Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 3 + 4: Từ vựng Tiếng việt

Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 3 + 4: Từ vựng Tiếng việt

Tiết 3. Từ vựng Tiếng việt (Tiết 1)

A. Mục tiêu cần đạt

 * Kiến thức

- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ).

 *Kĩ năng

- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học trong việc phân tích ngữ pháp và trong quá trình tạo lập văn bản.

 * Thái độ.

- Có ý thức vận dụng những kiến thức trên trong quá trình nói và viết.

B. Chuẩn bị .

1 - Giáo viên:

 - Nghiên cứu tài liệu

 - S oạn bài theo yêu cầu .

2 - Học sinh:

 - Học bài cũ

 - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

 * Hoạt động1 : Kiểm tra bài cũ( 3')

 Nêu các cách trau dồi vốn từ? Lấy ví dụ minh họa?

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tự chọn Ngữ văn 8 tiết 3 + 4: Từ vựng Tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Soạn: 30/08/2009 
	Giảng: 01/09/2009
Tiết 3. Từ vựng Tiếng việt (Tiết 1)
A. Mục tiêu cần đạt
	* Kiến thức
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( từ đơn và từ phức; thành ngữ; nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển loại của từ).
	*Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học trong việc phân tích ngữ pháp và trong quá trình tạo lập văn bản.
	* Thái độ.
- Có ý thức vận dụng những kiến thức trên trong quá trình nói và viết.
B. Chuẩn bị .
1 - Giáo viên: 
	- Nghiên cứu tài liệu
	- S oạn bài theo yêu cầu .
2 - Học sinh: 
	- Học bài cũ
	- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
	* Hoạt động1 : Kiểm tra bài cũ( 3')
	Nêu các cách trau dồi vốn từ? Lấy ví dụ minh họa? 
	* Hoạt động 2: Khởi động (1') 
Trong chương trình tiếng việt THCS các em đã được học một vốn từ vựng khá lớn. Để giúp các em hệ thống lại những kiến thức từ vựng đã học đó trong chương trình ngữ văn 9 sẽ giành một số lượng lớn các tiết tổng kết về từ vựng mà tiết học hôm nay là tiết học mở đầu.
	* Hoạt động 3: Bài mới ( 41')
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Thế nào là từ đơn và từ phức? Lấy ví dụ? 
? Phân biệt các loại từ đơn và từ phức? 
- GV treo bảng phụ
? Trong nhữnh từ sau từ nào là từ ghép và từ nào là từ láy?
- GV: Những từ ghép nói trên có một số từ có yếu tố cấu tạo giống nhau một phần vỏ ngữ âm nhưng chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau có tính chất ngẫu nhiên.
? Xác định những từ láy giảm nghĩa và những từ láy tăng nghĩa trong bài tập ? 
? Thế nào là thành ngữ? 
? Xác định thành ngữ , tục ngữ? 
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2: Tìm những thành ngữ có yếu tố chỉ động vật và 2 thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật. Giải thích nghĩa và đặt câu với mối thành ngữ tìm được.
? Tìm hai dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương? 
? Thế nào là nghĩa của từ? 
? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì? 
* Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng một từ đảm nhiệm nhiều nghĩa khác nhau.
- GV đưa ra các cách hiểu học sinh lựa chọn một cách hiểu đúng nhất.
- GV gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
? Cách giải thích nào trong hai cách hiểu sau là đúng? 
? Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
? Trong câu trên từ " hoa" trong" thềm hoa một bước và lệ hoa..." được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
I. Từ đơn và từ phức
1. Khái niệm 
* Từ đơn là những từ chỉ có một tiếng.
VD: Nhà, cây, biển, đảo...
* Từ phức là từ có từ hai tiếng trở lên.
VD: Trầm bổng, câu lạc bộ, sạch sành sanh...
* Từ phức có 2 loại
+) Từ ghép: Gồm những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng lại với nhau có quan hệ về mặt nghĩa.
+) Từ láy: Gồm những từ phức mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm( âm thanh)
2. Bài tập 
*Bài tập 1
* Từ ghép: Ngặt ngèo; giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cỏ cây, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.
* Từ phức: Nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
 * Bài tập 2
a- Giảm nghĩa: Trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xôm xốp.
b. Tăng nghĩa: Nhấp nhô, sạch sành sanh, sát sàn sạt.
II. Thành ngữ
1. Khái niệm 
- Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu hiện một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ và so sánh.
VD: Mẹ tròn con vuông; mặt xanh nanh vàng; ăn cháo đá bát; lên voi xuống chó...
2. Bài tập 
* Bài 1
 - Thành ngữ
 +) Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm.
+) Nước mắt cá sấu: Sự thông cảm thương xót giả dối nhằm đánh lừa người khác.
+) Được voi đòi tiên: Làng tham vô độ được cái này lại muốn cái khác.
- Tục ngữ
+) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng: Hoàn cảnh sống, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và phát triển nhân cách của con người.
+) Chó treo mèo đậy: Muốn tự bảo vệ mình có hiệu quả thì phải tuỳ cơ ứng biến, tuỳ từng đối tượng mà có hành vi tương ứng.
* Bài tập 2
- Ví dụ
+) Chó: Chó treo mèo đậy, chó cắn áo rách, chó ngáp phải ruồi, chó chê mèo lắm lông, chó cậy gần nhà.
+) Mèo: Mèo mù vớ cá rán; mèo già hoá cáo; mèo khen mèo dài đuôi.
+) Bãi bể nương dâu, cưỡi ngựa xem hoa, rau nào sâu ấy, mạ già ruộng ngấu, cây cao bóng cả...
Vợ chàng quỉ quái ranh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
( Trích Truyện Kiều) 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bẩy nổi ba chìm với nước non
 ( Bánh trôi nước)
III. Nghĩa của từ 
1. Khái niệm 
- Nghĩa của từ: Là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ) mà từ biểu thị.
VD: Sự vật:( tự nhiên hay nhân tạo, thể rắn hay thể lỏng) bàn ghế cây, thuyền, biển...
Hoạt động: Rời chỗ hoặc tác động: Đi, chạy, nhảy, đánh đấm...
2. Bài tập 
* Bài tập 1
 - Cách hiểu a là đúng nhất vì nghĩa của từ mẹ chỉ khác nghĩa của từ bố ở phần nghĩa " người phụ nữ". Không thể chọn c vì trong hai câu này nghĩa của từ mẹ có thay đổi. Nghĩa mẹ trong" mẹ em rất hiền" là nghĩa gốc còn nghĩa của mẹ trong " thất bại là mẹ của thành công"là nghĩa chuyể. Không thể chọn d vì nghĩa của từ mẹ và nghĩa của từ bà có phần chung là "người phụ nữ".
 *Bài tập 2
 - Cách giải thích ( b) là đúng. Cách giải thích ( a) vi phạm nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ khi giải thích nghĩa của từ, vì đã dùng một cụm từ có nghĩa thực thể để giải thích cho một cụm từ chỉ đặc điểm tính chất( độ lượng- tính từ).
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
1. Khái niệm
- Từ nhiều nghĩa là một từ có thể có nhiều nghĩa.
VD: Từ một nghĩa: Xe đạp, máy nổ, bọ nẹt...
Từ nhiều nghĩa: Chân, mũi, xuân...
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa
- Trong từ nhiều nghĩa có: 
+) Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+) Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sỏ nghĩa gốc.
Thông thường trong câu từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể có được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
VD: Mùa xuân là tết trong cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
2. Bài tập
- Từ " hoa" trong câu thơ được dùng theo nghĩa chuyển . " Hoa" có nghĩa là đẹp, sang trọng, tinh khiết...( đay chỉ là nghĩa trong câu thơ lục bát này, nếu tách hoa ra khỏi câu thơ thì những nghĩa này sẽ không còn nữa. Vì vậy chúng là nghĩa lâm thời).
- Không thể coi nghĩa chuyển nay là nguyên nhân khiến cho từ " hoc" trở nên nhiều nghĩavì nó chỉ là nghĩa lâm thời chưa cố định hoá trong từ " hoa" và chưa được chú giải trong từ điển.
 * Hoạt động 4 : Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối ( 1') 
	- Nắm được những kiến thức cơ bản về những nội dung đã học.
	- Chuẩn bị bài : Tổng kết từ vựng ( tiếp theo)
 ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Soạn :06 /09/2009 
Giảng : 08/09/2009 
Tiết 4: Từ vựng Tiếng Việt ( Tiết 2 )
A. Mục tiêu cần đạt	 
	*Kiến thức
- Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng ).
	*Kĩ năng
- Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa...
	*Thái độ
- Học sinh luôn có thái độ vận dụng đúng những kiến thức đã học trong quá trình nói và viết.
B.Chuẩn bị 
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
	* Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
	- GV kết hợp kiểm tra trong tiết học
	* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1') 
Tiết trước cô cùng các em đã đi hệ thống một số kiến thức về từ vựng. Trong tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu phần còn lại.
	* Hoạt động 3 : Nội dung tổng kết( 43')
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung cần đạt
? Em hiểu thế nào là từ đồng âm?
? Em hãy phân biệt hiện tượng từ đồng âm với từ nhiều nghĩa ?
- GV: Yêu cầu đọc bài tập 2: Trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa? Trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?
? Trường hợp nào có hiện tượng nhiều nghĩa?
? Trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm?
? Thế nào là từ đồng nghĩa? Lấy VD ?
? Có mấy loại từ đồng nghĩa?
- GV nêu yêu cầu bài tập 2: Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau?
- GV cho học sinh lí giải vì sao không chọn các cách còn lại? 
- GV: Nêu yêu cầu bài tập 
? Dựa trên cơ sở nào từ xuân có thể thay thế cho từ '' Tuổi tác ''?
- GV: Có thể coi đây là một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
? Thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ ?
- GV lưu ý: Khi nói một từ nào đó là từ trái nghĩa thì ta phải đặt nó trong quan hệ với một từ nào khác.
? Em hãy xác định cặp từ trái nghĩa ?
- GV: Có thể sắp xếp các cặp từ trái nghĩa trên thành hai nhóm 
+) Nhóm 1: Sống chết
+) Nhóm 2: Già trẻ 
V. Từ đồng âm.
1. Khái niệm.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
VD: Đường( để ăn) Đường( để đi)
* Phân biệt:
- Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa khác nhau, trong văn cảnh ngữ nghĩa nó được hiểu khác nhau. Tuy nhiên nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau, đó là mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, nghĩa của các từ đồng âm khác xa nhau không có mối quan hệ gì với nhau.
2.Bài tập.
a.Có hiện tượng từ nhiều nghĩa vì nghĩa của từ lá trong lá phổi có thể coi là kết quả chuyển nghĩa của lá trong lá xa cành.
b.Có hiện tượng từ đồng âm.
- Hai từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Không có mối liên hệ nào giữa ý nghĩa của hai từ.
VI.Từ đồng nghĩa
1. Khái niệm.
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều nhóm từ nhiều nghĩa khác nhau.
VD: Máy bay; phi cơ, tàu bay
- Sân bay, trường bay, phi trường.
* Các loại:
 - Có hai loại từ đồng nghĩa
 +) Từ đồng nghĩa hoàn toàn
 +) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2.Bài tập 
*Bài tập 1.
- Chọn cách hiểu ( d ) là đúng vì các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp.
VD: Chết, từ trần, hi sinh... không thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp.
- Không chọn a vì đồng nghĩa là hiện tương phổ quát của ngôn ngữ nhân loại. Không chọn b vì đồng nghĩa có thể là quan hệ hai hoặc ba hoặc nhiều hơn ba từ. Không chọn c vì không phải bao giờ các từ đòng nghĩa cũng có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
* Bài tập 2.
- Từ xuân là từ chỉ một mùa trong năm khoảng thời gian tương ứng với một tuổi. Có thể coi đây là trường hợp lấy cái bộ phận để chỉ cái toàn thể, một hình thức chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
- Tác dụng: Từ xuân thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả, dùng từ này còn là để tránh được việc lặp từ tuổi tác.
VII. Từ trái nghĩa.
1. Khái niệm.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. VD: đẹp - xấu
2. Bài tập
* Bài tập 1
Các cặp từ trái nghĩa:
- Xấu - đẹp; xa - gần; rộng - hẹp.
*Bài tập 2.
* Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống - chết: chẵn - lẻ; chiến tranh - hoà bình; đực - cái.
- Đây là những cặp từ trái nghĩa tuyệt đối, có tính chất phủ định lẫn nhau: không thể vừa A lại vừa B được. Nó không thể kết hợp với những từ chỉ mức độ: rất, hơi, quá, lắm.
* Cùng nhóm với già - trẻ: Yêu - ghét; cao - thấp; nông - sâu; giàu - nghèo.
- Đây là những cặp từ trái nghĩa tương đối, không phủ định lẫn nhau, có thể kết hợp thành các từ ghép theo mô hình" vừa A lại vừa B" và có thể kết hợp với các từ: Rất, hơi, quá, lắm...
 HOAẽT ẹOÄNG 4: HệễÙNG DAÃN HOẽC ễÛ NHAỉ
 - Laứm baứi taọp veà nhaứ.
 - OÂõn taọp tửứ loaùi Tieỏng Vieọt

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 3+4'.doc