A. Kiến thức cần ghi nhớ
GV đọc đoạn văn mẫu:
Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê tại thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút của mình về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết nhiều thể loại; truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, thơ ca. Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996). Tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1938); Trời xanh (thơ, 1960), Cửa biển (bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập), Bước đường viết văn (hồi ký, 1970), Núi rừng Yên Thế (viết dở)
Rèn kỹ năng viết đoạn văn thuyết minh về tác giả văn học. A. Kiến thức cần ghi nhớ GV đọc đoạn văn mẫu: Nguyên Hồng (1918 - 1982) tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng, quê tại thành phố Nam Định. Trước Cách mạng, ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Ngay từ tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút của mình về những người cùng khổ gần gũi mà ông yêu thương thắm thiết. Sau cách mạng, Nguyên Hồng tiếp tục bền bỉ sáng tác, ông viết nhiều thể loại; truyện ngắn, tiểu thuyết, ký, thơ ca. Nguyên Hồng được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt I (1996). Tác phẩm chính: Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi ký, 1938); Trời xanh (thơ, 1960), Cửa biển (bộ tiểu thuyết sử thi 4 tập), Bước đường viết văn (hồi ký, 1970), Núi rừng Yên Thế (viết dở) ? Đoạn văn giới thiệu với chúng ta nhà văn nào? Nguyên Hồng. ? Em thấy nhà văn Nguyên Hồng được giới thiệu ở những phương diện nào? + Tiểu sử ngắn gọn; gồm năm sinh, năm mất, tên thật (nếu dùng bút danh), quê hương, nơi sống + Quá trình sáng tác. + Đề tài, chủ đề chính, những nét đặc sắc trong các sáng tác của Nguyên Hồng. + Thành tựu nhà văn đóng góp cho đất nước. + Những sáng tác tiêu biểu, liệt kê theo trình tự thời gian. ? Có thể đảo trật tự các nội dung trình bày trong văn bản hay không? Vì sao? Không nên, vì sẽ tạo ra một nội dung lộn xộn, giảm sức thuyết phục ? Có thể lược bỏ một số chi tiết được không? Nếu có thể thì lược thông tin nào ? Tại sao? HS nêu ý kiến cá nhân. GV nhấn mạnh: đây là những thông tin rất cơ bản, đã được chọn lọc, diễn đạt rõ ràng, khiến người đọc hiểu được phần nào về tác giả văn học. Không nên lược bỏ hơn nữa.Nếu có thể, chỉ làm gọn hơn phần các tác phẩm . II. Thực hành bài tập 1. Đoạn văn sau theo em đã giới thiệu đủ các thông tin cần thiết về tác giả hay chưa? Ngô Tất Tố là một nhà báo, nhà văn, một học giả có uy tín. Trước Cách mạng, nhà văn tập trung viết về cuộc sống của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến bất công, tàn ác. Sau Cách mạng, nhà văn tận tuỵ với công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm tiêu biểu gồm: tiểu thuyết Lều chõng (1940), Tắt đèn (1939), các phóng sự: Việc làng (1940), Tập án cái đình (1939) Cần thêm thông tin nào cho đầy đủ? HS nhận thấy: +Thêm thông tin về năm sinh, năm mất, quê quán + Thông tin về nét đặc sắc của ngòi bút tác giả ở mỗi loại hình nghệ thuật. GV cho HS bổ sung. 2. Cho các thông tin sau: Trần Hữu Tri (1915 – 1951), quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, Hà Nam. Nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo khổ bị vùi dập và tình cảnh sống mòn mỏi, bế tắc của người trí thức trong xã hội cũ. Tác phẩm chính: các truyện ngắn tiêu biểu Chí Phèo (1941), Trăng sáng (1942) Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944)và truyện dài Sống mòn (1944), Đôi mắt (1948), Nhật ký ở rừng (1948), bút ký Truyện biên giới (1951) Yêu cầu: * Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về tác giả trên. * Nếu cần phát triển thêm đoạn văn cho đầy đủ hơn nên thêm các thông tin nào? + Trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao thường trăn trở về vấn đề nhân cách con người trong một xã hội bất công, phi nhân tính. + Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành phục vụ cách mạng, công tác kháng chiến. + Nhà văn hy sinh trên đường công tác tại Ninh Bình khi tài năng đang vào độ chín. + ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VHNT đợt I (1996) Yêu cầu HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. 3. Cho thông tin sau: tên khai sinh Trần Văn Ninh, quê tại ngoại ô thành phố Huế. + Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ 1937); Quê mẹ (tập truyện ngắn 1941), Ngậm ngải tìm trầm (Tập truyện ngắn, 1943), Những giọt nước biển (tập truyện ngắn, 1956) Bổ sung thêm thông tin và tự hoàn chỉnh văn bản thuyết minh về tác giả trên. Mẫu: Thanh Tịnh tên khai sinh là Trần Văn Ninh, sinh năm 1911, mất năm 1988, quê tại làng ngoại ô thành phố Huế. Trước Cách mạng, ông vừa đi làm vừa sáng tác văn học. Vùng quê thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá đã khiến các sáng tác của Thanh Tịnh, dù văn xuôi hay thơ đều toát lên vẻ đẹp trong trẻo, đằm thắm, tình cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng. Sau cách mạng, Thanh Tịnh nhiệt tình phục vụ cách mạng, sáng tác nhiều ca dao cổ vũ nhân dân làm công tác kháng chiến. Các tác phẩm chính của ông:. Bài về nhà: Tìm các thông tin, viết đoạn văn ngắn giới thiệu về nhà văn Tô Hoài trong khoảng 4 - 5 câu.
Tài liệu đính kèm: