Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan

Treo tranh có H 16.1a và 16.1b. Sau đó GV phân tích hỏi ở hình nào thì quả nặng có khả năng sinh công (cơ năng) ?-> Khái niệm thế năng hấp dẫn.

- Nếu vật nằm trên mặt đất thì sao ?-> Thông báo thế năng hấp dẫn của vật ở trên mặt đất bằng 0.

- Càng đưa vật lên cao so với mặt đất thì thề năng hấp dẫn có thay đổi không ? và thay đổi như thế nào?

- Lưu ý cho HS thế năng hấp dẫn còn phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà ta chọn trước. Ví dụ : Mặt đất, mặt bàn, chân núi,

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 378Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 20, Bài 16: Cơ năng - Năm học 2009-2010 - Phan Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 20 . TIẾT : 20 KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Ngày soạn : 20/1/2009	 §CƠ NĂNG
I/ Mục tiêu:
*-Biết được khi nào có cơ năng, thế năng và động năng
-Thấy được thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cap của vật so với mặt đất. Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc
 *-Phân biệt được thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi. Tìm được thí dụ
*-Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết khi nào vật có thế năng, động năng hoặc vừa có cả hai
II.Phương tiện :
* GV :Tranh mô tả thí nghiệm H 16.1 a, b SGK.Thiết bị thí nghiệm mô tả ở H 16.2 : 
- Thiết bị thí nghiệm mô tả ở hình 16.3 SGK.
*HS: ( Lò xo được làm bằng thép uốn thành vòng tròn.1 quả nặng.1 sợi dây.1 bao diêm.
*phương pháp : nêu và giải quyết vấn đề.
III)Tiến trình lên lớp:
 1)ổn định lớp (1ph)
 2)kiểm tra bài cũ: (5ph) (kiểm tra dụng cụ của HS).
 3)bài mới:
* Hoạt động 1 : - Nêu tình huống học tập. - Đặt vấn đề như SGK.(2ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
*HĐ2: I. Cơ năng : (3ph)
- Thông báo khái niệm cơ năng.
- Cho HS tìm ví dụ GV nhận xét.
- Đọc to phần đặt vấn đề ở đầu bài.
- Nghe. Ghi vào vở.
- Ví dụ : Quả bóng đặt trên bàn, quả táo trên cây. Bình bông đặt trên bàn,
I. Cơ năng :
- Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.
- Vật có khả năng sinh công càøng lớn thì cơ năng của vật càng lớn.
- Đơn vị cơ năng là Jun (J).
* Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm thế năng.(12ph)
- Treo tranh có H 16.1a và 16.1b. Sau đó GV phân tích hỏi ở hình nào thì quả nặng có khả năng sinh công (cơ năng) ?-> Khái niệm thế năng hấp dẫn.
- Nếu vật nằm trên mặt đất thì sao ?-> Thông báo thế năng hấp dẫn của vật ở trên mặt đất bằng 0.
- Càng đưa vật lên cao so với mặt đất thì thề năng hấp dẫn có thay đổi không ? và thay đổi như thế nào?
- Lưu ý cho HS thế năng hấp dẫn còn phụ thuộc vào mốc tính độ cao mà ta chọn trước. Ví dụ : Mặt đất, mặt bàn, chân núi, 
- Yêu cầu HS cho ví dụ.
- GV dẫn dắt từ thế năng hấp dẫn sang thế năng đàn hồi bằng cách tiến hành là thí nghiệm như H 16.2 SGK.
+ Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
+ Tiến hành thao tác như H 16.2.
- Nêu câu hỏi C2 yêu cầu HS thảo luận theo nhóm tìm phương án.
- Lò xo bị nén tức là nó đã bị biến dạng so với lúc đầu --> thế năng.
- Nếu lò xo bị nén càng nhiều thì sao ? 
--> Thế năng đàn hồi và sự phụ thuộc của nó ?
- H 16.1b vật có khả năng sinh công. Vậy nó có cơ năng, không có thế năng.
- Vị trí của vật càng cao so với mặt đất thì thế năng hấp dãn càng tăng.
- Nghe - Ghi nhận.
- HSnêu ví dụ.
- Nghe.
- Theo dõi.
 - Đọc C2.
- Nhóm thảo luận.
- Đại diện trình bày phương án.
- Thế năng của lò xo càng lớn.
II. Thế năng. 
1/ Thế năng hấp dẫn.
- Cơ năng của vật có được do vị trí của vật so với mặt đấtđược gọi là thế năng hấp dẫn.
- Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng 0.
- Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào mốc tính độ cao, vật ở vị trí càng cao so với mặt đất thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
- Ví dụ :
2/ Thế năng đàn hồi.
- Cơ năng của vật có được do vật bị biến dạng biến dạng đàn hồi mà còn gọi là thế năng đàn hồi.
- Vật bị biến dạng càng nhiều thì thế năng đàn hồi càng lớn.
Ví dụ : Lò xo thép bị nén.
* Hoạt động 3 : Hình thành khái niệm động năng.(13ph)
- Vật chuyển động trên mặt đất có cơ năng hay không ? Vì sao ?.
Đó là một dạng khác của cơ năng gọi là động năng.
Vậy khi nào vật có động năng.
--> Xét thí nghiệm như H 16.3.
+ Giới thiệu dụng cụ.
+ Cho quả cầu lăn trên máng nghiêng.
- Yêu cầu HS trả lời C3, C4, C5 và hoàn thành kết luận.
- Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Làm thí nghiệm trên nhưng thay đổi vị trí của quả cầu A trên mặt phẳng nghiêng (cao hơn – thấp hơn), sau đó thay quả cầu khác có khối lượng lớn hơn.
- Yêu cầu HS trả lời C6, C7, C8.
- GV cho HS nhận biết thế năng, động năng là 2 dạng của cơ năng.
- Có cơ năng vì vật đã thực hiện 1 công cơ học.
- Nghe GV giới thiệu.
- Quan sát thí nghiệm.
- Trả lời C3.
- Kết luận : sinh công.
- Quan sát GV làm thí nghiệm.
- Trả lời C4 : 
- C5 : Sinh công(thực hiện công).
- Trả lời C6, C7, C8.
III. Động năng :
1/ Khi nào vật có động năng ? - Quả cầâu đập vào miếng gỗ làm miếng gỗ chuyển động.
- Quả cầu A đã thực hiện công.
* Kết luận : Một vật chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng.
- Cơ năng của vật do chuyển động mà có được gọi là động năng.
2/ Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
- Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật và khối lượng của vật.
* Chú ý : Thế năng và động năng là hai đại lượng của cơ năng.
*4): Củng cố : (7ph) Yêu cầu HS làm các câu C9, C10 của phần vận dụng.
- C9 : Thí dụ : con lắc lò xo dao động, vật đang chuyển động trong không trung.
- C10 : a/ thế năng. b/ động năng. c/ thế năng.
* 5) : DẶN DÒ:ø.(2ph)- Đọc mục “Có thể em chưa biết”.- Làm bài tập 16.1 -> 16.5.
- Học thuộc lòng các khái niệm và tìm thêm một số ví dụ. Biết được sự phụ thuộc của thế năng, động năng vào các yêu tố. 
 *RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docVL8tiet 20.doc