Kiểm tra học kì I Môn: Ngữ văn lớp 8

Kiểm tra học kì I Môn: Ngữ văn lớp 8

I. Trắc nghiệm. (2đ) Hãy điền từ, khoanh tròn vào đáp án đúng.

1. Những từ : Trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào ?

A. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động văn hoá.

B. Hoạt động chính trị. D. Hoạt động xã hội.

2. Từ nào là từ tượng hình trong các từ sau :

A. Hu hu. B. Ư ử. C. Xộc xệch. D. Ha hả.

3. Từ ngữ địa phương là gì ?

A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.

D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.

4. Những câu sau, những câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh ?

A. bác trai đã khá rồi chứ ? B. Cậu có khoẻ không ? C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.

5. Hãy điền từ còn thiếu vào hai câu thơ sau :

“ bủa tay ôm chặt bồ kinh tế

Mở miệng cuộc oán thù”.

(Phan Bội Châu).

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I Môn: Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs thiệu duy 
Kiểm tra học kì I
Môn : Ngữ văn lớp 8
Thòi gian : 90 phút
I. Trắc nghiệm. (2đ) Hãy điền từ, khoanh tròn vào đáp án đúng.
1. Những từ : Trao đổi, buôn bán, sản xuất được xếp vào trường từ vựng nào ?
A. Hoạt động kinh tế. C. Hoạt động văn hoá.
B. Hoạt động chính trị. D. Hoạt động xã hội.
2. Từ nào là từ tượng hình trong các từ sau :
A. Hu hu. B. Ư ử. C. Xộc xệch. D. Ha hả.
3. Từ ngữ địa phương là gì ? 
A. Là từ ngữ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
B. Là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
C. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Bắc.
D. Là từ ngữ được sử dụng ở một số dân tộc thiểu số phía Nam.
4. Những câu sau, những câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh ?
A. bác trai đã khá rồi chứ ? B. Cậu có khoẻ không ? C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
5. Hãy điền từ còn thiếu vào hai câu thơ sau :
“ bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng  cuộc oán thù”.
(Phan Bội Châu).
6. Điền từ nghĩa rộng vào sơ đồ sau :
Hội hoạ
Âm nhạc
 Điêu khắc
7. Dùng kí hiệu mũi tên để nối các từ cùng trường từ vựng trong hai cột sau : 
A
B
1. Sách
a) cô giáo
2. Thầy giáo
b) tạp chí
3. Đẹp
c) xấu
8. Chủ đề của văn bản là gì ?
A. Là một luận điểm lớn trong văn bản
B. Là đối tượng , là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
C. Là chủ đề của một đoạn văn trong văn bản.
II. Tự luận : (8 điểm)
Câu 1: Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp. Trình bày cảm nhận của em về hình ảnh “ Cô bé bán diêm” trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen (15 dòng).
Câu 2 : Tình bạn là một đề tài phong phú trong cuộc sống. Hãy nói lên một điều sâu sắc bằng một câu chuyện.
đáp án và hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm.
Câu 1 : A
Câu 2 : C
Câu 3 : B
Câu 4 : C
Câu 5 : Cười tan
Câu 6 : Nghệ thuật
Câu 7 : 1 – b ; 2 – a ; 3 – c.
Câu 8 : B.
II. Tự luận.
Câu 1 : (3 đ). 
- Viết đúng đoạn văn (15 dòng) có sử dụng phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp.
- Không sai lỗi về chính tả, lời văn trong sáng, giàu cảm xúc.
- Đoạn văn phải cảm nhận được hình ảnh Cô bé bán diêm cô đơn, lạc lõng, bị bỏ rơi, nghèo khổ, bất hạnh, đáng thương.
Câu 2 : (5 đ).
- Đảm bảo bài viết có bố cục 3 phần, không sai lỗi cơ bản về cú pháp, chính tả, diễn đạt.
- Bài viết phải có sự kết hợp của yếu tố miêu tả, biểu cảm, cảm xúc và liên hệ đánh giá.
- Kể được câu chuyện hay, sâu sắc, có ý nghĩa về tình bạn trong cuộc sống, mang tính giáo dục cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT HK 12.doc