Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 37

Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 37

Tập làm văn:

VĂN BẢN THÔNG BÁO

 1. Mục tiêu :

 a. Về kiến thức:

 - Hiểu những trường hợp nào cần viết văn bản thông báo.

 - Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo.

 b. Về kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng làm văn bản thông báo

 c. Về thái độ:

 - Giáo dục học sinh biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.

 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a. Chuẩn bị của GV:

 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án

 b. Chuẩn bị của HS:

 - Học bài cũ chuẩn bị bài mới .

 3. Tiến trình bài dạy:

 a. Kiểm tra bài cũ (Không)

 * Giới thiệu bài (1’) Trong cuộc sống chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông báo: Thông báo về việc tuyển sinh, thông báo về việc cắt điện.Vậy văn bản thông báo có những đặc điểm gì? Cách làm văn bản thông báo như thế nào? tiết học này thầy cùng các em sẽ đi tìm hiểu.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Ngữ văn 8 - Tuần 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37, tiết 145
Ngày soạn:
Ngày dạy: Tập làm văn: 
VĂN BẢN THÔNG BÁO
 1. Mục tiêu :
 a. Về kiến thức: 
 - Hiểu những trường hợp nào cần viết văn bản thông báo.
 - Nắm được những đặc điểm của văn bản thông báo.
 b. Về kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng làm văn bản thông báo
 c. Về thái độ:
 - Giáo dục học sinh biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy cách.
 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của GV: 
 - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS: 
 - Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
 3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ (Không)
 * Giới thiệu bài (1’) Trong cuộc sống chúng ta có thể nhận được rất nhiều thông báo: Thông báo về việc tuyển sinh, thông báo về việc cắt điện...Vậy văn bản thông báo có những đặc điểm gì? Cách làm văn bản thông báo như thế nào? tiết học này thầy cùng các em sẽ đi tìm hiểu.
 b. Dạy nội dung bài mới. 	
Hoạt động của GV và HS
Nội dụng bài học
Học sinh đọc hai văn bản SGK/140, 141
Trong văn bản ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? mục đích của thông báo là gì?
Văn bản 1:
- Người gửi: Phó hiệu trưởng(cấp trên)
- Người nhận: GVCN và lớp trưởng các lớp.(cấp dưới)
- Mục đích : Thông báo kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ để cùng thực hiện.
Văn bản 2:
- Người gửi: Liên đội trưởng(cấp trên)
- Người nhận: Các chi đội (Cấp dưới)
- Mục đích: Thông báo kế hoạch Đại Hội, đại biểu liên đội thiểu niên tiền phong HCM để các liên đội thực hiện. 
Nội dung thông báo thường là những vấn đề gì?
- Là kế hoạch, là chủ trương, là đường lối chính sách hay công việc mới.
Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo? 
Văn bản thông báo tuân thủ những thể thức hành chính có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, người thông báo, chức vụ...
Hãy chỉ ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường?
- Thông báo về việc đăng kí tuyển sinh vào lớp 6 đầu cấp.
- Thông báo về việc có mở thêm lớp học vào hè.
Thế nào là văn bản thông báo?
Văn bản thông báo cho ta biết điều gì?
Văn bản thông báo phải cho biết rõ: ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm... cụ thể, chính xác.
Học sinh đọc ghi nhớ.
HS đọc ba tình huống SGK
Tình huống nào phải viết văn bản thông báo?
- Tình huống a: không phải viết thông báo (viết văn bản tường trình)
- Tình huống b: viết thông báo
- Tình huống c: có thể viết thông báo hay giấy mời.
Văn bản thông báo thường có những mục nào?
HS đọc ghi nhớ.
Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì?
Cho các tình huống sau:
a,Tình huống a.
- Để cán bộ, giáo viên và học sinh toàn trường nắm được kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (ngày 19.5) Hiệu trưởng cần viết và chuyển đến toàn trường.
Tường trình - Thông báo - Đề nghị - Báo cáo.
b, Tình huống b.
- Hàng tháng liên đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường cần nắm vững tình hình hoạt động của các chi đội cần viết và gửi đến ban chỉ huy liên đội văn bản.
Đề nghị - Thông báo - Tường trình -Báo cáo.
c,Tình huống c.
- Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến đường giao thông, để bà con nông dân có đất đai, hoa màu trên diện tích đó biết được chủ trương trên, ban quản lí dự án chương trình cần viết:
Đề nghị - Thông báo - Tường trình - Báo cáo.
Học sinh lên bảng làm.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo (16’)
 1. Ví dụ.
Văn bản 1:
- Người gửi: Phó hiệu trưởng(cấp trên)
- Người nhận: GVCN và lớp trưởng các lớp.(cấp dưới)
- Mục đích : Thông báo kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ để cùng thực hiện.
Văn bản 2:
- Người gửi: Liên đội trưởng(cấp trên)
- Người nhận: Các chi đội (Cấp dưới)
- Mục đích: Thông báo kế hoạch Đại Hội, đại biểu liên đội thiểu niên tiền phong HCM để các liên đội thực hiện. 
2. Bài học.
- Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể thành viên đoàn thể phía cơ quan, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia
* Ghi nhớ: SGK/143
II. Cách làm văn bản thông báo.(22’)
 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo
- Tình huống a: không phải viết thông báo (viết văn bản tường trình)
- Tình huống b: viết thông báo
- Tình huống c: có thể viết thông báo hay giấy mời.
2. Cách làm văn bản thông báo.
 a, Thể thức mở đầu.
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc(Ghi vào góc bên trái)
- Quốc hiệu, tiêu ngữ( ghi vào góc bên phải)
- Địa điểm, thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải)
- Tên văn bản(ghi chính giữa)
b, Nội dung thông báo.
c, Thể thức kết thúc văn bản thông báo.
- Nơi nhận (ghi phía bên trái)
- Kí tên và ghi đủ chức vụcủa người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải)
* Ghi nhớ: SGK/143.
3. Lưu ý.
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
- Chú ý khoảng cách giữa các phần.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
II. Bài tập bổ trợ.
 1. Bài tập1.
a, Tình huống a: thông báo.
b, Tình huống b: báo cáo.
c, Tình huống c: thông báo.
c. Củng cố, luyện tập (1’): Nắm được thế nào là văn bản thông báo
d. Hướng dẫn học sinh học bài và làm bài tập (1’)
 * Bài học: - Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
 - Cách làm văn bản thông báo. 
 * Bài mới: : Chuẩn bị bài: “Luyện tập văn bản thông báo”
IV.Ruùt kinh nghieäm: 
********************************************
Tuần 37, tiết 146
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 	 
Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 (Phần tiếng việt).
 1. Mục tiêu : 
 a. Về kiến thức:
 - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương.
 b. Về kĩ năng: 
 - Rèn kĩ năng về từ ngữ địa phương.
 c. Về thái độ: 
 - Giáo dục học sinh có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS: 
 a. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
 b. Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ (2’)
 GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	* Giới thiệu bài (1’) Ở các nơi khác nhau thường sử dụng ngôn ngữ khác nhau người ta gọi đó là từ ngữ địa phương.Vậy cần nhận ra và xưng hô như thế nào tiết học này chúng ta cùng tìm hiểu.
 b. Dạy nội dung bài mới. 
Hoạt đông của GV và HS
Nội dụng bài học
HS đọc đoạn trich:SGK/145
Tìm những từ ngữ xưng hô địa phương trong các đoạn trích đó?
Trong các từ đó từ nào là từ toàn dân, từ nào không phải toàn dân nhưng không thuộc lớp từ địa phương?
Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở địa phương khác mà em biết?
Qua ví dụ trên ta thấy ở mỗi địa phương thường có những từ xưng hô khác với từ xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân.
- Xưng: Người nói tự gọi mình.
- Hô: Người nói gọi đối thoại.
để xưng hô người Việt dùng đại từ (trỏ người)
hay danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số đại từ chỉ nghề nghiệp, chức tước...
Ví dụ: Ngoài xã hội gọi người lớn tuổi là: bá (bác)
Gọi người ít tuổi hơn mẹ là: dì, cô
Từ xưng hô của địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
Đối chiếu và cho nhận xét.
1. Bài tập1 (8’)
- Từ xưng hô: con, mẹ, mợ, u
- Từ địa phương: U
- Từ toàn dân: con, mẹ.
- Biệt ngữ xã hội: mợ.
2. Bài tập 2(12’).
- Thầy, u,bầm.
- Tía, má
- Ba, má
- Cậu, mợ.
- ả (chị); eng (anh)
- Tui, choa, qua (Tôi)
- Tau (tao)
- Bầy tui (Chúng tôi)
- Hấn (hắn)
3. Bài tập 3 (10’)
- Chỉ dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người trong gia đình hay người ngoài ở cùng địa phương)
-Không được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
4. Bài tập 4.(11’)
- Từ ngữ địa phương cũng như từ ngữ toàn dân, phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô, ngoài ra còn được dùng để chỉ chức vụ, nghề nghiệp, chức danh, tên riêng.
 c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được các từ dùng để xưng hô ở địa phương
 d. Hướngdẫn HS học bài và làm bài tập (1’)
 * Bài học: - Lập bảng thống kê các từ chỉ quan hệ dùng để xưng hô
 * Bài mới: Chuẩn bị bài: “Luyện tập văn bản thông báo”. 
********************************************
Tuần 37, tiết 147
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 	 
Tập làm văn: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
1. Về mục tiêu :
a. Về Kiến thức: 
- Ôn lại những kiến thức về văn bản thông báo:mục đích , yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo. 
b. Về Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng viết văn bản thông báo.về từ ngữ địa phương.
 c. Về thái độ: 
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn bản thông báo trong tiết luyện tập một cách nghiêm túc. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS: 
a) Chuẩn bị của GV:- Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án
b) Chuẩn bị của HS: - Học bài cũ chuẩn bị bài mới .
3. Tiến trình bài dạy: 
 a. Kiểm tra bài cũ (5’)
	* Câu hỏi: Thế nào là văn bản thông báo?
* Đáp án:. Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể thành viên đoàn thể phía cơ quan, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia
 b. Dạy bài mới.
 	* Giới thiệu bài (1’)
Để nắm chắc hơn về văn bản thông báo tiết học này chúng ta cùng đi luyện tập
* Nội dung phương pháp:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Tình huống nào cần làm văn bản thông báo? ai thông báo và thông báo cho ai?
Nội dung và thể thức của văn bản thông báo?
Văn bản thông báo và văn bản tường trình giống và khác nhau ở những điểm nào?
- Giống nhau: ở phần mở đầu và kết thúc.
- Khác nhau: ở phần nội dung của văn bản.
Đọc yêu cầu bài tập 1
Chỉ ra những chỗ sai trong văn bản thông báo?
Cần sửa lại văn bản thông báo đó như thế nào?
Viết lại văn bản thông báo.
Nêu một số tình huống thường gặp trong nhà trường và ngoài xã hội mà em cho là cần viết văn bản thông báo?
I. Ôn tập lí thuyết (10’)
- Khi cần phải truyền đạt những thông tin cụ thể phía các cơ quan, đoàn thể, người tổ chức thì làm văn bản thông báo.
- Cơ quan thông báo, cơ quan, đoàn thể người tổ chức...
- Báo cáo cho người dưới quyền, thành viên đoàn thể hay những người quan tâm đến nội dung thông báo.
- Nội dung và thể thức của văn bản thông báo.
+ Nội dung:
- Chủ trương , đường lối, kế hoạch, công việc mới.
+ Các mục của văn bản thông báo:
- Quốc hiệu.
- Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan...
II. Luyện tập (28’)
1. Bài tập 1.
a. Thông báo.
b. Báo cáo.
c. Thông báo.
2. Bài tập 2.
- Thông báo:
+ Thiếu số công văn.
+ Nội dung thông báo không phù hợp với văn bản thông báo.(Tên văn bản là thông báo và nội dung yêu cầu sắp xếp kế hoạch tức là chưa có kế hoạch)
- Cần sửa lại:
+ Thông báo việc gì.
+ Ngày, tháng, năm.
+ Thành lập ban kiểm tra.
+ Lập kế hoạch cụ thể.
3. Bài tập 3.
- Thông báo kế hoạch thi học kì II.
- Thông báo kế hoạch trồng cây nhân ngày sinh nhật Bác19.5
- Thông báo kế hoạch chguẩn bị cho tổng kết năm học.
c. Củng cố, luyện tập (1’)
 - Nắm được cách viết văn bản thông báo
d. Hướng dẫn học sinh học baìo và làm bài tập (1’)
* Bài học: - Nắm được nội dung bài luyện tập.
 - Làm bài tập 4SGK/150
 	* Bài mới: : Xem lại đề bài kiểm tra tổng hợp tiết sau trả bài 
IV.Ruùt kinh nghieäm: 
-------------------------------------
Tuần 37, tiết 148
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
1. Về mục tiêu :
a. Về Kiến thức: 
- Củng cố lại những kiến thức về văn bản, tiếng Việt và Tập làm văn.
b. Về Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng viết bài.
 c. Về thái độ: 
- Giáo dục học sinh có ý thức viết văn và làm bài một cách nghiêm túc. 
 2. Chuẩn bị của GV và HS: 
a) Chuẩn bị của GV: Bài làm và đáp án
b) Chuẩn bị của HS: 
3. Tiến trình bài dạy: 
- Ổn định tổ chức
- Bài cũ
- Bài mới:
GV sửa bài cho hs
GV phát bài
HS xem lai bài mình đã làm
Nộp bài lại cho GV
4. Củng cố và dặn dò: GV thu bài
IV.Ruùt kinh nghieäm: 
-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan37.doc