Ôn tập học kì II môn Sinh 8

Ôn tập học kì II môn Sinh 8

*Máu ?Nguyên tắc đông máu?

 Hồng cầu

 Bạch cầu

 Tế bào máu(45%)

 Tiểu cầu

- Máu

 Nước (90%)

 Huyết tương(55%)

 Các chất khác(10%)

- Nguyên tắc đông máu:

 Trong huyết tương có một loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu .Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương ,các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim .Enzim này làm chất sinh tơ máu bién thành tơ máu .Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.Tham gia hình thành khối máu đông còn nhiều yếu tố khác ,trong đó ó các ion canxi

Chương VI:Trao đổi chất và năng lượng

Câu 1 Sự trao dổi chất giữa tế bàp và môi trường trong biểu hiện như thế nào?

Câu 2:Bản chất của sự trao đổi chất là gì? Trình bày mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Tại sao nói trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống?

( Bản chất của sự trao đổi chất: Bản chất của sự trao đổi chất là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá.:)

Trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống vì vật vô cơ nếu có sự trao đổi chất với môi trường thì sẽ bị huỷ hoại và không tồn tại được. Trái lại sinh vật nếu thường xuyên trao đổi chất với môi trường thì tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ngừng thì sự sống cũng không còn.

 

doc 12 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì II môn Sinh 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ôn tập học kì II môn sinh 8
*Máu ?Nguyên tắc đông máu?
 Hồng cầu
 Bạch cầu
 Tế bào máu(45%)
 Tiểu cầu
- Máu 
 Nước (90%)
 Huyết tương(55%)
 Các chất khác(10%)
- Nguyên tắc đông máu:
	Trong huyết tương có một loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu .Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương ,các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim .Enzim này làm chất sinh tơ máu bién thành tơ máu .Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.Tham gia hình thành khối máu đông còn nhiều yếu tố khác ,trong đó ó các ion canxi
Chương VI:Trao đổi chất và năng lượng
Câu 1 Sự trao dổi chất giữa tế bàp và môi trường trong biểu hiện như thế nào?
Câu 2:Bản chất của sự trao đổi chất là gì? Trình bày mối quan hệ giữa đồng hoá và dị hoá. Tại sao nói trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống?
( Bản chất của sự trao đổi chất: Bản chất của sự trao đổi chất là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá.:)
Trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống vì vật vô cơ nếu có sự trao đổi chất với môi trường thì sẽ bị huỷ hoại và không tồn tại được. Trái lại sinh vật nếu thường xuyên trao đổi chất với môi trường thì tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ngừng thì sự sống cũng không còn.
Câu 3:Trình bày vai trò của hệ tiêu hoá,hệ hô hấp,hệ bài tiết trong sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường?
Trả lời: - Hệ tiêu hoá có vai trò lấy thức ăn từ môi trường ngoài,thông qua quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết hấp thụ vào máu cung cấp cho cơ thể,cho tế bào,đồng thời loại bỏ những chất không hấp thụ được ra môi trường ngoài (Sự thải bã)
- Hệ hô hấp có vai trò lấy O2 từ môi trường ngoài (có trong không khí) dể oxi hoá các chất dinh dưỡng giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào và thải CO2 ra môi trường ngoài.
- Hệ bài tiết tiến hành lọc thải các chất thải,chất độc hại do quá trình phân giải các chất sinh ra gồm các chất trong dị hoá và cả các chất dư thừa(nước ,muối khoáng....) ra môi trường ngoài đồng thời bảo đảm cho môi trường trong luôn luôn ổn định.
 Kết luận :Như vậy sự trao đổi chất giữa cơ thể và moii trường thực hiện qua các hệ tiêu hoá,hô hấp và bài tiết với sự tham gia gián tiếp của các hệ tuần hoàn.
Câu 4:Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào?Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở 2 cấp độ này?
Câu 5: Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá nội bào?
Trả lời::- Trao dổi chất giữa tế bào và môi trường là đặc trưng cơ bản của sự sống.Quá trình trao đổi chất diễn ra 2 cấp độ: ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là trao đổi vật chất giữa cơ thể với môi trường ngoài.Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là trao đổi vật chất giữa té bào với môi trường trong đảm bảo cho sự chuyển hoá vật chất và năng lượng luôn luôn xảy ra trong tế bào, gồm hai mặt đồng hoá và dị hoá.Đồng hoá và dị hoá là hai mặt trái nhau, nhưng gắn bó mật thiết với nhau.
Đồng hoá tạo nên sản phẩm cho dị hoá và tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng cần cho hoạt động sống và được sử dụng cho chính tế bằothch hiện quá trình đồng hoá.
Trao đổi chất ,chuyển hóa vật chất và năng lượng liên quan chặt chẽ với nhau.
 Trao đổi chất cung cấp sản phẩm cho đồng hoá và dị hoá, chuyênr hoá các sản phẩm của quá trình chuyển hoá ra môi trường bên ngoài 
 Quá trình chuyển hổắ tế bào cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào, cũng như mọi hoạt động sống của cơ thể.
 Nừu không có trao đổi chất thì khong có chuyển hoá và ngược kại.Hai quá trình ngừng thì cơ thể sẽ chất.
 Câu 6:Vì sao nhiệt độ cơ thể luôn giữ được ổn định mặc dù nhiệt độ của môi trường xung quanh có thể cao hay thấp?
Trả lời::
1. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng trong mọi hoạt động sống của cơ thể nhưng cuối cùng đều biến thành nhiệt làm cho cơ thể nóng lên, nếu nhiệt sinh ra không thoát được ra ngoài thì chẳng mấy chốc nhiệt cơ thể tăng lên đến độ làm "sôi máu".
Trên thực tế, nhiệt độ cơ thể luôn giữ đựơc ổn định ở 37oC dù khi trời nóng hay lúc giá lạnh, đó là do cơ thể có các hình thức điều hoà giữa sinh nhiệt và thoát nhiệt, bảo đảm 2 mặt đó cân bằng thì thân nhiệt sẽ không đổi và là một điều kiện cần cho hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
2. Các hình thức điều hoà nhiệt độ cơ thể( điều hoà thân nhiệt):
a) Khi trời nóng: Giảm sinh nhiệt, tăng thoát nhiệt.
- Chỉ có khả năng giảm sinh nhiệt tới một giới hạn nhất định, tới mức tối thiểu(vận động nhẹ).
- Tăng thoát nhiệt: Có 2 trường hợp có thể xảy ra
+ Nếu nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ cơ thể thì hệ mạch dưới da dãn ra để toả nhiệt vào không khí.
+ Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ cơ thể, cơ thể chỉ còn giảm nhiệt bằng cách tiết mồ hôi, vì khi mồ hôi bay hơi sẽ thu nhiệt( nhiệt bốc hơi) làm cơ thể hạ nhiệt.
Nhưng nếu trời nồm(không khí nóng ẩm), hoặc không khí không thoáng là mồ hôi khó bay hơi, ta cảm thấy nóng bức khó chịu và dễ bị cảm.
b) Khi trời lạnh: Giảm thoát nhiệt, tăng sinh nhiệt.
- Cơ thể giảm sự thoát nhiệt bằng co các mạch dưới da để thu nhiệt vào trong; sởn gai ốc(hay nổi da gà) làm da săn lại, đó là do các cơ dựng lông lớp không khí cách nhiệt, giữ ấm cơ thể, ngoài ra các cơ dựng lông co cũng sản thêm nhiệt.
- Tăng sinh nhiệt: Bằng tăng cường độ TĐC , run là do sự co cơ liên tiếp góp phần tăng sinh nhiệt, bù lại nhiệt mất đi khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp.
Câu 7:Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần?
 Câu 8:Giải thích câu :"Trời nóng chóng khát , trời mát chóng đói"
 Trả lời::
- Đây chính là cơ chế điều hoà nhiệt độ cơ thể, liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khi trời nóng quá xảy ra phản xạ tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi sẽ thu nhiệt của cơ thể ,đó là một trong những cơ chế chống nóng của cơ thể.Do đó làm cho cơ thể mất nước, thể hiện ở các tế bào niêm mạc miệng, lưỡ khô vì nước bọt tiết ít,gây cho ta cảm giác khát.
- khi trời mát (lạnh) sự trao đổi chất trong cơ thể tăng lên,đảm bảo cho sự cân bằng nhiệt cho cơ thể.Năng lượng lại sinh ra do quá trình oxy hoá glucôzơ.Glucôzơ tiêu dùng nhiều, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu giảm gây cảm giác đói.
Câu 9: Hãy giải thích vì sao trong thơì kì chống Pháp đồng bào các dân tộc Việt Bắc và Tây Nguyên phải đốt cỏ tranh lấy tro để ăn?
Trả lời::
Sự ổn định của các thành phần chất trong máu là điều kiện đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường .NaCl chiếm 0,9% nồng độ máu cần cho quá trình sống,đặc biệt là duy trì áp suất thẩm thấu của máu, giữ cho cáctế bào hoạt động bình thường .
Thời kì thuộc pháp,đồng bào miền núi thường thiếu muối do điều kiện xa xôi hiểm trở,lại bị sự ngăn cấm của bọn thực dân.vì vậy đồng bào thiếu muối ăn,phải đốt cây cỏ tranh lấy tro ăn thay muối, vì trong tro có một phần muối khoáng.
Bản chất của sự trao đổi chất: Bản chất của sự trao đổi chất là 2 quá trình đồng hoá và dị hoá.:
Chương VII: Bài tiết
- Bài tiết là một hoạt động của cơ thể thải các chất du thừa, các sản phẩm của quá trình dị hoá,(phân) và các chất độc hại để duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Các cơ quan bài tiết như thận , phổi ,và da.
Câu 10:Các sản phẩm bài tiết cần được thải ,loại phát sinh từ đâu?
Trả lời::Các sản phẩm bài tiết cần được thải ,loại phát sinh từ quá trình trao đổi chất và năng lượng cùng một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng gây hại cho cơ thể.
Câu 11:Bài tiết đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
Trả lời::Bài tiết có vai trò quan trọng đối với cơ thể, các chất độc hại do quá trình chuyển hoá của tế bào sinh ra như CO2 ,ure ,axit uric.không ngừng được lọc và thải ra môi trường ngoài, nếu vìmột lí do nào đó, sự bài tiết bị trì trệ thì các chất độc hạu này bị tích tụ trong máu,làm biến đổi các tính chất của môi trường trong hoặc sinh bệnh hoặc có thể dẫn đến cái chết.
Câu 12: . Cơ quan bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
Trả lời::
1. Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm có: Hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
2. Cấu tạo của thận:
Thận là cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu,gồm 2 quả thận;mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.Mỗi đơn vị chức năng gồm :càu thận,nang cầu thận,ống thận
a) Cấu tạo ngoài: Hình hạt đậu. Tại rốn thận có động mạch thận, tĩnh mạch thận và ống dẫn nước tiểu. Phía trên có tuyến trên thận.
b) Cấu tạo trong:
- Phần vỏ gồm những chấm đỏ. Đó là những quản cầu Manpighi do các động mạch thận phân nhánh ngày càng nhỏ và cuộn thành các búi mao mạch hình cầu được bọc trong một nang có 2 lớp vỏ. Giữa 2 lớp này là một khoang hẹp. Từ khoang hẹp đi ra có ống uốn khúc có lưới mao quản bao quanh. Các ống uốn khúc nối với ống nước tiểu chính.
- Phần tuỷ có màu nhạt hơn phần vỏ, là tập hợp của các ống nước tiểu tạo thành các tháp thận. Tại núm tháp thận có những lỗ đổ nước tiểu đã lọc vào bể thận. Bể thận nối với ống dẫn nước tiểu.
.Câu 13: Quá trình lọc và tạo thành nước tiểu xảy ra như thế nào?
Trả lời::
Quá trình lọc và tạo thành nước tiểu ở thận qua 2 giai đoạn:
1. Giai đoạn lọc ở quản cầu Manpighi. Máu từ động mạch thận đi tới quản cầu Manpighi. Nước và các chất hoà tan trong máu ( trừ prôtêin) thấm qua thành mao mạch được hấp thụ vào nang trở thành nước tiểu đầu( gần giống thành phần của huyết tương, thiếu prôtêin huyết tương). Nước tiểu đầu đựơc tạo thành chảy dần vào ống uốn khúc.
2. Quá trình tạo thành nước tiểu chính thức. Tại các ống uốn khúc, nhờ sự hoạt động của các tế bào biểu bì trụ ở thành ống và hệ lưới mao mạch bao quanh, phần lớn nước và các chất cần thiết cho cơ thể(các ion Na+ , Cl- , ,các chất dinh dưỡng)được hấp thụ trở lại chuyển trả lại máu. Phần còn lại tạo thành nước tiểu chính thức.
*Sự thải nước tiểu:Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận,qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái rồi được thải ra ngoài nhờ hoạt động của cơ vòng ống đái,cơ bóng đái và cơ bụng
*Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã,các chất độc ,các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định môi trường trong.
 Câu 14: Các sản phẩm chủ yếu của cơ thể là gì?Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhận?
Trả lời::Các chất thải của cơ thể chủ yếu là CO2 , nước tiểu, mồ hôi.Các chất này thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết là phổi, thận và da.
Câu 15:Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào?
Trả lời:: Khi cầu thận bị viêm và suy thoái, quá trình lọc máu sẽ bị trì trệ,hoặc cầu thận không thể làm việc được, các chất thải sẽ ứ đọng rong máu như ure, axit uric và các chất độc hạu khác không được bài tiết ra ngoiaì,đầu độc cơ thể nguy hiểm đến tính mạng.Chỉ có thể sống được khi chạy thận nhân tạo.
Chương VIII:DA
Câu 16:Trình bày chức năng và c ... khắc phục. Bệnh cận thị là gì? Khắc phục như thế nào? Phải là gì để tránh bệnh cận thị.
Câu 29: Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng,trên tàu xe bị xóc nhiều?Tại sao người già phải đeo kính lão?
Trả lời
1.Khi đọc sách nơi thiếu ánh sáng ta phải luôn đưa sách đến gần mắt mới nhìn rõ, vì lúc đõ mắt phải điều tiết, thể thuỷ tinh phải phồng lên để đưa ảnh về đúng màng lưới.Nừu cứ đọc sách trong tình trạng thiếu ánh sáng lâu dần sẽ làm cho thể thuỷ tinh luôn phồng mất khả năng dãn.Ta sẽ mắc tật cận thị.
Khi đi trên ôtô mà đọc sách, ôtô luôn bị xóc làm cho khoảng cách giữa mắt và sách thay đổi liên tục,mắt phải điều tiết liên tục nên dễ làm mỏi mắt,gây hại cho mắt...
2.Người già thường phải đeo kính lão .Đó là kính hội tụ .Khi già thể thuỷ tinh bị lão hoá, mất tính đàn hồi không phồng lên được ,nếu vật đặt gần,ảnh của vật xuất hiện sau màng lưới, nên nhìn không rõ.Vì vậy phải đeo kính lão để tăng độ hội tụ nhằm đưa ảnh của vật trở lại và hiện rõ trên màng lưới,ta mới nhìn rõ.
