II \ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 Đ)
Câu 1(2đ): Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 500N, trong thời gian 5 phút, ô tô đi được quãng đường 2km. Tính công và công suất của ô tô.
Câu 2( 3đ): Một ấm nhôm đựng 2 lít nước có nhiệt độ 250C. Người ta đổ thêm vào ấm 1 lít nước đang sôi. Sau một thời gian nhiệt độ nước trong ấm là 490C.
a. Hỏi vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt?
b. Tính nhiệt lượng nước tỏa ra.
c. Tính khối lượng của ấm nhôm.
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ, của nhôm 880J/kg.độ.
KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 THỜI GIAN: 45’ Điểm Lời phê của cô giáo I \ PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3Đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng Câu 1(0.5đ): Chuyển động nhiệt của các phân tử nước chứa trong cốc sẽ chậm hơn nếu: A. nhiệt độ của nước trong cốc giảm đi. B. rót thêm nước để khối lượng nước tăng lên. C. cốc nước được nung nóng lên. D. rót bớt nước ra để thể tích của nước giảm xuống. Câu 2(0.5đ): Khi nhiệt độ của vật càng cao thì: A. các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. B. các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được tạo ra càng nhiều. C. khối lượng của vật càng tăng. D. khối lượng của vật càng giảm Câu 3(0.5đ): Hiện tượng khuếch tán xảy ra: A. chỉ với chất khí B. chỉ với chất rắn C. chỉ với chất lỏng D. cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. Câu 4 ( 0.5đ): Nhiệt dung riêng của một chất cho ta biết: A. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng chất đó lên. B. nhiệt lượng cần thiết để làm nhiệt độ của chất đó tăng thêm 10C. C. nhiệt lượng cần thiết để làm nóng 1kg chất đó. D. nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. Câu 5 (0.5đ): Cho 3 chất sau đây: nước, thép, đồng . Cách sắp xếp nào là đúng theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt? A.Thép - nước – đồng B. Thép- đồng- nước C. Đồng- thép- nước D. Đồng- nước- thép Câu 6 (0.5đ): Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra: A. chỉ trong chất lỏng B. chỉ trong chất lỏng và chất khí C. chỉ trong chất khí D. ở tất cả các chất lỏng, chất khí và chất rắn. II \ PHẦN TỰ LUẬN ( 7 Đ) Câu 1(2đ): Động cơ của một ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 4 500N, trong thời gian 5 phút, ô tô đi được quãng đường 2km. Tính công và công suất của ô tô. Câu 2( 3đ): Một ấm nhôm đựng 2 lít nước có nhiệt độ 250C. Người ta đổ thêm vào ấm 1 lít nước đang sôi. Sau một thời gian nhiệt độ nước trong ấm là 490C. Hỏi vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? Tính nhiệt lượng nước tỏa ra. Tính khối lượng của ấm nhôm. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.độ, của nhôm 880J/kg.độ. Câu 3(2đ): Hãy giải thích tại sao soong nồi thường làm bằng kim loại, còn chén bát thường làm bằng sứ? MA TRẬN VÀ ĐÁP ÁN * MA TRẬN NỘI dung Các cấp độ nhận thức Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL Cấu tạo chất 3 1.5đ 3 1.5đ Các hình thức truyền nhiệt 2 1.0đ 1 2.0đ 2 1.0đ 1 2.0đ Công thức tính nhiệt lượng – Phương trình cân bằng nhiệt 1 0.5đ 1 1.0đ 2 2.0đ 1 0.5đ 3 3.0đ Công và công suất 1 2.0đ 1 2.0đ Tổng cộng 6 3.0đ 2 3.0đ 3 4.0đ 6 3.0đ 5 7đ * ĐÁP ÁN : I. Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D D C B II. tự luận : Câu 1 : tóm tắt F= 4500N, t = 5 phút = 300s, s = 2km = 2000m, A = ? , P = ? Tính đúng : Công của ô tô: A = F.s = 4500*2000 = 9000 000 ( J) (1.0đ) Tính đúng : công suất của ô tô : P = A/t = 9000 000/ 300 = 3000(W) (1.0đ) Lưu y : không có tóm tắt trừ 0.5đ Sai đơn vị trừ 0.25đ, sai công thức không tính điểm. Câu 2 : Vật thu nhiệt : ấm nhôm và nước trong ấm nhôm. (0.5đ) Vật tỏa nhiệt : nước đang sôi (0.5đ) Nhiệt lượng nước đang sôi tỏa ra : Qtỏa = m1c1(t1 - t) = 1*4200*(100-49) = 212 100 (J) ( 1.0đ) Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt : Qtỏa = Qthu Với Qthu = Qấm + Qnước = m2c2(t - t2) + m3c1(t - t2) . m2= 0,56 kg (1.0đ) Câu 3 : Giải thích : áp dụng tính dẫn nhiệt của các chất : Kim loại dẫn nhiệt tốt, dùng làm sông, nồi để đun thức ăn nhanh chín ( 1.0đ) Sứ dẫn nhiệt kém, dùng là bát đĩa để khi bưng, bê ít bị nóng tay. ( 1.0đ)
Tài liệu đính kèm: