Ôn tập học kì II theo Chuyên đề luyện tập viết đoạn văn

Ôn tập học kì II theo Chuyên đề luyện tập viết đoạn văn

HƯỚNG DẪN CHUNG

I. Thế nào là đoạn văn?

II. Kết cấu đoạn văn.

 Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,

1. Đoạn diễn dịch.

Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết.

2. Đoạn quy nạp.

Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.

Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:

 Đêm nay rừng hoang sương muối

 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 743Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập học kì II theo Chuyên đề luyện tập viết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
«n tËp häc k× II theo chuyªn ®Ò
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN
HƯỚNG DẪN CHUNG
I. Thế nào là đoạn văn? 
II. Kết cấu đoạn văn.
	Trong văn bản, nhất là văn nghị luận, ta thường gặp những đoạn văn có kết cấu phổ biến: quy nạp, diễn dịch, tổng phân hợp; bên cạnh đó là đoạn văn có kết cấu so sánh, nhân quả, vấn đáp, đòn bẩy, nêu giả thiết, hỗn hợp,	
1. Đoạn diễn dịch.
Đoạn diễn dịch là một đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận; có thể kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết. 
2. Đoạn quy nạp.
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát nằm ở cuối đoạn. Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung.
Ví dụ: Đoạn văn quy nạp, nội dung nói về đoạn kết bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.
“ Chính Hữu khép lại bài thơ bằng một hình tượng thơ:
	Đêm nay rừng hoang sương muối
	Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo(1).
 Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng(2). Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị: Đầu súng trăng treo(3). Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng đầy ý nghĩa(4). Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi(5). Súng tượng trưng cho tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược(6). Trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui(7). Khẩu súng và vầng trăng là hình tượng sóng đôi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam bất khuất và hào hoa muôn thuở(8). Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạng bay bổng đã hoà quyện lẫn nhau tạo nên hình tượng thơ để đời(9).
Mô hình đoạn văn: Tám câu đầu triển khai phân tích hình tượng thơ trong đoạn cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn phân tích có kết cấu quy nạp. 
3. Đoạn tổng phân hợp.
Đoạn văn tổng phân hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với quy nạp. Câu mở đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo khai triển ý khái quát, câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu khai triển được thực hiện bằng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét hoặc nêu cảm tưởng, để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp lại, khẳng định thêm giá trị của vấn đề.
Ví dụ: Đoạn văn tổng phân hợp, nội dung nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn:
“ Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người(1). Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng(2). Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách(3). Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình(4). Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do(5)Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta(6). Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp(7). 
Mô hình đoạn văn: Đoạn văn gốm bảy câu:
-Câu đầu (tổng): Nêu lên nhận định khái quát về đạo làm người, đó là lòng biết ơn.
- Năm câu tiếp ( phân): Phân tích để chứng minh biểu hiện của đạo lí uống nước nhớ nguồn.
- Câu cuối (hợp): Khẳng định vai trò của đạo lí uống nước nhớ nguồn đối với việc xây dựng xã hội.
Đây là đoạn văn chứng minh có kết cấu tổng phân hợp.
4. Đoạn so sánh 
4.1. So sánh tương đồng.
Đoạn so sánh tương đồng là đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng: so sánh với một tác giả, một đoạn thơ, một đoạn văn, có nội dung tương tự nội dung đang nói đến.
Ví dụ 1: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về câu thơ kết trong bài “ Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh:
 Ngày trước tổ tiên ta có câu: “ Có công mài sắt có ngày nên kim”(1). Cụ Nguyễn Bá Học , một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết: “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”(2). Sau này, vào đầu những năm 40, giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đã đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ “ Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “ Gian nan rèn luyện mới thành công”(3). Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta(4).
Mô hình đoạn văn: Câu nói của tổ tiên, câu nói của Nguyễn Bá Học (câu 1,2) có nội dung tương đương với nội dung câu thơ của Hồ Chí Minh (4). Đây là đoạn văn mở bài của đề bài giải thích câu thơ trích trong bài “ Nghe tiếng giã gạo” của Hồ Chí Minh có kết cấu so sánh tương đồng.
Ví dụ 2: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về hình ảnh “vầng trăng” trong bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
“ Tuổi thơ Nguyễn Duy gắn bó với trăng và cả khi trở thành người lính thì trăng vẫn là người bạn tri kỉ:
	“hồi chiến tranh ở rừng
	vầng trăng thảnh tri kỉ”.(1)
Bằng nghệ thuật nhân hoá, Nguyễn Duy đã khắc hoạ vẻ đẹp tình nghĩa, thuỷ chung của hai người bạn: trăng và người lính, người lính và trăng(2). Cuộc sống trong rừng thời chiến tranh biết bao gian khổ, khó khăn nhưng trăng vẫn đến với người lính bằng một tình cảm chân thành, nồng hậu, không chút ngần ngại(3). Trăng đến toả ánh sáng dịu mát cho giấc ngủ người chiến sĩ “ Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm” ( Hồ Chí Minh) (4). Trăng đến bên người chiến sĩ cùng chờ giặc tới trong những đên khuya sương muối: “Đầu súng trăng treo” ( Chính Hữu)(5). Ánh trăng cùng với người lính qua biết bao năm tháng gian khổ của đất nước để vượt lên mọi sự tàn phá của quân thù:
	“Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao”. ( Phạm Tiến Duật) (6).
Trăng với người lính trong thơ thật gần gũi và gắn bó (7). Đặc biệt, trong thơ Nguyễn Duy ánh trăng đã trở thành một biểu tượng cao đẹp: “ vầng trăng tri kỉ”, “vầng trăng tình nghĩa” (9).
Ví dụ 3: Đoạn văn so sánh tương đồng, nội dung nói về lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai trong tác phẩm “ Làng” của Kim Lân:
Trong con người ông Hai, tình cảm dành cho làng gắn liền với lòng yêu nước. Tình yêu quê hương là cội nguồn của lòng yêu nước. Đúng như I – li – a Ê – ren – bua, một nhà văn Liên Xô cũ đã viết: “ Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhấtLòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên tình yêu Tổ quốc”. Với ông Hai, chân lí ấy càng đúng hơn bao giờ hết. Từ chỗ yêu con đường làng, yêu những mái nhà ngói,tình cảm của ông Hai đã tiến dần lên lòng yêu nước mà lòng yêu nước sâu nặng thầm kín ấy lại bừng sáng rực rỡ, lung linh trong tâm hồn ông. Tình yêu làng được nâng cao, được vút lên thành đỉnh cao của vẻ đẹp trong nhân vật ông Hai mà Kim Lân tập trung khắc hoạ, tô đậm rõ nét. Vì yêu nước nên ông Hai căm thù bọn người phản bội đất nước. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo Tây ông đã rít lên: “ Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”. Tiếng rít ấy thể hiện sự căm giận đang bốc lên ngùn ngụt, thể hiện sự dồn nén kìm hãm đã ghê gớm lắm rồi trong lòng ông. Lời nói ấy ẩn chứa biết bao nhiêu oán trách, khinh bỉ, khổ đau. Cũng vì yêu nước mà chiều nào ông cũng tìm đến phòng thông tin nghe tin tức về cuộc kháng chiến. Ông hả lòng, hả dạ, sung sướng, tự hào trước những chiến tích anh hùng của mọi người dân trong cả nước. Điều đó thể hiện chân thực tấm lòng ông Hai dành cho đất nước.
4.2. So sánh tương phản.
Đoạn so sánh tương phản là đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung ý tưởng: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống,tương phản nhau.
Ví dụ 1: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về việc học hành :
 Trong cuộc sống, không thiếu những người cho rằng cần học tập để trở thành kẻ có tài, có tri thức giỏi hơn người trước mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa vốn là giá trị cao quý nhất trong các giá trị của con người( 1). Những người ý luôn hợm mình, không chút khiêm tốn, đôi khi trở thành người vô lễ, có hại cho xã hội(2). Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của cổ nhân: “ Tiên học lễ, hậu học văn”( 3).
Mô hình đoạn văn: Ý tưởng của đoạn văn là nói về quan niệm của việc học: học để làm người. Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với ý tưởng; câu 3 nêu ý tưởng. Nội dung tương phản với ý tưởng bao giờ cũng được đề cập trước, sau đó dẫn đến nội dung chính của ý tưởng. Đây là đoạn văn mở bài, giải thích câu nói của Khổng Tử “ Tiên học lễ, hậu học văn”.
	Ví dụ 2: Đoạn văn so sánh tương phản, nội dung nói về phẩm chất của con người mới trong “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long:
	 Thực lòng mà nói, giữa bao lo toan hối hả của cuộc sống thường ngày, có khi nào ta dành ra được những phút tĩnh lặng của cuộc đời, để lắng nghe nhịp đập bên trong thầm lặng của cuộc sống. Đọc “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta giật mình bởi những điều Nguyễn Thành Long nói tới mà ta quen nghĩ, quen nhìn hời hợt, nông cạn theo một công thức đã có sẵn mà không chịu đi sâu tìm tòi, phát hiện bản chất bên trong của nó: “ Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và suy nghĩ” hết mình cho đất nước, cho cuộc sống hôm nay.
5. Đoạn nhân quả.
Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
Đoạn văn có kết cấu hai phần, phần trước trình bày nguyên nhân, phần sau trình bày kết quả của sự việc, hiện tượng, vấn đề,
Ví dụ 1 : Đoạn văn nhân quả, nội dung nói về chi tiết Vũ Nương sống lại dưới thuỷ cung trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
“ Câu chuyện lẽ ra chấm hết ở đó nhưng dân chúng không chịu nhận cái tình thế đau đớn ấy và cố đem một nét huyền ảo để an ủi ta(1). Vì thế mới có đoạn hai, kể chuyện nàng Trương xuống thuỷ cung và sau lại còn gặp mặt chồng một lần nữa(2).”
Ví dụ 2: Đoạn văn nhân quả, nội dung nói tới lời khuyên về lòng biết ơn của con cái với cha mẹ trong một bài ca dao:
 Núi Thái Sơn là núi cao nhất, đồ sộ nhất, vững chãi nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc(1). Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống(2). Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn, ta cảm nhận ró được t ... g như là kiêu kì. Phương Định hay hồi tưởng về những kỉ niệm của tuổi học trò hồn nhiên, vô tư pha một chút tinh nghịch và mơ nộng của một thiếu nữ: “Cô hay ngồi trên thành cửa sổ để hát, hát say sưa đến nỗi suýt lộn nhào xuống đất”! Công việc phá bom đối với cô là một công việc quen thuộc nhưng cũng rất nguy hiểm. Thậm chí một ngày phá tới năm quả bom. Mỗi lần là một thử thách với giây thần kinh cho tới từng cảm giác. Nhân vật Phương Định còn để lại trong lòng người đọc những tình cảm sâu sắc bởi chính tâm hồn trong sáng, mộng mơ của cô. Giữa tuyến lửa Trường Sơn, cô vẫn dành một khoảng tâm hồn mình nhớ về hình ảnh người mẹ, nhớ về Hà Nội, nhớ về những ngôi sao trên bầu trời thành phố, nhớ về cái vòm tròn của nhà hát. Tất cả những kỉ niệm đó chính là niềm động viên, khích lệ cô gái hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình. Hình ảnh của Phương Định cùng các đồng đội ,với vẻ đẹp của lòng dũng cảm, vẻ đẹp của tinh thần lạc quan, yêu đời, vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng mãi mãi lung linh, toả sáng như những ngôi sao trên bầu trời.
Mô hình cấu trúc đoạn văn: Đoạn văn quy nạp:
- Các câu trên phân tích, chứng minh những vẻ đẹp của nhân vật Phương Định. 
- Câu kết đoạn nêu cảm nhận, đánh giá về nhân vật.
Phép liên kết: 
	- Phép nối: Cả nhưng.
	- Phép thế: nữ thanh niênhọđồng đội; Phương Địnhgô gáicô.
6. Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ.
	Hướng dẫn viết đoạn:
Yêu cầu về nội dung:
- Xác định chính xác câu thơ, câu văn trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào, nội dung phản ánh là gì; biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó là biện pháp gì.
- Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung.
- Đánh giá câu thơ, câu văn đó. 
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn.
 Ví dụ 1: - Bài tập: 
Viết một đoạn văn phân tích giá trị gợi hình và biểu cảm của các từ láy trong hai câu thơ sau:
	“ Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
	( “ Bếp lửa” - Bằng Việt) 
- Đoạn văn minh hoạ:
 Đây là hai câu thơ mở đầu bài thơ “ Bếp lửa”, khơi nguồn cho kí ức Bằng Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình: 
“ Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớms	Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
 Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh “ bếp lửa”: “ Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm”. Từ láy tượng hình “ chờn vờn” gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng toả ra không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: “ Một bếp lử ấp iu nồng đượm”. Từ láy tượng hình “ ấp iu” trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chịu thương, chịu khó của bà “ mỗi sớm, mỗi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Đồng thời từ “ấp iu” còn gợi tấm lòng chăm chút yêu thương của tình bà dành cho cháu trong suốt những năm tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ngày càng “nồng đượm”. Với sự góp mặt của hai từ láy “ chờn vờn”, “ấp iu” khiến cho câu thơ mang nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng. 
Ví dụ 2:
- Bài tập: 
Viết một đoạn văn tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ:
	“ Cỏ non xanh tận chân trời
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
	( “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)
( Trong đó có sử dụng câu văn đánh giá, so sánh câu thơ của Nguyễn Du với câu thơ cổ Trung Quốc có nội dung tương tự).
Đoạn văn minh hoạ: 
Hai câu thơ trên trích trong bài “ Cảnh mùa xuân” ( “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du) là hai câu thơ đặc sắc tả cảnh thiên nhiên mùa xuân trong tiết thanh minh. Nguyễn Du không miêu tả nhiều mà ông chỉ chọn tả một số hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, đó là hình ảnh “ cỏ non xanh” tận chân trời, “ cành lê trắng” điểm vài bông hoa. Cỏ xanh non, tươi tốt mơn mởn, mỡ màng được trải dài đến tận chân trời dường như còn được nối với xanh của bầu trời mùa xuân. Thảm cỏ non làm nền để làm nổi bật vẻ đẹp của mấy cành lê đang ra hoa, hoa nở điểm xuyết trên cành. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “ trắng điểm”, tác giả đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng tinh khiết của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Hai câu thơ của Nguyễn Du thực ra có mượn hai câu thơ cổ của Trung Quốc:
	“ Phương thảo liên thiên bích
	Lê chi sổ điểm hoa”
	( Cỏ thơm liền với trời xanh
	Cành lê có điểm một vài bông hoa)
Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn với màu sắc tươi tắn đậm chất hội hoạ. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ với hai câu thơ tả cảnh với bút pháp chấm phá, Nguyễn Du cho ta cảm nhận được bức tranh xuân tươi tắn, tràn đầy sức sống phơi phới của mùa xuân. 
	Đoạn văn có mô hình cấu trúc tổng phân hợp:
	- Câu mở đoạn là câu chủ đề bậc 1: Nêu ấn tượng chung về hai câu thơ Nguyễn Du.
	- Các câu tiếp triển khai phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ đó, có so sánh với hai câu thơ cổ Trung Quốc.
	- Câu kết đoạn là câu chủ đề bậc 2: Nêu nhận xét về giá trị hai câu thơ đó.
 Ví dụ 3:
- Bài tập:
 Viết một đoạn văn ngắn phân tích hiệu quả nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau ( trong đó có sử dụng câu mở rộng thành phần, gạch chân câu đó):
	“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
	( “ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm)
- Đoạn văn minh hoạ: 
Trong chiến tranh gian khổ, xuất hiện những con người giàu đức hi sinh, cống hiến hết mình cho đất nước. Tiêu biểu cho những con người đó là bà mẹ Tà – ôi, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ hình ảnh của bà mẹ:
	“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
	Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
Với hai câu thơ này, người đọc thấy hiện ra trước mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con lên núi Ka – lưi trỉa bắp thật thân thương. Trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm có dãy núi hoang sơ, có nương bắp đang trồng, có mặt trời trên đỉnh núi, có “ mặt trời” trên lưng mẹ. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của tự nhiên, của vũ trụ toả sáng đem sự sống đến cho vạn vật. Còn ở câu thơ thứ hai, hình ảnh mặt trời mang ý nghĩa ẩn dụ thật độc đáo. Em bé Cu – tai nằm trên lưng mẹ được tác giả ví như “ mặt trời của mẹ”. Em là mặt trời bé bỏng, đáng yêu, ấm áp của lòng mẹ. Em là ánh sáng là niềm vui, là báu vật, là hạnh phúc của đời mẹ. Hai hình ảnh sóng đôi “ mặt trời của bắp”, “ mặt trời của mẹ” tạo nên một sự liên tưởng bất ngờ, thú vị. Mặt trời có ý nghĩa với muôn loài thế nào thì em Cu – tai có ý nghĩa thiêng liêng với đời mẹ như thế. Với cách viết như vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo ra một câu thơ hay, độc đáo trong thơ hiện đại. 
Câu mở rộng thành phần bổ ngữ: Với hai câu thơ này, người đọc thấy hiện ra trước mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con lên núi Ka – lưi trỉa bắp thật thân thương.
	- Đề ngữ: Với hai câu thơ này.
	- Chủ ngữ: người đọc.
	- Vị ngữ: thấy hiện ra trước mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con lên núi Ka – lưi trỉa bắp thật thân thương.
- Động từ trung tâm: thấy.
	- Bổ ngữ: hiện ra trước mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con lên núi Ka – lưi trỉa bắp thật thân thương.
- Trong bổ ngữ có:
	+ Chủ ngữ: mắt hình ảnh bà mẹ Tà – ôi địu con lên núi Ka – lưi trỉa bắp.
	+ Vị ngữ: thật thân thương.
	Ví dụ 4:
- Bài tập: Viết một đoạn văn phân tích giá trị tu từ của những thanh bằng trong câu thơ cuối của khổ thơ sau:
	“ Không có kính ừ thì ướt áo
	Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
	Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
	Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.
- Đoạn văn minh hoạ:
	Khổ thơ thứ tư, nhà thơ lại tiếp tục ghi lại những gian khổ mà người lính đã trải qua:
	-“ Không có kính ừ thì ướt áo
	Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
	Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
	Mưa ngừng gió lùa mau khô thôi”.
	Lại một lần nữa, người đọc bắt gặp hình ảnh người lái xe trong cái vẻ ngang tang, chấp nhận mọi thử thách: “Ừ thì ướt áo” như một tiếng tặc lưỡi. Luôn luôn là một thái độ bất cần, bất chấp hoàn cảnh. Khó khăn, gian khổ cũng không làm ảnh hưởng đến ý chí của họ, không gì ngăn nổi bánh xe lăn, không gì cản được trái tim người chiến sĩ hướng về tiến phương. Nhiệt tình cách mạng của người lái xe không còn là trừu tượng nữa mà được tính bằng cung đường “ lái trăm cây số nữa”. Những cung đường ấy trong mưa bom bão đạn phải trả bằng mồ hôi xương máu. Gian khổ là vậy, nhưng hình ảnh người lái xe vẫn phơi phới niềm tin, tràn đầy nghị lực đã được thể hiện qua câu thơ cuối khổ bốn:
	“ Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi”.
	Một câu thơ với cấu trúc khá đặc biệt, có bảy từ mà đến sáu thanh bằng góp phần diễn tả sự lâng lâng bay bổng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã không chỉ ở mưa bom bão đạn của kẻ thù mà còn là “mưa rừng Trường Sơn” - những cơn mưa lũ xối xả, người chiến sĩ lái xe không hề chùn bước, ngại ngùng. Trái lại, như thép đã tôi luyện, họ càng dày dạn, vững vàng, coi mưa gió là chuyện thường. Ngồi sau vô lăng, chạy xe trong mưa rừng, tranh thủ từng phút vượt qua cung đường dài đầy nguy hiểm để đưa hàng tới đích phục vụ tiền phương. Câu thơ không chỉ là miêu tả, không chỉ là lời tự động viên, đằng sau câu thơ là một tâm hồn yêu đời lạc quan, một tính cách trẻ trung đầy chất lính. 
	Ví dụ 5:
- Bài tập: Viết một đoạn văn phân tích giá trị tu từ của biện pháp hoán dụ trong khổ thơ cuối bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
	“ Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.	
- Đoạn văn minh hoạ:
Khổ cuối đã làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh. Chiếc xe mang đầy thương tích:
	“ Không có kính, rồi xe không có đèn,	Không có mui xe, thùng xe có xước”
	Hai dòng thơ với sự tập hợp của ba cái “ không có” và chỉ có một cái “ có”. Tất cả đã khắc hoạ lên trước mắt người đọc hình ảnh những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh. Nhưng những chiếc xe không kính đó vẫn chạy bon bon trên đường Trường Sơn với một niềm tự hào, khẳng định dáng đứng và tâm thế của người lính - thể hiện tuổi trẻ Việt Nam:
	“ Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hình ảnh hoán dụ “ trái tim” là biểu tượng của ý chí, của bầu nhiệt huyết, của khát vọng tự do, hoà bình cháy bỏng trong tim người chiến sĩ. Không mà lại có, cái có của người lính lái xe là một trái tim, một người yêu nước, một lòng khao khát giải phóng miền Nam thì tất cả những cái thiếu kia đâu có hề gì. Vậy đó, khí phách ngang tàng mà vẫn tha thiết yêu thương, đó là anh lính lái xe thời chống Mĩ của Phạm Tiến Duật.

Tài liệu đính kèm:

  • docLT viet doan van.doc