Kiểm tra Văn 8 tiết 113 - Trường THCS Hà Lan

Kiểm tra Văn 8 tiết 113 - Trường THCS Hà Lan

I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm)

Khoanh tròn vào một chữ cái để trả lời các câu hỏi sau

Câu 1: Điều gì khiến con hổ trong bài thơ Nhớ rừng uất hận nhất?

A. Bị đói, bị rét B. Bị trói, bị đánh

C. Phải sống giữa sự tầm thường , giả dối C. Không được vờn mồi

Câu 2: Một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của đời thơ Tế Hanh là gì?

A. Cảnh sông nước quê hương B. Quê hương

C. Tình bạn C. Những con đường

Câu 3: Dòng nào đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi” - trong bài “Chiếu dời đô”?

A. Nhà vua đau xót về việc phải dời đô. B. Không cần thiết phải dời đô.

C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô. D. Nhà vua không muốn dời đô

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 997Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra Văn 8 tiết 113 - Trường THCS Hà Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hà Lan
Thứ 4 ngày 07 tháng 04 năm 2010
Tiết 113 : Kiểm tra Văn
Họ và tên :.................................................Lớp 8.......
Điểm
Lời phê của cô giáo
I. Trắc nghiệm: ( 2 điểm) 
Khoanh tròn vào một chữ cái để trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Điều gì khiến con hổ trong bài thơ Nhớ rừng uất hận nhất?
A. Bị đói, bị rét B. Bị trói, bị đánh
C. Phải sống giữa sự tầm thường , giả dối C. Không được vờn mồi
Câu 2: Một trong những nguồn cảm hứng lớn nhất của đời thơ Tế Hanh là gì?
A. Cảnh sông nước quê hương B. Quê hương
C. Tình bạn C. Những con đường 
Câu 3: Dòng nào đúng nhất ý nghĩa của câu “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không đổi” - trong bài “Chiếu dời đô”?
A. Nhà vua đau xót về việc phải dời đô. B. Không cần thiết phải dời đô.
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đô. D. Nhà vua không muốn dời đô
Câu 4: Đoạn trích “Thuế máu” phản ánh điều gì?
A. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tàn bạo của chính quyền thực dân Pháp
B. Dựng lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa
C. Cả A và B
D. Nói về chính sách hoà bình hữu nghị của nhà cầm quyền Pháp.
II. Tự luận: ( 8 điểm)
Câu 5: ( 7 điểm) Viết đoạn văn (8 - 10 câu) nêu suy nghĩ của em về thái độ , nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn qua bài Hịch tướng sĩ ?
Câu 6: (1 điểm) : Từ bài “Đi bộ ngao du”, em hãy tìm luận cứ cho luận điểm “Đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa”
................................................................................................................................................................................................................................................................................
 đáp án:
I. Trắc nghiệm : Khoanh như sau:
Câu 
1
2
3
4
Đáp án
C
B
A
C
II. Tự luận:
Câu 1 : Đảm bảo sạch sẽ, đủ nội dung:
* Căm thù giặc sâu sắc: 
+ Gọi kẻ thù là : uốn lưỡi cú diều, đem thân dê chó, hổ đói
+ Hành động : quên ăn, quên ngủ, ruột đau,...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài cỏ nội, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng cam lòng.
* Nghiêm khắc phê phán những sai trái của tướng sĩ: không biết lo, không biết tức, không biết nhục, không biết thẹn, không biết căm..
* Chân tình khuyên tướng sĩ: Nay ta bảo thật các ngươi nên nhớ câu.., huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, chuyên tập sách “Binh thư yếu lược”
=> TQT yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, khích lệừtớng sĩ quyết tâm chiến thắng kẻ thù.
Câu 2: Đảm bảo trình bầy đầy đủ, sạch sẽ
- Giới thịêu : Hồ Chí Minh viết văn làm thơ không vì mục đích văn chương mà vì cách mạng là hàng đầu. Trong những sáng tác của Bác, mỗi tác phẩm viết ra đều có tính chiến đấu nhất định. Một trong những tác phẩm tiêu biểu là “Bản án chế độ thực dân Pháp” trong đó đoạn trích Thuế máu thật sự là đòn tấn công mạnh mẽ vào kẻ thù.
- Lí giải: 
 Tác giả đã mạnh mẽ làm cho nhân dân thế giới thấy rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, tàn bạo của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của người dân xứ thuộc địa:
+ Trước chiến tranh gọi người dân bản xứ là những tên da đen bẩn thỉu, tên A nam mít bẩn thỉu, đánh đập họ. 
+ khi cuộc chiến tranh bùng nổ lại gọi họ là những đứa con yêu, người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do để lôi kéo họ vào cụôc chiến tranh phi nghĩa này. Đặc biệt chúng đã đưa họ vào cái chết, làm bia đỡ đạn cho bọn chúng.
+ Việc bắt lính: Chúng lùng ráp, vây bắt, ép buộc , xoay xở kiếm tiền, khiến nhiều người phải làm cho mình bị bệnh nặng.. nhưng chúng lại tuyên cáo với thiên hạ là : các bạn đã tấp nập đầu quân, người thì hiến..., người thì dâng...
+ Khi chiến tranh kết thúc : người dân thuộc địa mặc nhiên trở về giống người bẩn thỉu, lột hết của cải, đối xử tồi tệ, các anh cút đi, ban cho binh lính và vợ con tử sĩ thẻ môn bài bán thuốc phiện ...nhưng trước đây lại hứa ban phảm hàm, truy tặng...
 - Kết luận: Bằng những hình ảnh, dẫn chứng cụ thể đó, Nguyễn ái Quốc đã góp một phần làm cho bọn TD Pháp phải thất thế trên trường quốc tế

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra van ki II.doc