Ôn tập chương trình học kì I Ngữ văn 8

Ôn tập chương trình học kì I Ngữ văn 8

Tôi đi học Thanh Tịnh In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1991 Truyện ngắn trữ tình Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi đầu tiên tựu trường.

 - Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tự trường.

- Kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

- Giọng điệu trữ tình trong sáng.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập chương trình học kì I Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. VĂN HỌC VIỆT NAM
ÔN TẬP CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ I 
PHẦN VĂN HỌC
tt
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời
Thể loại
Nội dung chính
Nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh
In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1991
Truyện ngắn trữ tình
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi đầu tiên tựu trường.
- Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật “tôi” theo trình tự thời gian của buổi tự trường.
- Kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc.
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm,hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng
- Trích từ chương VI của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”
Hồi kí
Đoạn trích kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh.
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thực.
3
Tức nước vỡ bờ
Ngô Tất Tố
Trích từ chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn”.
Tiểu thuyết
Thấy được sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến, nỗi cực khổ, bế tắc của người nông dân bị áp bức và phẩm chất cao đẹp của họ.
- Tạo tình huống truyện có tính kịch “Tức nước vỡ bờ”
- Khắc họa nhân vật rõ nét và sinh động qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động.
- Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc.
4
Lão Hạc
Nam Cao
Là truyện ngán xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.
Truyện ngắn
Truyện ngắn “Lão Hạc” đã phản ánh một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyenj còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối vói người nông dân của tác giả.
+ KÓ chuyÖn ng«i thø nhÊt"ch©n thùc, cèt truyÖn linh ho¹t.
+ Giäng ®iÖu tù sù, tr÷ t×nh kÕt hîp víi triÕt lÝ s©u s¾c.
+ Kh¾c ho¹ nh©n vËt tµi t×nh, ng«n ng÷ sinh ®éng, Ên t­îng, giµu tÝnh gîi h×nh, gîi c¶m.
+ T×nh huèng truyÖn bÊt ngê, hÊp dÉn.
B. VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI.
tt
Tác phẩm
Tác giả
Xuất xứ
Thể loại
Nội dung chính
Nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm
An- đéc - xen
Trích truyện ngắn “Cô bé bán diêm”
Truyện ngắn
- TruyÖn thÓ hiÖn niÒm th­¬ng c¶m s©u s¾c cña nhµ v¨n ®èi víi nh÷ng sè phËn bÊt h¹nh.
+ Miªu t¶ râ nÐt c¶nh ngé vµ nçi khæ cùc cña em bÐ b»ng nh÷ng chi tiÕt, h×nh ¶nh ®èi lËp.
+ S¾p xÕp tr×nh tù sù viÖc nh»m kh¾c ho¹ t©m lÝ em bÐ trong c¶nh ngé bÊt h¹nh.
+ S¸ng t¹o trong c¸ch kÓ chuyÖn.
2
 Đánh nhau với côi xay gió
Xéc- van - tét
Trích từ tiểu thuyết “Đôn-ki-hô-tê”
Tiểu thuyết
Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn-ki-hô-tê với cối xay gió, nhà văn muốn chế giễu lí tưởng phiêu lưu, hão huyền và phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống XH.
- Thủ pháp đối lập tương phản đặc sắc qua hai hình tượng Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
- Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.
- Cách kể chuyện hấp dẫn, dí dỏm, hài hước.
3 
Chiếc lá cuối cùng
O- hen-ri
Trích từ phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”
Truyện ngắn
ChiÕc l¸ cuèi cïng lµ c©u chuyÖn c¶m ®éng vÒ t×nh yªu th­¬ng gi÷a nh÷ng ng­êi nghÖ sÜ nghÌo. Qua ®ã, t¸c gi¶ thÓ hiÖn quan niÖm cña m×nh vÒ môc ®Ých cña s¸ng t¹o nghÖ thuËt.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống.
+ Giôn-xi: từ sắp chết "sống trở lại.
+ Bơ-men: còn khoẻ mạnh " chết.
" Hai quá trình đảo ngược này lồng trong một câu chuyện 
[ Kết thúc bất ngờ.
- Xây dựng tình tiết hấp dẫn, chặt chẽ, khéo léo.
4
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
Trích từ phần đầu truyện “Người thầy đầu tiên”
Truyện ngắn
Hai c©y phong lµ biÓu t­îng cña t×nh yªu quª h­¬ng s©u nÆng g¾n liÒn víi nh÷ng kØ niÖm tuæi th¬ ®Ñp ®Ï cña ng­êi ho¹ sÜ lµng Ku-ku-rêu. Đoạn trích còn là bài ca xúc động về tình thầy trò chân chính, hình ảnh người thầy Đuy-sen - Người đã vun trồng ước mơ, hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp cho những học trò nhỏ của mình
- Lùa chän ng«i kÓ, ng­êi kÓ t¹o nªn hai m¹ch kÓ lång ghÐp ®éc ®¸o.
- Miªu t¶ b»ng ngßi bót ®Ëm chÊt héi ho¹, truyÒn sù rung c¶m ng­êi ®äc.
- Cã nhiÒu liªn t­ëng, t­ëng t­îng hÕt søc phong phó,...
C. CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG
tt
Tác phẩm
Tác giả
Hoàn cảnh ra đời
Nội dung chính
Nghệ thuật
1
Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000
Ngày 22/ 04/ 2000 nhân làn đầu tiên Việt Nam tham gia ngày Trái Đất.
Văn bản là lời kêu gọi “Một ngày không dùng bao bì ni lông”.Qua đó, tác giả nêu lên tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của vệc giảm bớt chất thải ni lông. Văn bản cũng là lwoif kêu gọi toàn thể nhân loại cần phải tự giác hành động để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ Trái Đất – ngôi nhà chung của nhân loại.
- Văn bản giải thích rất đơn giản, ngắn gọn mà sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông.
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục
2
Ôn dịch, thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
Giống như ôn dịch, nạn thuốc lá dễ lây lan và gây những tồn thất to lớn cho sức khỏe và tính mạng con người. Song, nạn nghiện thuốc lá còn nguy hiểm hơn cả ôn dịch: nó gặm nhấm sức khỏe con người nên không dễ kịp thời nhận biết, nó gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, muốn chống lại nó, cần phải có quyết tâm cao hơn và biện pháp triệt để hơn là phòng chống ôn dịch.
- Kết hợp lập luận chặt chẽ,dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học có liên quan đến tệ nạn xã hội
3
Bài toán dân số
Thái An
Trích từ “Báo Giáo dục và thời đại Chủ nhật”, số 28, 1995.
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
Tuần 20
Tiết PPCT: TT
Lớp dạy: 8
Ngày soạn: 26 tháng 11 năm 2011
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ I
Câu 1: Nêu khái niệm và đặc điểm của trường từ vựng? Tìm trường từ vựng của hoạt động trí tuệ; nghệ thuật; trang phục; mùi vị.
Đáp án: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
 - Trường từ vựng của:
 + Hoạt động trí tuệ: Nghĩ; suy nghĩ; ngẫm nghĩ; suy luận; phán đoán...
 + Nghệ thuật: Hội họa, âm nhạc; văn học, điêu khắc...
 + Trang phục: Giày, dép, quần, áo, mũ, ...
 + Mùi vị: Cay , đắng, chát, thơm, ngọt...
Câu 2: Đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh ? Lấy ví dụ minh họa? Viết một đoạn văn có sử dụng cả hai loại từ này ? Phân tích tác dụng của việc dùng từ tượng hình, tượng thanh đó?
Đáp án: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 - Công dụng: Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểuy cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự
 - Viết đoạn văn và phân tích tác dụng (Hs tự viết)
 - Ví dụ: Từ tượng thanh: Róc rách; loẹt quẹt; ha hả; tích tắc, lộp bộp....
 Từ tượng hình: Lom khom; lò dò; lênh khênh; khúc khuỷu...
Câu 3: Thế nào là trợ từ, thán từ, tình thái từ ? Cho ví dụ minh họa ?
Đáp án: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
 - Ví dụ: Những, có, chính, đích, ngay...
 + Ngay cả Hoa cũng không làm được bài tập này.
 Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
 Thán từ gồm hai loại chính:
 - Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ôi, than ôi, trời ôi...
 - Thán từ gọi đáp: Này, ơi, vâng, dạ...
 Ví dụ: Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu.
Câu 4: Thế nào là từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? Nêu cách sử dụng của hai loại từ này ? Lấy ví dụ minh họa?
  - Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
 Ví dụ: Sân: Cươi (Hà Tĩnh; Nghệ An); Làm: mần (Trung Bộ); Mẹ: má; u, bầm, mợ...
 - Biệt ngữ xã hội: là những từ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất đinh.
 Ví dụ: Cớm (Chỉ công an); Mõi (Lấy cắp): tầng lớp xã hội đen hay dùng.
 Ngỗng (Điểm hai); Gậy (Điểm một); Trúng tủ ( Học trúng bài) : tầng lớp học sinh- sinh viên.
 - Cách sử dụng: Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phưuơng, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
Câu 5: Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh ? Nêu một vài ví dụ để minh họa ?
 Đáp án: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sứ biểu cảm.
 Ví dụ: 1. Cụ Bá là người thét ra lửa.
 2. Hoa là người có tình xởi lởi, ruột để ngoài da.
 - Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dung cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm gáic quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
 Ví dụ: 1. Con dạo này không được chăm chỉ lắm (Có nghĩa là lười lắm)
 2. Nó nói như thế là thiếu thiện ý ( Nó nói như thế là ác ý)
Câu 6: Thế nào là câu ghép ? Có mấy cách nối các vế câu trong câu ghép ? Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ? Lấy ví dụ cho mỗi quan hệ đó ?
Đáp án : Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiêù cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
 Có hai cách nối các vế câu :
- Dùng những từ có tác dụng nối :
 + Nối bằng một quan hệ từ
 + Nối bằng một cặp quan hệ từ
 + Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau.
Không dùng từ nối : trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc dấu chấm phẩy.
Có các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa câu ghép sau :
 VD1: Vì trời mưa nên đường ngập nước.
 à Quan hệ nguyên nhân.
 VD2: Nếu trời mưa to thì khu phố này chắc chắn sẽ bị ngập nước.
 à Quan hệ điều kiện ( giả thiết)
 VD3 : Nó học giỏi còn tôi học kém.
 à Quan hệ tương phản
 VD4: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
 à Quan hệ tăng tiến
 VD5: Mình đọc hay tôi đọc?
 à Quan hệ lựa chọn
 VD6: Nó không những học giỏi mà nó còn hát hay.
 à Quan hệ bổ sung
 VD7: Tôi ăn cơm xong, rồi tôi đi học.
 à Quan hệ nối tiếp
 VD8: Trong khi chị nấu cơm thì em rửa bát.
 à Quan hệ đồng thời
 VD9: Mọi ...  hợp thực tế và không đòi hỏi người làm bài phải bộc lộ cảm xúc cá nhân chủ quan của mình (người viết phải tôn trọng sự thật)
+ Thực dụng: văn bản thuyết minh cung cấp tri thức là chính, không đòi hỏi bắt buộc phải làm cho người đọc thưởng thức cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
 3. Yêu cầu về văn bản thuyết minh:
- Phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh, không có tri thức thì không thể làm văn thuyết minh (Tri thức có được từ việc học tập tích lũy hằng ngày từ sách báo . . )
- Phải hiểu biết về đối tượng thuyết minh:
+ Là cái gì?
+ Có đặc điểm tiêu biểu gì?
+ Có cấu tạo như thế nào?
+ Hình thành ra sao?
+ Có giá trị, ý nghĩa gì đối với đời sống con người?
Muốn có tri thức, ta phải:
+ Quan sát : không chỉ nhìn, mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu.
+ Tra cứu: từ điển, sách giáo khoa . . 
+ Phân tích: đối tượng chia thành mấy bộ phận, quan hệ giữa các bộ phận?
 4. Các phương pháp thuyết minh:
Để nêu bật đặc điểm, bản chất tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, người ta thường sử dụng các phương pháp thuyết minh sau:
a) Phương pháp nêu định nghĩa: để nêu định nghĩa, ta có thể dùng một số phương pháp diễn giải hoặc mô tả:
Ví dụ: Hải Vân là đèo cao nhất và dài nhất Việt Nam. Con đường xuyên Việt chạy uốn lượn qua đèo dài đến 20 km. Hải Vân có ý nghĩa là biển và mây. Với độ cao 496 mét so với mặt biển, đỉnh đèo gần như luôn quyện vào trong mây. Vào thế kỷ XV, Vua Lê Thánh Tông trước cảnh trời non nước mơ mộng, kỳ vĩ đã gọi đây là “Đệ nhất hùng quan”
b) Phương pháp liệt kê: kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự nào đó.
Ví dụ: Bình Định có nhiều di tích lịch sử như Tháp Chàm, Tháp Dương Long, Tháp Đội, bảo tàng Quang Trung . . và nhiều danh lam thắng cảnh: Quy Hòa, Ghềnh Ráng, Suối khoáng, Hội Vân, Đầm Thị Nại, Suối Hầm Mô . . .
c) Phương pháp nêu ví dụ cụ thể: phương pháp này giúp người đọc hiểu được lợi hại của một hiện tượng nào đó.
Ví dụ: Ngày nay, đi các nước phát triển, đâu đâu cũng nổi lên chiến dịch chống thuốc lá. Người ta cấm hút thuốc tất cả những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm phạt 500 đô la)
Phần trong dấu ngoặc đơn là ví dụ giúp cho việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc là nơi công cộng được cụ thể và có sức thuyết phục hơn.
d) Phương pháp dùng số liệu:
Ví dụ: Các nhà khoa học cho biết trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% tổng thể tích, thán khí 3%. Nếu không có bổ sung thì trong vòng 500 năm con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy. Đồng thời số thán khí ấy không ngừng gia tăng. Vậy thì tại sao đến nay dưỡng khí vẫn còn? Đó là nhờ thực vật. Thực vật khi quang hợp hút thán khí và nhả ra dưỡng khí. Một héc ta cỏ mỗi ngày có khả năng hấp thụ 900 kg thán khí và nhả ra 600 kg dưỡng khí. Vì thế trồng cây xanh và thảm cỏ trong thành phố có ý nghĩa cực kỳ to lớn”.
e) Phương pháp so sánh: có tác dụng làm nổi bật bản chất của vấn đề được thuyết minh.
Ví dụ: Biển Thái Bình Dương chiếm một diện tích gần bằng ba đại dương khác cộng lại và gấp 14 lần diện tích Bắc Băng Dương là đại dương bé nhất.
g) Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với loại sinh vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với các sự vật có nhiều mặt, người ta chia ra từng mặt để thuyết minh.
Ví dụ: Thuyết minh vể một thành phố, có thể phân tích thành từng mặt.
Vị trí địa lý.
Khí hậu.
Dân số.
Lịch sử.
Văn hóa và con người.
Địa danh và sản vật . . .
 5. Kết hợp thuyết minh với miêu tả trong bài văn thuyết minh:
Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.
II. Luyện tập:
Kĩ năng làm dàn ý:
 1.1. Bài văn thuyết minh một di tích lịch sử:
Mở bài:
Giới thiệu di tích lịch sử . . .(thường bằng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm . . .)
Thân bài:
Nêu vị trí lịch sử.
Nêu lịch sử hình thành.
Nêu các phần và mô tả đặc điểm của di tích lịch sử.
Vai trò của di tích.
Kết bài:
Nhận xét đánh giá di tích lịch sử.
1.2. Bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh:
a) Mở bài:
	Giới thiệu danh lam thắng cảnh . . .(thường dùng một câu định nghĩa: chỉ ra đặc điểm)
b) Thân bài:
- Nêu vị trí của danh lam thắng cảnh.
- Nêu lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh.
- Nêu các phần và mô tả đặc điểm của danh lam thắng cảnh.
- Vai trò của cảnh.
c) Kết bài:
	Lời nhận xét, đánh giá về danh lam thắng cảnh.
 1.3. Bài văn thuyết minh một đồ vật:
a) Mở bài:
	Giới thiệu đồ vật . . .(thường dùng một câu định nghĩa: quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng)
b) Thân bài:
- Nêu cấu tạo (các bộ phận) của đồ vật.
- Nêu tác dụng của đồ vật.
- Nêu cách sử dụng, bảo quản.
c) Kết bài:
	Vai trò của đồ vật trong đời sống.
 1.4. Thuyết minh một con vật:
a) Mở bài:
- Giới thiệu con vật . . .(thường bằng một câu định nghĩa vào loại của nó, chỉ ra đặc điểm hoặc công dụng riêng)
b) Thân bài:
- Mô tả hình dáng chung và cấu tạo các bộ phận.
- Nêu các giống vật.
- Nêu cách nuôi (thức ăn . . .), phòng dịch . . .
- Nêu giá trị, lợi ích của con vật đối với đời sống và kinh tế.
c) Kết bài:
 Vai trò của con vật trong đời sống hiện nay.
 1.5. Bài văn thuyết minh thực vật:
a) Mở bài: 
- Giới thiệu loài cây (hoa). . .
b) Thân bài:
- Xuất xứ.
- Mô tả các bộ phận và công dụng của bộ phận.
- Cách trồng, chăm sóc.
- Phòng bệnh.
c) Kết bài:
 Nhận xét, đánh giá hướng phát triển của loài cây (hoa).
	1.6. Bài văn thuyết minh một trò chơi:
a) Mở bài:
- Giới thiệu trò chơi.
b) Thân bài:
- Nêu đặc điểm của trò chơi.
- Nêu đối tượng của trò chơi.
- Nêu cách chơi.
- Lợi ích của trò chơi.
c) Kết bài:
 Lời nhận xét về trò chơi.
	 1.7. Bài văn thuyết minh một món ăn mang bản sắc dân tộc:
a) Mở bài:
- Giới thiệu món ăn.
b) Thân bài:
- Nguyên liệu.
- Cách chế biến.
- Yêu cầu kĩ thuật.
- Sử dụng, bảo quản.
c) Kết bài:
 Lời nhận xét về món ăn mang bản sắc dân tộc.
	 1.8. Bài văn thuyết minh một nhân vật (nhà văn, danh nhân)
a) Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật (nhà văn, danh nhân . . .)
b) Thân bài:
- Nêu tiểu sử của nhân vật.
- Nêu cuộc đời của nhân vật.
- Nêu sự nghiệp của nhân vật.
c) Kết bài:
 Lời nhận xét , đánh giá về nhân vật.
B. VĂN TỰ SỰ:
I. Khái quát về văn tự sự:
 1. Thế nào là văn bản tự sự?
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
 2. Các bước thực hành văn tự sự:
a) Tìm hiểu yêu cầu của đề bài:
- Đề bài tự sự ở chương trình THCS có mấy dạng: một là kể lại người, việc xảy ra trong cuộc sống; hai là kể lại những người, việc bằng sự tưởng tượng, sáng tạo.
- Khi tìm hiểu, cần trả lời những câu hỏi sau:
+ Thể loại gì?
+ Đối tượng?
+ Yêu cầu sáng tạo.
+ Đặc điểm riêng của truyện?
+ Tìm ý nghĩa của câu chuyện (truyện nói lên điều gì? Mục đích câu chuyện là gì?)
b) Quan sát và tưởng tượng:
- Nếu là nhân vật trong truyện cổ tích, thì cần xem lại truyện đã học, tìm ra các hành động, ngôn ngữ, sự kiện chính trong cuộc đời nhân vật.
- Nếu là nhân vật là người học sinh trong bài làm như trong đề “Kể lại ngày sinh nhật của em” thì phải lục lại trong trí nhớ về những gì mà mình đã từng sống qua, trải qua.
- Nếu nhân vật trong truyện kể ông bà, cha mẹ hoặc người bạn nào đó thì phải quan sát kĩ người ấy như ngoại hình, nội tâm.
c) Xác định nhân vật và xây dựng cốt truyện:
- Tên nhân vật.
- Tuổi tác.
- Nghề nghiệp.
- Quê quán.
- Hoàn cảnh sống.
- Đặc điểm riêng.
d) Tìm các chi tiết có ý nghĩa:
Chi tiết có ý nghĩa là chi tiết tạo nên tình huống truyện, làm rõ tính cách, số phận của nhân vật.
Ví dụ: Kể lại truyện ngắn: “Chiếc lược ngà”. Chi tiết có ý nghĩa “vết thẹo” của ông Sáu.
Kể lại truyện ngắn “Chuyện người con gái Nam Xương”. Chi tiết có ý nghĩa “cái bóng”
đ) Chọn từ đặc sắc:
Trong văn tự sự có lúc phải miêu tả, có lúc tường thuật hoặc bàn bạc. Biết dùng từ đặc sắc là gợi cho người đọc hình dung ra rõ hình ảnh, đường nét hoặc các cử động, hoạt động như đang diễn ra . . .
 II. Nâng cao kĩ năng làm văn tự sự:
Bài văn tự sự hay cần phải đảm bảo hai yêu cầu sau:
Lôi cuốn người đọc
Ý nghĩa câu chuyện kể phải sâu xa, thâm thúy.
Tự sự kết hợp với miêu tả:
Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự:
- Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật và làm cho nhân vật sinh động.
- Có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục. . . của nhân vật.
MỘT SỐ ĐỀ VĂN CÓ THỂ BẮT GẶP
 1. Qua văn bản “Tôi đi học”(Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh ) đối với các em bé lần đầu đi học ? 
 2. Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ?
 3. Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) ? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
 4. Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông Giáo và lão Hạc qua truyện ngắn “Lão Hạc” ? Phân tích để làm nổi bật những nét tính cách đáng quý ở hai nhân vật này ?
 5. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.
 6. Những nét hay và dở của Xan chô pan xa và Đôn ki hô tê, em học được gì ?
 7. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinhcủa Giôn Xi ? Hành động của cụ Bơ Men cho em suy nghĩ gì? Vì sao chiếc lá cuối cùng lại được coi là một kiệt tác ?
 8. Trong đoạn trích Hai cây phong, ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì ?
 9. Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp: “Một ngày  ni lông.”? Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích gì? Nêu những tác hại của bao bì ni lông đối vời đời sống con người?
 10. Đối với những người xung quanh, việc hít phải thuốc lá của người hút có thể gây ra những tác hại ntn ? Bản thân em cần phải làm gì ?
 11. Qua văn bản “Bài toán dân sô”, em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội ? Bản thân em cần phải làm gì ?
 12. Em hiểu như thế nào về chí làm trai qua bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn”? Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua bài thơ? 
Chúc các em học và thi tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong hoc ki 1 van 8 moi.doc