I. Phần trắc nghiệm. (3,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm. Ví dụ câu 1 chọn phương án A ghi: Câu 1 – A.
Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì?
A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ.
Câu 2. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc?
A. Năm 18 tháng tuổi tôi đã vào bộ đội.
B. Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng rất đẹp.
C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp.
D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi.
Câu 3. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” là:
A. Trong khi đàm đạo việc quân trên thuyền. B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.
C. Trên đường chuyển lao. D. Đang ở trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch.
Phòng GD & ĐT Hương Trà ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2010-2011 Trường THCS Hương Toàn MÔN: NGỮ VĂN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm. (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào bài làm. Ví dụ câu 1 chọn phương án A ghi: Câu 1 – A. Câu 1. Phương tiện dùng để thực hiện hành động nói là gì? A. Nét mặt. B. Điệu bộ. C. Cử chỉ. D. Ngôn từ. Câu 2. Câu nào dưới đây mắc lỗi diễn đạt liên quan đến lôgíc? A. Năm 18 tháng tuổi tôi đã vào bộ đội. B. Bà lão nhai trầu bằng hai hàm răng rất đẹp. C. Linh là một học sinh chăm ngoan của lớp. D. Tuy phải làm nhiều việc trong gia đình nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. Câu 3. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng” là: A. Trong khi đàm đạo việc quân trên thuyền. B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước. C. Trên đường chuyển lao. D. Đang ở trong nhà ngục của bọn Tưởng Giới Thạch. Câu 4. Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? A. Giải bày tình cảm của người viết. B. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. C. Miêu tả phong cảnh, kể về sự việc. D. Kiêu gọi, cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân. Câu 5. Qua thái độ ông Guốc- Đanh (trong văn bản “Ông Giốc – Đanh mặc lễ phục” của Mô-li-e) đối với chiếc áo may hoa ngược, cho thấy ông ta là người như thế nào? A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc. B. Thích những áo lạ mắt. C. Hài hước và hóm hỉnh. D. Dốt nát, kém hiểu biết. Câu 6. Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản tường trình? A. Quốc hiệu, tiêu ngữ. B. Địa điểm, thời gian. C. Cảm xúc của người viết tường trình. D. Chữ kí và họ tên người tường trình. II. Phần tự luận. (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội có những quan hệ nào? Câu 2. (1,0 điểm) Nêu giá trị nghệ thuật trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ. Câu 3. (5,0 điểm) Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ (cờ bạc, tiêm chích ma tuý, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với văn hoá phẩm không lành mạnh,) MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC MÔN: NGỮ VĂN 8 Mức độ Lĩnh vực nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Văn học Nghệ thuật Câu 2 (1,0 điểm) 1 câu (1,0 điểm) Nội dung Câu 5 (0,5 điểm) Câu 3 (0,5 điểm) 2 câu (1,0 điểm) Thể loại Câu 4 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Tiếng Việt Hành động nói Câu 1 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Hội thoại Câu 1 (1,0 điểm) 1 câu (1,0 điểm) Chữa lỗi diễn đạt Câu 2 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Tập làm văn Tường trình Câu 6 (0,5 điểm) 1 câu (0,5 điểm) Viết bài văn nghị luận Câu 3 (5,0 điểm) 1 câu (5,0 điểm) Tổng số câu Tổng số điểm 3 câu 1,5 điểm 2 câu 1,0 điểm 2 câu 2,0 điểm 1 câu 0,5 điểm 1 câu 5,0 điểm 9 câu 10 điểm ****************************************************** ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 – NĂM HỌC 2010-2011 I. Phần rắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm Câu 1- D Câu 2 - A Câu 3 - D Câu 4- B Câu 5 - D Câu 6 - C II. Phần tự luận: Câu 1: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. ( 0,5 điểm ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội ). ( 0,25 điểm ) + Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ). ( 0,25 điểm ) Câu 2: - Nghệ thuật trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ: + Sử dụng hình ảnh ẩn dụ - tượng trưng, cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn dâng trào, mỗi từ, mỗi câu có sức lôi cuốn mạnh mẽ. ( 0,5 điểm ) + Biểu tượng của con hổ phù hợp với anh hùng chiến bại mang tâm sự u uất. Ngôn ngữ, nhạc điệu dồi dào, cắt nhịp linh hoạt, phong phú... ( 0,5 điểm ) Câu 3: * Mở bài: - Giới thiệu tác hại của các tệ nạn nói chung và một tệ nạn nào đó cần trình bày. ( 1,0 điểm ) * Thân bài: Kết hợp nghị luận với các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Mỗi vấn đề cần có dẫn chứng cụ thể: - Tác hại của các tệ nạn nói chung ( một tệ nạn cần trình bày nói riêng ) đến sức khoẻ, đời sống và mắc các bệnh truyền nhiễm... ( 0,5 điểm ) - Gây lãng phí tiền bạc, mất thời gian... ( 0,5 điểm ) - Dẫn đến các khuyết điểm mà nghiêm trọng hơn là vi phạm pháp luật. ( 0,5 điểm ) - Sa sút về đạo đức, có những hành vi không lành mạnh... ( 0,5 điểm ) - Kết quả học tập, lao động sút kém gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội và bản thân. ( 0,5 điểm ) - Các biện pháp bài trừ và khắc phục. ( 0,5 điểm ) * Kết bài: - Tất cả chúng ta kiên quyết bài trừ và phòng chống các tệ nạn xã hội. ( 0,5 điểm ) - Đó là nhiệm vụ, là khẩu hiệu hằng ngày. ( 0,5 điểm ) * thang điểm: - Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu chặt chẽ. Hành văn lưu loát, có sức thuyết phục. - Điểm 3-4: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu bài viết khá chặt chẽ. Hành văn khá trong sáng. Mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 2-3: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản nêu trên. Kết cấu chưa chặt chẽ. Hành văn chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm1-2: Bài viết nội dung sơ sài, ý câu lủng củng. ***************************************************
Tài liệu đính kèm: