Giáo án Ngữ văn 8 tiết 7 bài 2: Tiếng Việt: Trường từ vựng

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 7 bài 2: Tiếng Việt: Trường từ vựng

TIẾT 7 TIẾNG VIỆT

TRƯỜNG TỪ VỰNG

1. Mục tiêu: Giúp HS:

 a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.

 b) Về kĩ năng: Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.

 c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

2. Chuẩn bị của GV và HS

 a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.

3. Tiến trình bài dạy

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 7 bài 2: Tiếng Việt: Trường từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	 	Ngày dạy:  Dạy lớp 8B
	Ngày dạy:  Dạy lớp 8C
	TIẾT 7 TIẾNG VIỆT
TRƯỜNG TỪ VỰNG
1. Mục tiêu: Giúp HS:
	a) Về kiến thức: Hiểu được thế nào là trường từ vựng biết xác lập các trường từ vựng đơn giản.
	b) Về kĩ năng: Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, trái nghĩa, ẩn dụ, nhân hoá giúp ích cho việc học văn và làm văn.
	c) Về thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
2. Chuẩn bị của GV và HS
	a) Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, đồ dùng dạy học- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi- học bài cũ- chuẩn bị bài mới theo SGK.
3. Tiến trình bài dạy
	* Ổn định tổ chức: Sĩ số 8C: .	Sĩ số	8B: .
a) Kiểm tra bài cũ (4’): Kiểm tra miệng.
	Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? Tìm từ ngữ nghĩa hẹp, nghĩa rộng cho từ rau?
	Đáp án: - Từ ngữ nghĩa rộng là khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. (3 đ)
	- Từ ngữ nghĩa hẹp là khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. (3 đ)
	- Thực vật (từ ngữ nghĩa rộng); rau cải, rau su hào (từ ngữ nghĩa hẹp) (4 đ)
	* Vào bài (1’): Tiết học Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ là tiết học mang tính giới thiệu cho tiết trường từ vựng. Vậy trường từ vựng là gì? Tiết học này ta cùng đi tìm hiểu.
b) Dạy nội dung bài mới:
	I. THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG (20’)
	1. Ví dụ
	GV: Gọi HS đọc đoạn văn ví dụ T. 21. Yêu cầu HS chú ý các từ in đậm trong đoạn trích.
	?KH: Giải thích ngắn gọn nghĩa của các từ in đậm ở trong đoạn văn?
	HS: Mặt: phần phía trước từ trán đến cằm của đầu người. Mắt: cơ quan để nhìn của người. Da: lớp mô bọc ngoài cơ thể người. Gò má: phần cấu tạo xương mặt hơi gồ lên phía dưới phần đuôi của hai mắt (phần trên cao của hai bên má người). Đùi: phần trên của chân người nối với khớp háng và kéo dài đến khớp gối. Đầu: phần hộp sọ có tóc, trừ trường hợp bị bệnh hói đầu. Cánh tay: phần chi trên của cơ thể con người nối từ khớp vai kéo qua khuỷu tay tới cổ tay. Miệng: bộ phận nằm phía dưới mũi người dùng để nói và ăn uống.
	?TB: Tuy nghĩa khác nhau song những từ trên có nét chung nào về nghĩa không?
	HS: Chúng có nét nghĩa chung là chỉ bộ phận của cơ thể con người.
	GV: Các từ ở ví dụ được gọi là những từ có cùng một trường từ vựng. Tên của trường từ vựng này là bộ phận của cơ thể con người.
	?TB: Vậy, em hiểu thế nào về trường từ vựng?
	2. Bài học
	Ghi: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
	?KH: Hãy tìm các từ có cùng trường chỉ dụng cụ nấu nướng, trường chỉ hoạt động của chân?
	HS: Dụng cụ nấu nướng: xoong, nồi, chảo, bếp,v.v. Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,v.v.
	3. Lưu ý
	GV: Gọi HS đọc ví dụ a SGK. T. 21.
	?TB: Trường từ vựng “mắt” gồm mấy trường từ vựng nhỏ? Từ đó, em có nhận xét gì?
	HS: Gồm 5 trường nhỏ: bộ phận của mắt, đặc điểm của mắt, cảm giác của mắt, bệnh về mắt, hoạt động của mắt=> Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
	Ghi: a) Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
	?KH: Chỉ rõ các từ loại thuộc trường từ vựng “mắt”?
	HS: Trường 1: DT, trường 2: TT, trường 3: TT, trường 4: DT (nêu tên các loại bệnh của mắt), trường 5: ĐT.	
	?TB: Qua phân tích, em có thêm hiểu biết nào nữa?
	Ghi: b) Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
	GV: Gọi HS đọc ví dụ c. T. 22.
	GV: Từ ngọt trong ví dụ c mang ba nét nghĩa: nét nghĩa 1 được cảm nhận bằng vị giác, nét nghĩa 2 được cảm nhận bằng thính giác, nét nghĩa 3 được cảm nhận bằng xúc giác. Đây là 3 nét nghĩa có liên quan với nhau=> từ ngọt là từ nhiều nghĩa.
	?TB: Ba nét nghĩa của từ nhiều nghĩa này thuộc về mấy trường từ vựng khác nhau? Ví dụ này cho ta thêm lưu ý gì?
	HS: Thuộc về 3 trường từ vựng khác nhau. Cho ta thêm lưu ý sau:
	Ghi: c) Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
	GV: Cho HS đọc ví dụ c. T. 22.
	?KH: Các từ trong ví dụ nói về ai? Cách dùng các từ đó của tác giả có gì đáng chú ý?
	HS: Các từ in đậm nói về con chó do lão Hạc nuôi. Trong đoạn văn này, tác giả đã chuyển các từ (in đậm) từ trường từ vựng “người” sang trường từ vựng “thú vật” để nhân hoá, làm tăng thêm tính nghệ thuật cho sự diễn đạt.
	?TB: Em nhận xét như thế nào về điều này?
	Ghi: d) Trong thơ văn, trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật.
	GV: Gọi HS đọc ghi nhớ và các điều lưu ý.
	II. LUYỆN TẬP (17’)
	1. Bài 1 (T. 23)
	?: Tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “Trong lòng mẹ”?
	HS: mẹ, mợ, cô, cậu, thầy, con, em.
	2. Bài 2 (T. 23)
	?: Hãy đặt tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ trong bài 2?
	a) lưới, nơm, câu, vó: dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
	b) tủ, rương, hòm, va-li, chai, lọ: dụng cụ để đựng.
	c) đá, đạp, giẫm, xéo: hoạt động của chân.
	d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.
	e) hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách.
	g) bút máy, bút bi, phấn, bút chì: dụng cụ để viết.
	3. Bài 3 (T. 23)
	GV: Cho HS đọc đoạn văn.
	?: Các từ in đậm trong đoạn văn bài 3 thuộc trường từ vựng nào?
	HS: Thuộc trường từ vựng “thái độ”.
	4. Bài 4 (T. 23)
	?: Xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng trong SGK?
	GV: Cho HS lên bảng điền từ.
Khứu giác
Thính giác
mũi, thơm, điếc, thính
Tai, nghe, điếc, rõ, thính
	5. Bài 5 (T. 23)
	?: Tìm các trường từ vựng của mỗi từ trong bài tập 5?
	- Lưới: trường từ vựng “công cụ đánh bắt cá, tôm”: lưới, câu, nơm, lờ, giậm, vó,v.v; trường từ vựng “hành động đánh bắt cá tôm”: lưới, câu, đánh giậm, thả vó,; trường từ vựng “kĩ thuật- chiến thuật”: lưới điện, lưới lửa phòng không, mạng lưới cán bộ,
	- Lạnh: trường từ vựng nhiệt độ: lạnh lẽo, mát mẻ, ấm, nóng,; trường từ vựng tình cảm: lạnh lùng, lạnh nhạt, nồng ấm, nồng hậu,trường từ vựng trạng thái tâm lí: run, choáng, bàng hoàng, sốcv.v.
	- Tấn công: trường từ vựng hành động: đánh, tiến, rút lui,; trường từ vựng quân sự: xung phong, tập kích, phục kích, chiến trường, chiến thuật
	6. Bài 6 (23)
	?: Trong đoạn thơ, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?
	HS: Chuyển trường từ vựng nông nghiệp sang trường từ vựng quân sự.
c) Củng cố, luyện tập (2’):
	?: Tìm 5 từ thuộc trường từ vựng “trường học”, 5 từ thuộc trường từ vựng “môn bóng đá”?
	HS: Các từ thuộc trường từ vựng trường học: thầy giáo, cô giáo, lớp, bảng, bàn, ghế; Các từ thuộc trường từ vựng môn bóng đá: thủ môn, cầu thủ, tiền vệ, hậu vệ, trung vệ.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
	- Học thuộc ghi nhớ và lưu ý, làm bài tập 7 (T.24).
	- Tiết tới soạn Bố cục của văn bản. Yêu cầu các em thực hiện như sau:
	+ Đọc kĩ văn bản ví dụ trong SGK.
	+ Suy nghĩ, trả lời các câu hỏi ở các mục I, II.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 7 bai 2.doc