Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 117, 118: Văn bản: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 117, 118: Văn bản: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)

Tiết 117, 118 – Văn bản:

ÔNG GIUỐC-ĐANH MẶC LỄ PHỤC

(Trích Trưởng giả học làm sang)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.

- Tài năng của Mô-li-e trong việ xây dựng một lớp hài kịch sinh động.

2. Kĩ năng.

- Đọc phân vai kịch bản văn học.

- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.

3. Thái độ: - Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản kịch.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.

- Phương tiện: SGK, Giáo án.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Kì II - Tiết 117, 118: Văn bản: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục (trích Trưởng giả học làm sang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:.
Lớp 8A	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 117, 118 – Văn bản:
ông giuốc-đanh mặc lễ phục
(Trích Trưởng giả học làm sang)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. 
- Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”.
- Tài năng của Mô-li-e trong việ xây dựng một lớp hài kịch sinh động.
2. Kĩ năng.
- Đọc phân vai kịch bản văn học.
- Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật.
3. Thái độ: - Bước đầu biết đọc - hiểu văn bản kịch.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng, Tư liệu tham khảo.
- Phương tiện: SGK, Giáo án.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra: - Hãy kể ra những ý nghĩa của việc đi bộ ngao du qua văn bản “Đi bộ ngao du” của Ru-xô. Qua đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Tiết 1.
* Hoạt động 1 – Đọc và Tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc phân vai.
- Đọc phân vai.
1. Đọc.
? Giới thiệu vài nét về tác giả Mô-li-e?
? Giới thiệu về tác phẩm?
- Yêu cầu HS giải thích một số từ khó.
- Theo dõi Chú thích, giới thiệu.
- Giới thiệu.
- Giải thích từ khó.
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Tác giả.
b. Tác phẩm.
c. Tìm hiểu từ khó.
? Vở kịch thuộc thể loại nào?
- Suy nghĩ, trả lời.
3. Thể loại.
- Hài kịch: Giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch trong xã hội.
? Đoạn trích có thể phân chia như thế nào?
- Suy nghĩ, phát biểu.
4. Bố cục đoạn trích.
- Cảnh 1: Ông Giuốc-đanh và ông phó may.
- Cảnh 2: Ông Giuốc-đanh và bốn tên thợ phụ.
Hết tiết 1.
* Tiết 2.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu chi tiết.
II. Đọc hiểu chi tiết.
? Cuộc đối thoạ giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may xoay quanh những sự việc gì? Sự việc nào là chủ yếu?
? Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục? Điều đó chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông?
? Qua đó, chứng tỏ điều gì trong tính cách của ông?
? Điều gì sẽ xảy ra với tính cách như vậy?
? Em có nhận xét gì về tình cảnh của nhân vật ông Giuốc-đanh qua cuộc hội thoại giữa ông và ông phó may?
? Khi bị ông Giuốc-đanh phát hiện mình ăn bớt vải, ông phó may đã đối phó như thế nào? Điều đó có tác dụng như thế nào?
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Thảo luận, trả lời.
- Suy nghĩ, nhận xét.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
1. Ông Giuốc-đanh và ông phó may.
- Xoay quanh những sự việc: Đôi bít tất và đôi giày chật, bộ tóc giả, lông đính mũ...
- Sự việc chủ yếu xoay quanh bộ lễ phục – Niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc-đanh.
- Ông phát hiện hoa may ngược -> Chứng tỏ ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo.
- Sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi.
=> Bị lừa, bị qua mặt.
- Ông Giuốc-đanh từ chỗ khe khắt, khó tính, chủ động của ông chủ có tiền -> Bị động trước sự ma mãnh của tay phó may lọc lõi.
=> Ngớ ngẩn vì háo danh và ngu ngốc.
- Tay thợ phụ đã không thể biện bạch, đành ngượng nghị chống chế, đánh trống lảng sang chuyện thử áo -> Làm ông chủ quên đi chuyện “thợ may ăn giẻ, thợ vẽ ăn hồ” của mình; mặt khác làm cho vở kịch phát triển sang sự việc mới, có thêm tình tiết gây cười mới.
? Theo em, cái gây cười ở đây là gì?
- Thảo luận, phát biểu.
- Cái đáng cười ở đây là ông Giuốc-đanh đã bị cái khát khao được làm sang làm mờ mắt, trở thành một người ngớ ngẩn, không nhận ra lí lẽ xảo quyệt của tên thợ may khi hắn nói rằng mặc áo hoa ngược đang là “mốt” của những người quý phái.
? Tay thợ phụ đã gọi ông Giuốc-đanh là gì?
? Hắn thay đổi cách gọi mấy lần?
? Có phải hắn thực sự kính trọng ông chủ không?
? Thực chất của những cách xưng hô trên là gì?
? Trước những cách xưng hô ấy, ông Giuốc-đanh đã có những phản ứng như thế nào?
? Điều đó chứng tỏ ông Giuốc đanh là người như thế nào?
- Theo dõi, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
2. Ông Giuốc-đanh và bốn tên thợ phụ.
- Ông lớn.
- Hai lần: 
Cụ lớn -> Đức ông.
- Không. Thực ra, hắn chỉ muốn nịnh hót để moi tiền của ông chủ.
- Lập tức thưởng tiền cho những cách gọi danh giá (Ông lớn -> Cụ lớn -> Đức ông) mà bọn thợ phụ dành cho ông, mỗi một lần số tiền ấy lại tăng.
- Rất háo hức, sung sướng, hân hoan khi được trở thành ông lớn, cụ lớn, đức ông => Dục vọng được làm quý tộc của ông Giuốc-đanh rất mãnh liệt.
? Theo em, cái gây cười ở đây là gì?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Ông sẵn sàng vung ra cả đống tiền để mua mấy tiếng “ông lớn, cụ lớn, đức ông” hão huyền.
* Hoạt động 3 – Tổng kết.
III. Tổng kết.
- Hướng dẫn HS Tổng kết.
- Cho HS đọc Ghi nhớ.
- Làm theo hướng dẫn.
- Đọc Ghi nhớ.
* Ghi nhớ: SGK.
* Hoạt động 4 – Luyện tập.
IV. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập theo đề bài: 
? Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là một con người như thế nào? Hãy làm rõ nhận định của em?
- Luyện tập theo đề bài.
? Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là một con người như thế nào? Hãy làm rõ nhận định của em?
3. Củng cố.
- GV hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò.
- HS về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài mới.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 117,118.doc