Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8

Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8

Đề bài

A-Phần trắc nghiệm:

1.Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?

a.Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

b.Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

c.Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của từ ngữ khác.

d.Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của từ ngữ khác.

2.Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?

a.Hoạt động kinh tế. c.Hoạt động văn hoá.

b.Hoạt động chính trị. d.Hoạt động xã hội.

3.Có các phương tiện liên kết trong đoạn văn nào?

a.Dùng từ nối và đoạn văn. c.Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết và câu nối.

b.Dùng câu nối và đoạn văn. d.Dùng lí lẽ và dẫn chứng

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS 
Lớp 8
Họ và tên:.
Kiểm tra Tiếng Việt
 Lời phê của giáo viên
 Điểm
Đề bài
A-Phần trắc nghiệm:
1.Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng?
a.Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
b.Khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
c.Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của từ ngữ khác.
d.Khi nghĩa của từ ngữ đó trái ngược với nghĩa của từ ngữ khác.
2.Những từ trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào?
a.Hoạt động kinh tế. c.Hoạt động văn hoá.
b.Hoạt động chính trị. d.Hoạt động xã hội.
3.Có các phương tiện liên kết trong đoạn văn nào?
a.Dùng từ nối và đoạn văn. c.Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết và câu nối.
b.Dùng câu nối và đoạn văn. d.Dùng lí lẽ và dẫn chứng
4.Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
a.Vi vu. c. trắng xoá.
b.Lạnh buốt. d.Vắng teo.
5.Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?
a.Làm trai cho đáng nên trai-Khom lưng uốn gối gánh hai hạt vừng.
b.Miệng cười như thể hoa ngâu- Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
6.Khi nào không nên nói giảm, nói tránh?
a.Khi cần nói năng lịch sự.
b.Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
c.Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
d.Khi cần phải nói thẳng, nói đúng sự thật.
B-Phần tự luận:
Câu 1: Cho đoạn văn:
 Rồi chị túm cổ hắn, ấn giúi ra cửa. Sức lẻo khoẻ của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn lảm nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
 (Trích "Tức nước vỡ bờ''. Ngữ văn 8, tập 1)
Yêu cầu
a, thốngkê các trường từ vựng về người( tên gọi, bộ phận của cơ thể, hoạt động của con người) trong đoạn văn?
b, Bổ sung cho mỗi trường từ vựng trên ít nhất là 3 từ ngữ chỉ tên gọi, bộ phận của cơ thể, hoạt động của con người
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau và chỉ ra mối quan hệ ngữ pháp của chúng?
a.Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi.
b.Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ gì đến ai được nữa.
c. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm.
Câu 3: Hãy dùng dấu câu( Có kèm theo viết hoa hoặc không viết hoa) thích hợp vào đoạn văn sau:
 Nguyễn Dữ có truyền kì mạn lục ghi lại một cách tản mạn các chuyện lạ được lưu truyền được đánh giá là thiên cổ kì bút bút lạ của muôn đời đó là một mốc quan trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
Câu 4: Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ có dùng biện pháp nói quá, nói giảm nói tránh?(mỗi loaị ít nhất 1 câu).

Tài liệu đính kèm:

  • docKT TV 45 PHUT.doc