Câu 30: Nêu thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác và cấu tạo của tai?chức năng thu nhận sóng âm?Vệ sinh tai?
Trả lời
- Cơ quan phân tích thính giác gồm các tế bào thụ cảm thính giác nằm trong cơ quan Coócti , dây thần kinh thính giác và vùng thính giác ở thuỳ thái dương.
1. Cấu tạo của tai.
Gồm :Tai ngoài - tai giữa - tai trong.
Tai ngoài gồm :Vành tai, ống tai và màng nhĩ.
+ Vành tai Hứng ,đón nhận âm thanh
+ ống tai: Hướng sóng âm vào màng nhĩ
+ Đường kính khoảng 10mm.
Tai giữa là một khoang xương gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp.
Tai trong gồm :Cơ quan tiền đình cùng các ống bán khuyên và ốc tai.
+ Cơ quan tiền đình thu nhận các thông tin về vị trí và thăng bằng của cơ thể.
+ Các óng bán khuyên thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
+ ốc tai bao gồm ốc tai màng và ốc tai xương,là cơ quan thu nhận âm thanh nhừ các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan Coócti.
2.Chức năng thu nhận sóng âm.
 Sóng âm vào tai làm rung màng nhĩ ,tác động đến cơ quan Coócti, kích thích tế bào thụ cảm thính giác giúp ta nhận biết về âm thanh đó.
3. Vệ sinh tai
- Luôn giữ tai sạch,không dùng que nhọn và vật sắc để ngoáy tai.
- Tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh,ảnh hưởng tới hệ thần kinh, làm giảm tính đàn hồi của màng nhĩ dẫn đến nghe không rõ.
Câu 31: Thế nào là phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện?Phân biệt PXCĐK và PXKĐK?
Câu 31: Vệ sinh hệ thần kinh?
Chương X:Hệ nội tiết và Chương XI: Sinh sản
Câu 32: Trình bày chức năng của tuyến nội tiết. Kể tên các tuyến nội tiết, các tuyến ngoại tiết, các tuyến vừa là nội tiết vừa là ngoại tiết trong cơ thể. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết?
Trả lời:
1. Chức năng của tuyến nội tiết. Tuyến nội tiết tiết các hoocmôn ngấm thẳng vào máu để đến các tế bào và cơ quan, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí, đặc biệt là quá trình trao đổi chất của các cơ quan và cơ thể.
2. Kể tên:
a) Tuyến nội tiết: Tuyến yên, tuyến giáp, tuyến phó giáp, tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục, tuyến nội tiết lâm thời.
b) Tuyết ngoại tiết: Tuyến nước bọt, gan, tuỵ, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn.
c) Tuyến vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết: Tuyến tuỵ.
3. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết: ở tuyến nội tiết, chất tiết ngấm thẳng vào máu để đưa đến các tế bào, luợng chất tiết thường ít song hoạt tính rất cao. Trái lại, ở tuyến ngoại tiết, chất tiết từ tuyến có ống dẫn ra ngoài, lượng chất tiết thường lớn, hoạt tính không cao.
Câu 33:. Hooc môn là gì? Trình bày những đặc tính chung và những hình thức tác động của hooc môn?Vai trò của Hoocmon?
Trả lời:
1. Hooc môn là sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết.
2. Đặc tính của hoocmôn:- Mỗi loại hoocmôn chỉ ảnh hưởng đối với một quá trình sinh lý nhất định,
VD:ínulin do tuyến tụy tiết ra chỉ có tác dụng làm giảm đường huyết .
- Có hoạt tính cao và không đặc trưng cho loài.
VD: Dùng ínulin của bò chữa bệnh tiểu đường cho người.
3. Các tác động của hoocmôn: Tác động có tính chất kích thích, điều khiển, phối hợp, đối lập và điều hoà.
4. Vai trò :Điều hoà các quá trình sinh lí để đảm bảo tính ỏn định của môi trường bên trong cơ thể.
Câu 34:Trình bày chức năng của các tuyến nội tiết: tuyến yên,tuyến giáp, tuyến tuỵ ,tuýen trên thận
1.Tuyến yên : là tuyến nội tiết quan trọng nhất vì:
- Tiết các hoocmon kích thích hoạt động của nhiều tuyến nội tiết khác như tuyến giáp,tuyến trên thận....
- Tiết các hoocmon ảnh hưởng tới một số quá rình sinh lí trong cơ thể ,tăng trưởng cơ thể,trao đổi chất,sinh dục,co thắt các cơ trơn ở tử cung.
 Thuỳ trước: tiết FSH ,LH ,TSH ,ACTH ,PRL, GH
Tuyến yên gồm 
 Thuỳ sau:tiết ADH , OT
	2.Tuyến giáp:
- Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất,tiết hoocmon tirôxin(TH) có vai trò quan trọng trong trao đổi chất và quá trình chuyển hoá các chất trong tế bào.
- Tuyến giáp còn tiết hoocmon canxitônin cùng hoocmon tuyến cận giáp tham gia điều hoà canxi và photpho trong máu.
	3. Tuyến tụy:là tuyến pha 
- Là tuyến ngoại tiết do tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng ,giúp biến đổi thức ăn trong ruột non.
- Là tuyến nội tiết do các tế bào ở đảo tụy có chức năng điều hoà lượng đường trong máu.Có 2 loại tế bào 
+Tế bào α tiết hoocmon glucagôn có tác dụng chuyển glicogen thành glucozơ.
+Tế bào β tiết hoocmon Insulin có tác dụng chuyển glucozơ.thành glicogen.
	Nhờ tác dụng đối lập của 2 hoocmon này làm tỉ lệ đường huyết luôn ổn định ,đảm bảo hoạt động sinh lí diễn ra bình thường.
	4.Tuyến trên thận gồm 2 phần :vỏ và tủy
- Vỏ tiết các hoocmon điều hoà đường huyết ,điều hoà muối khoáng và hoocmon gây nam tính hoá trong giai đoạn phát triển phôi.
- Tủy tiết adrênalin và nỏađrênalin.
Câu 35:Phân biệt bệnh bazơdo và bệnh bướ cổ do thiếu Iốt
Trả lời:
Bẹnh Bazơđô do tuyến giáp hoạt động mạnh ,tiết nhiều hoocmon làm tăng cường quá trình trao đổi chất ,tăng tiêu dùng õi,nhịp tim tăng . Người bệnh luôn ở trạng thái hồi hộp,căng thẳng ,mất ngủ sút cân nhanh,bướu cổ ,mắt lồi do tích nước ở các tổ chức sau cầu mắt .
Bệnh bướu cổ do thiếu iốt,hoocmon tirôxin không tiết ra,tuyến yên tiết hoocmon thúc đẩy tuyến giáp tăng cường hoạt động làm tuyến phì to ra thành bướu.Trẻ bị chậm lớn,trí não kém phát triển,người lớn hoạt động thần kinh giảm sút,trí nhớ kém.
Câu 36:. Tuyết sinh dục gồm những loại tuyến nào? Hãy nêu chức năng của mỗi loại. Trình bày những biến đổi dưới tác dụng của hooc môn sinh dục ở tuổi dậy thì.
Trả lời:
1. Tuyến sinh dục gồm: Tuyến sinh dục nam(tinh hoàn), tuyến sinh dục nữ( buồng trứng ).
2. Chức năng: Tinh hoàn sản xuất ra tinh trùng và tiết ra hoocmôn sinh dục nam. buồng trứng sản xuất trứng và tiết ra hoocmôn sinh dục nữ.
3. Tác dụng của hoocmôn sinh dục ở tuổi dậy thì: ở tuổi dậy thì( nam từ 13-15, nữ từ 11-13) , dướí tác dụng của hoocmôn tuyến yên, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tiết ra các hoocmôn sinh dục.
a) ở nam: Hoocmôn sinh dục nam kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nam và tinh hoàn bắt đầu có khả năng sinh tinh.
b) ở nữ: Hoocmôn sinh dục nữ kích thích sự phát triển các đặc điểm giới tính nữ và kéo theo sự hành kinh lần đầu.
Câu 37:Hiện tượng thụ tinh ở người diễn ra như thế nào?Hiện tượng kinh nguyệt?
Trả lời:
1.Sự thụ tinh ở người
- Trứng rụng rơi vào ống dẫn trứng.
- Tinh trùng ở tử cung theo ống dẫn trứng đến gặp trứng để thụ tinh ( nhiều tinh trùng đến nhưng chỉ 1 tinh trùng lọt vào trứng) tạo thành hợp tử. Trứng thụ tinh phát triển thành hợp tử và thành bào thai, sau thành cơ thể trưởng thành.
2.Hiện tượng kinh nguyệt
