải toán bằng cách lập phương trình . 33 Không nắm được các mối liên hệ giữa các đại lượng từ đề bài để lập phương trình . 31 Có ... .................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... Nhận xét của Hội đồng xét duyệt : ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... ......................................................................................................... .........................................................................................................
Tài liệu đính kèm: