Những điều cần biết về đại hội công đoàn các cấp

Những điều cần biết về đại hội công đoàn các cấp

I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG

Câu 1: Đại hội công đoàn là gì?

Đại hội là hội nghị lớn, có tính định kỳ của một tổ chức để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng.

Đại hội công đoàn là một hội nghị có tầm quan trọng với quy mô lớn, có tính định kỳ của tổ chức công đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc, thể lệ riêng, có tính nghi lễ cao. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công đoàn mỗi cấp, là dịp sinh hoạt chính trị dân chủ, rộng rãi của cán bộ, đoàn viên công đoàn nhằm xem xét, thảo luận, đánh giá hoạt động công đoàn các cấp mình trong nhiệm kỳ qua, từ đó định ra phương hướng, nhiệm kỳ của nhiệm kỳ tiếp theo. Đồng thời thống nhất ý chí, hành động, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ mà đại hội đã đặt ra.

Câu 2: Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?

Điều 9, Khoản 1, Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa X quy định nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp như sau:

- Thảo luận, thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ tới.

- Tham gia xây dựng văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

- Bầu Ban Chấp hành công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc).

 

doc 24 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những điều cần biết về đại hội công đoàn các cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP
I. NHỮNG HIỂU BIẾT CHUNG
Câu 1: Đại hội công đoàn là gì?
Đại hội là hội nghị lớn, có tính định kỳ của một tổ chức để bàn và quyết định những vấn đề quan trọng.
Đại hội công đoàn là một hội nghị có tầm quan trọng với quy mô lớn, có tính định kỳ của tổ chức công đoàn, được tổ chức theo nguyên tắc, thể lệ riêng, có tính nghi lễ cao. Đại hội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công đoàn mỗi cấp, là dịp sinh hoạt chính trị dân chủ, rộng rãi của cán bộ, đoàn viên công đoàn nhằm xem xét, thảo luận, đánh giá hoạt động công đoàn các cấp mình trong nhiệm kỳ qua, từ đó định ra phương hướng, nhiệm kỳ của nhiệm kỳ tiếp theo. Đồng thời thống nhất ý chí, hành động, đảm bảo cho việc tổ chức thực hiện tốt những nhiệm vụ mà đại hội đã đặt ra.
Câu 2: Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ gì?
Điều 9, Khoản 1, Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa X quy định nhiệm vụ của đại hội công đoàn các cấp như sau:
- Thảo luận, thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ của công đoàn nhiệm kỳ tới.
- Tham gia xây dựng văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
- Bầu Ban Chấp hành công đoàn mới và bầu đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
- Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc).
Câu 3: Hội nghị toàn thể, hội nghị đại biểu được tổ chức trong trường hợp nào? Nhiệm vụ của hội nghị toàn thể, hội nghị đại biểu?
Những nơi xét thấy cần thiết và được Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý (bằng văn bản) thì Ban Chấp hành ở cấp đó được triệu tập hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể, trong các trường hợp sau đây:
- Những nơi mới tổ chức đại hội hoặc thời gian kết thúc nhiệm kỳ còn trên 12 tháng đối với công đoàn cấp trên và trên 6 tháng đối với công đoàn cơ sở (tính đến thời điểm tổ chức đại hội công đoàn cấp trên trực tiếp).
- Những nơi đã hết nhiệm kỳ đại hội mà không thể tổ chức đại hội được do biến động về cơ cấu tổ chức, cơ cấu sản xuất kinh doanh hoặc mất đoàn kết nội bộ mà chưa được giải quyết dứt điểm.
Hội nghị toàn thể, hội nghị đại biểu có nhiệm vụ:
- Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội; bổ sung phương hướng nhiệm vụ và chương trình hoạt động của công đoàn.
- Tham gia xây dựng văn kiện đại hội công đoàn cấp trên.
- Bổ sung kiện toàn Ban Chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).
Câu 4: Thế nào là đại hội (hội nghị) toàn thể? Đại hội (hội nghị) đại biểu?
1. Đại hội (hội nghị) toàn thể:
Là đại hội (hội nghị) của tất cả đoàn viên công đoàn (trừ đoàn viên đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang trong thời gian chấp hành các hình phạt của tòa án) được tổ chức ở công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận có dưới 150 đoàn viên. Trường hợp có từ 150 đoàn viên trở lên, nếu đoàn viên yêu cầu đại hội toàn thể do công đoàn cấp trên xem xét quyết định.
2. Đại hội (hội nghị) đại biểu:
Là đại hội (hội nghị) gồm những đại biểu ưu tú, đại diện cho cán bộ, đoàn viên công đoàn được đại hội hoặc hội nghị công đoàn cấp trên bầu ra.
Các trường hợp sau đây tổ chức đại hội (hội nghị) đại biểu:
- Các công đoàn cấp trên cơ sở.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận và nghiệp đoàn bộ phận có từ 150 đoàn viên trở lên. Trường hợp có dưới 150 đoàn viên nhưng hoạt động phân tán, lưu động, khó khăn trong việc tổ chức đại hội (hội nghị) toàn thể thì có thể tổ chức đại hội (hội nghị) đại biểu, khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý.
3. Trường hợp không thể tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể:
Công đoàn cấp trên trực tiếp cho phép tổ chức hội nghị ban chấp hành mở rộng để bầu đại biểu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên. Số lượng, thành phần dự hội nghị ban chấp hành mở rộng do ban chấp hành triệu tập hội nghị quyết định. Người được bầu đi dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên phải là đại biểu có mặt dự hội nghị. Ban chấp hành cấp triệu tập hội nghị mở rộng có trách nhiệm báo cáo tư cách đại biểu trước hội nghị mở rộng có trách nhiệm báo cáo tư cách đại biểu trước hội nghị (không biểu quyết tư cách đại biểu).
Câu 5: Nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp được xác định như thế nào? Cơ quan nào có quyền triệu tập đại hội, hội nghị công đoàn?
Tại Điều 9, khoản 2, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa X) và Mục 6.1, điểm a, Hướng dẫn số 703/HD-TLĐ ngày 06/05/2009, hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định nhiệm kỳ đại hội công đoàn các cấp như sau:
1. Đại hội công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: 5 năm 2 lần.
Những công đoàn cơ sở được tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý khi có một trong hai điều kiện sau:
+ Công đoàn cơ sở có từ 3000 đoàn viên trở lên.
+ Công đoàn cơ sở có từ 1.000 đoàn viên trở lên và có từ 5 công đoàn cơ sở thành viên trở lên, hoạt động phân tán trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố.
Tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn mỗi năm một lần tổ chức hội nghị toàn thể để tổng kết hoạt động của tổ công đoàn và bầu tổ trưởng, tổ phó công đoàn. Trong trường hợp trùng với dịp đại hội (hội nghị) công đoàn cơ sở thì tổ công đoàn tổ chức hội nghị toàn thể để thực hiện nhiệm vụ do CĐCS giao và bầu đại biểu dự đại hội (hội nghị) của CĐCS (nếu là đại hội, hội nghị đại biểu).
2. Đại hội công đoàn cấp trên cơ sở: 5 năm 1 lần.
3. Trường hợp được tổ chức đại hội sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định:
 Đại hội công đoàn các cấp có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn, nhưng không quá 12 tháng đối với công đoàn cấp trên và 6 tháng đối với công đoàn cơ sở, nếu được công đoàn cấp trên đồng ý. Riêng đối với Đại hội Công đoàn toàn quốc thì do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định.
4. Đại hội bất thường ở các cấp công đoàn:
Đại hội bất thường của cấp nào do ban chấp hành cấp đó quyết định triệu tập, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của công đoàn cấp trên trực tiếp, khi có một trong các điều kiện sau:
- Có thay đổi cơ bản về nhiệm vụ so với nghị quyết đại hội đề ra và được ban chấp hành biểu quyết tán thành.
- Khi khuyết trên 50% số ủy viên ban chấp hành;
- Nội bộ mất đoàn kết nghiệm trọng hoặc có 2/3 (hai phần ba) số ủy viên ban chấp hành bị tổ chức công đoàn xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Đại biểu dự đại hội bất thường gồm ủy viên ban chấp hành đương nhiệm, đại biểu đã dự đại hội công đoàn cấp đó bầu nhiệm kỳ đang là đoàn viên của đơn vị và đủ tư cách đại biểu.
5. Cơ quan có quyền triệu tập đại hội, hội nghị công đoàn: Quyền triệu tập đại hội nhiệm kỳ của công đoàn cấp nào do ban chấp hành công đoàn cấp đó quyết định theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Câu 6: Hội nghị công đoàn khác với đại hội công đoàn ở những điểm gì?
Các nghi lễ, nguyên tắc, thành phần hội nghị công đoàn cơ bản giống như đại hội công đoàn, nhưng có một số điểm khác đó là:
Đại hội
Hội nghị
1. Theo nhiệm kỳ.
2. Thảo luận thông qua các báo cáo của ban chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công đoàn nhiệm kỳ tới.
3. Bầu Ban Chấp hành công đoàn mới.
1. Không theo nhiệm kỳ.
2. Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và chương trình hoạt động của công đoàn.
3. Bổ sung kiện toàn Ban Chấp hành (nếu có). 
 Câu 7: Nhiệm kỳ đại hội khi chia tách, sáp nhập và khi có sự thay đổi về mô hình tổ chức được tính như thế nào?
- Đối với tổ chức công đoàn do chia tách thì được kế thừa nhiệm kỳ trước lúc chia tách tổ chức.
- Đối với tổ chức công đoàn khi sáp nhập, hợp nhất nếu giữ nguyên tên gọi của tổ chức công đoàn nào thì tiếp tục kế thừa nhiệm kỳ của tổ chức công đoàn đó, nếu có tên gọi mới thì nhiệm kỳ thứ nhất được tính từ khi có tên gọi mới.
- Đối với công đoàn cơ sở được nâng cấp thành công đoàn cấp trên cơ sở thì tính theo nhiệm kỳ lần thứ nhất của công đoàn cấp trên cơ sở (không kế thừa nhiệm kỳ của công đoàn cấp cơ sở đối với công đoàn cấp trên cơ sở).
Câu 8: Trường hợp nào thì được kéo dài hoặc rút ngắn thời gian của nhiệm kỳ đại hội?
Những nơi đã đến nhiệm kỳ đại hội nhưng gặp các trường hợp sau đây, có thể kéo dài thời gian nhiệm kỳ đại hội:
- Có biến động về tổ chức hoặc về sản xuất kinh doanh với điều kiện quá khó khăn (sáp nhập, chia tách, giải thể, cho thuê doanh nghiệp).
- Có vấn đề về nội bộ hoặc cán bộ lãnh đạo bị tố cáo, đang trong quá trình làm các thủ tục kiểm điểm, làm rõ đúng sai.
- Công đoàn các cấp đã hết nhiệm kỳ, chưa hết nhiệm kỳ, nơi có BCH công đoàn lâm thời có thể được phép kéo dài hoặc tổ chức đại hội sớm cho phù hợp dần với tiến độ đại hội nhiệm kỳ chung của hệ thống công đoàn.
Các trường hợp trên phải báo cáo xin ý kiến công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định (có thể cho mở hội nghị đại biểu hoặc hội nghị Ban Chấp hành). Thời gian kéo dài hoặc đại hội sớm không quá quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam (công đoàn cấp trên cơ sở không quá 12 tháng, công đoàn cấp cơ sở không quá 06 tháng).
Câu 9: Số lượng đại biểu tham dự đại hội (hội nghị) toàn thể, đại hội (hội nghị) đại biểu, hội nghị Ban Chấp hành như thế nào mới có giá trị?
Điều 11, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khoá X) quy định: "Đại hội, hội nghị toàn thể, hội nghị đại biểu, hội nghị Ban Chấp hành công đoàn các cấp phải có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số đại biểu được triệu tập, đến dự mới có giá trị".
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUẨN BỊ CHO ĐẠI HỘI
Câu 10: Những căn cứ xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội công đoàn là gì?
Việc xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội cần dựa trên những căn cứ cơ bản sau đây:
- Các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đại hội công đoàn.
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam hiện hành.
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đại hội của công đoàn cấp trên; Nghị quyết của Ban Chấp hành công đoàn cấp mình.
Kết hợp với tình hình thực tế về tổ chức và hoạt động công đoàn ở từng địa phương, nghành, đơn vị mình để xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội cho phù hợp.
Câu 11: Cơ sở xác định mục tiêu, yêu cầu đại hội công đoàn các cấp?
- Xác định mục tiêu, yêu cầu của đại hội là một nội dung quan trọng không những trong đại hội mà còn cho cả nhiệm kỳ. Mục tiêu của đại hội bao gồm mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.
- Tuỳ theo nhiệm vụ của từng cấp mà đặt ra các mục tiêu cho phù hợp. Xác định mục tiêu đại hội là xác định cái đích cần vươn tới để phấn đấu thực hiện cho bằng được trong nhiệm kỳ.
- Các cấp công đoàn cần bám sát vào tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, nghị quyết của công đoàn cấp trên, yêu cầu về đổi mới tổ chức, hoạt động công đoàn ở từng cấp; đồng thời căn cứ vào kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ vừa qua, đặc điểm cụ thể của từng nghành, địa phư ... ủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Điều 13, Mục 1, Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X (số ủy viên ban thường vụ nhiều nhất không quá một phần ba số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp đó, bao gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và một số ủy viên).
- Ban chấp hành có dưới 09 ủy viên không đủ điều kiện để bầu cơ quan thường trực mà chỉ bầu chủ tịch, phó chủ tịch.
Câu 59: Ủy ban kiểm tra do ai bầu? Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ai quyết định và trên cơ quy định nào?
Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định trên cơ sở quy định của Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại điểm 21.2, Mục 21, Phần V, Hướng dẫn số 703/HD-TLĐ ngày 06/5/2009, hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa X). Cụ thể như sau:
- Ủy ban Kiểm tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; không quá 13 ủy viên.
- Ủy ban kiểm tra của LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn nghành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: không quá 9 ủy viên.
- Ủy ban kiểm tra của công đoàn cấp trên cơ sở: không quá 7 ủy viên.
- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: không quá 5 ủy viên.
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có dưới 30 đoàn viên thì cử 1 ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra.
Theo Điều 36, Khoản 2, Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa X), thành phần ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp gồm: một số ủy viên ban chấp hành cùng cấp và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số ủy viên trong ban chấp hành cùng cấp không được vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.
Câu 60: Phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra do ai bầu? Việc bầu cử thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cấp nào do uỷ ban kiểm tra cấp đó bầu ra.
- Việc bầu cử phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra công đoàn các cấp theo nguyên tắc bỏ phiếu kín.
Câu 61: Sau khi bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra cần có những điều kiện gì để các cơ quan và các chức danh này đảm bảo tính hợp pháp?
Để đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp đối với các chức danh sau khi bầu cử, công đoàn cấp trên trực tiếp phải ra quyết định công nhận kết quả bầu cử. Vì vậy, sau đại hội, ban thường vụ khoá mới các cấp công đoàn cần sớm báo cáo lên công đoàn cấp trên trực tiếp các văn bản sau:
1. Báo cáo tóm tắt biên bản đại hội; số lượng đại biểu triệu tập, số lượng đại biểu có mặt; những nội dung chính của đại hội đã quyết định.
2. Công văn đề nghị công nhận kết quả bầu cử ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
3. Biên bản đại hội bầu ban chấp hành, biên bản hội nghị ban chấp hành bầu ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch, ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra, biên bản hội nghị ủy ban kiểm tra bầu phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
4. Danh sách trích ngang ban chấp hành, ủy ban kiểm tra công đoàn gồm: họ và tên, tuổi, giới tính, chức vụ, đơn vị công tác, dân tộc, trình độ (chính trị, học vấn, chuyên môn nghiệp vụ).
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định công nhận. Nếu có khiếu nại về bầu cử, ủy ban kiểm tra của công đoàn cấp trên trực tiếp kiểm tra và báo cáo ban thường vụ công đoàn cùng cấp xem xét quyết định.
Trường hợp sau đại hội nếu phát hiện thấy có sự vi phạm về tiêu chuẩn, nguyên tắc, thủ tục bầu cử thì công đoàn cấp trên ra văn bản hủy kết quả bầu cử của đại hội hoặc ban chấp hành cấp dưới, chỉ đạo tiến hành bầu cử lại; nếu thấy có một hoặc một số chức danh đã được bầu nhưng không đảm bảo nguyên tắc hoặc tiêu chuẩn quy định thì công đoàn cấp trên có quyền không công nhận một hoặc một số chức danh đó (theo điểm 8.5, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam).
Câu 62: Những cán bộ, đoàn viên nào không cơ cấu vào ủy ban kiểm tra công đoàn?
Phần V, Mục 21, điểm 21.3, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định: “không cơ cấu những cán bộ, đoàn viên là trưởng, phó ban, phòng tài chính công đoàn; kế toán trưởng, chủ tài khoản hoặc người được ủy quyền chủ tài khoản của công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra”.
Câu 63: Những trường hợp nào ủy viên ban chấp hành thôi tham gia ban chấp hành công đoàn các cấp và việc bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành các cấp khi khuyết? Thể thức tiến hành như thế nào?
* Trường hợp đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành:
- Do ủy chuyển công tác ra khỏi nghành, địa phương, đơn vị đang tham gia ban chấp hành.
- Do nghỉ việc theo quyết định hoặc có thông báo nghỉ công tác để nghỉ hưu hoặc có quyết định thôi việc của cấp có thẩm quyền.
- Bị kỷ luật cách chức ủy viên ban chấp hành.
- Bị chết hoặc mất tích theo tuyên bố của tòa án.
* Trường hợp ban chấp hành công doàn phải xem xét và làm thủ tục đề nghị công đoàn cấp trên quyết định cho thôi tham gia ban chấp hành:
- Ủy viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách chuyển công tác không còn làm chuyên trách công đoàn.
- Ủy viên ban chấp hành công đoàn có đơn tự nguyện xin thôi tham gia ban chấp hành và được tập thể ban chấp hành đồng ý.
Các trường hợp này, ban chấp hành công đoàn cùng cấp phải xem xét tiếp tục hoặc không tiếp tục tham gia ban chấp hành và làm văn bản (có tài liệu, hồ sơ kèm theo) đề nghị công đoàn cấp trên xem xét để có quyết định cho thôi ban chấp hành công đoàn.
Khi khuyết ủy viên ban chấp hành ở cấp nào thì hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể hoặc hội nghị ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung. Số lượng ủy viên ban chấp hành khuyết cần bầu bổ sung trong nhiệm kỳ đại hội không vượt quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội quyết định.
Thể thức tiến hành bầu bổ sung gồm:
+ Công văn đề nghị, trong đó báo cáo rõ số lượng ủy viên ban chấp hành do đại hội nhiệm kỳ quyết định, số lượng ủy viên ban chấp hành đề nghị bổ sung, quy trình giới thiệu nhân sự đã tiến hành, nhân sự cụ thể được giới thiệu bầu bổ sung.
+ Danh sách trích ngang và sơ yếu lý lịch nhân sự được giới thiệu bầu bổ sung.
Sau khi được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý (bằng văn bản) việc bầu bổ sung ủy viên ban chấp hành do hội nghị ban chấp hành hoặc hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn cấp đó tiến hành theo đúng nguyên tắc, thể lệ bầu cử như bầu ban chấp hành. Kết quả bầu cử phải được ban chấp hành báo cáo (bằng văn bản kèm theo biên bản bầu cử) lên công đoàn cấp trên trực tiếp để làm cơ sở ra quyết định công nhận.
Lưu ý: Khi báo cáo xin ý kiến công đoàn cấp trên trực tiếp về việc bầu bổ sung ủy viên BCH, trường hợp nhân sự đã rõ ràng, có thể xin ý kiến đồng thời cả số lượng và nhân sự cụ thể. Trường hợp chưa chuẩn bị được nhân sự, có thể xin ý kiến thành 2 bước:
Bước 1: Xin ý kiến về số lượng ủy viên ban chấp hành đề nghị bầu bổ sung;
Bước 2: Sau khi cấp trên đồng ý về số lượng thì tiến hành quy trình giới thiệu nhân sự và báo cáo xin ý kiến công đoàn cấp trên về nhân sự cụ thể đã chuẩn bị. Nếu nhân sự được giới thiệu liên quan đến phân cấp quản lý cán bộ của cấp ủy, phải xin ý kiến của cấp ủy trước khi trình lên công đoàn cấp trên.
Câu 64: Số lượng ủy viên ban chấp hành hiện có và số lượng ủy viên ban chấp hành mới bổ sung vượt quá số lượng ủy viên ban chấp hành mà đại hội đã quyết định có được không?
Được, nếu đủ hai điều kiện sau:
- Số lượng ủy viên ban chấp hành hiện có và số lượng ủy viên ban chấp hành hiện có và số lượng ủy viên ban chấp hành mới bổ sung không vượt quá 10% so với quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Câu 65: Khi một ủy viên ban chấp hành tự nguyện xin thôi tham gia ban chấp hành công đoàn thì giải quyết như thế nào?
Vì lý do nào đó, một ủy viên ban chấp hành công đoàn không có điều kiện tiếp tục tham gia hoạt độn của ban chấp hành có đơn tự nguyện xin thôi tham gia ban chấp hành công đoàn, trường hợp này Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam chưa có quy định cụ thể, nhưng có thể vận dụng giải quyết như sau:
Ban thường vụ hoặc chủ tịch (đối với nơi không có ban thường vụ) trình hội nghị ban chấp hành công đoàn cùng cấp đơn xin thôi tham gia ban chấp hành và ý kiến của ban thường vụ, ban chấp hành xem xét, chấp thuận. Nếu được ban chấp hành thông qua, ban thường vụ báo cáo bằng văn bản lên công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét chuẩn y.
Câu 66: Vì lý do nào đó, đã quá thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn lâm thời (12 tháng), mà không tổ chức được đại hội, thì giải quyết như thế nào?
Tại điểm 4.3, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam quy định:
Thời gian hoạt động của ban chấp hành công đoàn lâm thời không quá 12 tháng. Nếu quá thời hạn chưa tổ chức được đại hội thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định:
- Cho kéo dài thêm không quá 6 tháng.
- Giải thể ban chấp hành lâm thời cũ, chỉ định ban chấp hành lầm thời mới.
Câu 67: Ban nữ công các cấp công đoàn do ai ra quyết định thành lập? Số lượng thành viên, cơ cấu ban nữ công cấp trên cơ sở gồm những thành phần nào?
Ban nữ công cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở là ban nữ công quần chúng, do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định thành lập và chỉ định thành viên trong ban nữ công. Ban chấp hành công đoàn cấp đó phân công một nữ ủy viên thường vụ hoặc ủy viên ban chấp hành phụ trách công tác nữ công, hoặc trực tiếp làm trưởng ban nữ công (đối với công đoàn cơ sở có dưới 10 nữ đoàn viên thì phân công một đồng chí trong ban chấp hành phụ trách công tác nữ công, không thành lập ban nữ công quần chúng).
Số lượng thành viên ban nữ công quần chúng các cấp công đoàn không quá 7 người. Cơ cấu ban nữ công quần chúng cấp trên cơ sở gồm đại diện các ban nữ công cấp cơ sở và cán bộ công đoàn (nữ) chuyên trách cấp trên cơ sở (theo quy định tại điểm 19.1, Mục 19, Phần IV, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam).
Câu 68: Các tài liệu đại hội được lưu trữ thế nào?
Các tài liệu đại hội bao gồm:
- Các tài liệu, văn bản liên quan đến quá trình chuẩn bị đại hội;
- Các tài liệu, văn bản liên quan đến quá trình tiến hành đại hội như: hồ sơ đại biểu, báo cáo của ban thẩm tra tư cách đại biểu, hồ sơ nhân sự đại hội, các báo cáo tờ trình của ban chấp hành khóa trước trình ra đại hội biên bản đại hội, biên bản bầu cử, phiếu bầu cử (đã được niêm phong ngay sau khi kiểm phiếu), tài liệu về bổ sung, sửa đổi điều lệ, nghị quyết của đại hội.
Sau đại hội, các tài liệu trên phải được sắp xếp, phân loại, nộp vào lưu trữ theo đúng quy định về công tác văn thư, lưu trữ của tổ chức công đoàn (ban hành kèm theo ngày 23/6/2005 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Tài liệu đính kèm:

  • docChua bi Dai hoi cong doan.doc