-Nếu trứng không đươvj thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng thể vàng bị thoái hoá ,lớp niêm mạc tử cung sẽ bong ra từng mảng thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy .Đó là hiện tượng kinh nguyệt
- Hiện tượng này xảy ra theo chu kì hàng tháng nên được gọi là chu kì kinh nguyệt.
Câu 38:. Cơ sở khoa học của các biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch là gì?
Trả lời:
Cơ sở khoa học của các biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch:
- Muốn sinh con thì trứng phải chín rụng và được thụ trinh, trứng thụ tinh rồi phải xuống thành tử cung để làm tổ và phát triển thành thai.
- Vậy nếu không muốn hoặc chưa muốn có con thì phải:
+ Ngăn cản sự chín và rụng trứng bằng cách uống thuốc hay tiêm để ngăn cản sự sản sinh hoocmôn kích thích trứng chín và rụng.
+ Tránh không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh bằng cách dùng dụng cụ tránh thai( bao cao su, mũ tử cung...)
+ Chống làm tổ của trứng đã thụ tinh bằng cách đặt vòng tránh thai. 
Câu 39:. Bệnh lao có triệu chứng như thế nào? Muốn đề phòng bệnh lao phải làm gì?
Trả lời:
- Bệnh lao do một loại trực khuẩn Cốc gây nên.
- Triệu trứng của bệnh lao là:
+ Kém ăn, mất ngủ, sút cân nhanh, người có nước da xanh xao.
+ Hay sốt về chiều.
+ Tức ngực, húng hắng ho về đêm.
+ Nếu bệnh nặng thì ho ra máu.
- Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp hay dùng chung đồ với người bệnh như bát, đũa, thìa...
- Tác hại của bệnh lao là làm suy kiệt sức khoẻ nhanh chóng. Nếu không chữa kịp thời thì sẽ chết.
- Trước đây bệnh lao là bênh nan y, như ngày nay nó là bệnh hoàn toàn chữa được.
- Cách đề phòng bệnh lao:
	+ Uống thuốc phòng lao.
	+ Cách li với người bệnh.
	+ Không khạc nhổ đờm rãi bừa bãi.
	+ Khi ho, người bệnh phải dùng khăn bịt miệng để tránh bắn đờm, rãi co vi khuẩn lao ra không khí.
Câu 40: . AIDS là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và tác hại của bệnh AIDS. Muốn phòng bệnh này phải làm gì?
Trả lời:
- AIDS là chữ viết tắt tiếng Anh, tiếng Việt là " Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải"
- Nguyên nhân gây nên bệnh này là do một loại vi rút gọi là HIV xâm nhập vào cơ thể và phá huỷ hệ thống miễn dịch. Do vậy làm cho cơ thể người mất khả năng chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Triệu chứng:
+ Thời kỳ nhiễm HIV kéo dài từ 2-8 năm. Cơ thể vẫn khoẻ mạnh, không có triệu chứng rõ rệt, HIV lại có khả năng lây truyền sang người khác rất lớn.
+ Thời kỳ toàn phát của AIDS thì có triệu chứng:
. Sốt kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân.
. ỉa phân lỏng kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân.
. Sút cân nhanh và sút nhiều trong một thời gian ngắn.
- AIDS gây tử vong cao (90% số người bị AIDS chết sau 5 - 10 năm).
- AIDS phát triển nhanh chóng và lan rộng khắp thế giới.
- Hiện nay chưa có loại thuốc nào chữa khỏi bệnh AIDS.
- AIDS lây truyền qua: Tình dục, truyền máu, mẹ lây sang con.
- Cách phòng tránh AIDS:
	+ Quan hệ một vợ , một chồng.
	+ Không quan hệ tình dục với nhiều người.
	+ Dùng bao cao su khi sinh hoạt tình dục.
	+ Kiểm tra máu đem truyền để không truyền máu có vi rút HIV.
	+ Vô trùng các đồ mổ, kim, bơm tiêm trước khi dùng.
	+ Không tiêm chích ma tuý.
	+ Người mẹ nhiễm HIV không nên có thai vì con sinh ra sẽ nhiễm HIV do mẹ truyền cho.

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong sinh 8(1).doc