Kiểm tra 45 phút Ngữ văn 8 Tiết 63 (Tiếng việt)

Kiểm tra 45 phút Ngữ văn 8 Tiết 63 (Tiếng việt)

Đề bài:

A. Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào bảng kẻ sẳn ở phần bài làm.

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ, gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận".

 (Trích: “Lão Hạc” - Nam Cao).

Câu 1: Dấu ba chấm (lửng) trong câu "Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi." có công dụng gì?

 A. Tỏ ý các sự vật hiện tượng chưa được liệt kê hết. C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

B. Đánh dấu rang giới giữa các vế câu. D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 779Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 45 phút Ngữ văn 8 Tiết 63 (Tiếng việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 8
Tuần: 16
Tiết: 63
Ma trận
Lĩnh vực nội dung
Mức độ
TS
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Dấu 3 chấm
Liệt kê
Trường từ vựng
Tính từ
Thán từ
Quan hệ các vế trong câu ghép
Nhận diện ghép
Ý nghĩa của quan hệ từ trong câu ghép
Từ tượng hình
Nhận biết biện pháp giảm nói tránh
Từ địa phương
Từ toàn dân
Dùng dấu ngoặc đơn, ngoặc kép
C1
C2
C3
C4
C5
C6
C7
C8
C9,10
C11
C12
C 13
C14
1
1
1
1
1
1
1
1
2
1
1
1
1
Tổng số câu 
8
2
3
1
14
Tổng số điểm
4
1
3
2
10
Trường THCS Tân Nhuận Đông
Lớp 8A..
Họ và tên:.
Điểm:
Ngày tháng 12 năm 2010
Kiểm tra 45 phút
Tiết 63 (TV)
Đề bài:
A. Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào bảng kẻ sẳn ở phần bài làm.
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ, gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận". 
 (Trích: “Lão Hạc” - Nam Cao).
Câu 1: Dấu ba chấm (lửng) trong câu "Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không có mà tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." có công dụng gì?
 A. Tỏ ý các sự vật hiện tượng chưa được liệt kê hết. 	C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
B. Đánh dấu rang giới giữa các vế câu.. 	D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp.
Câu 2: Câu văn "Đối với những người (...) không bao giờ ta thương..." sử dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê. 	 	C. ẩn dụ. 
B. So sánh. 	D. Nhân hoá.
Câu 3: Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người. 	C. Tình cảm của con người.
B. Tính cách của con người. 	D. Năng lực của con người.
Câu 4: Các từ lo lắng, buồn đau, ích kỷ trong đoạn văn trên là những tính từ chỉ?
A. Hình dáng của con người. 	C. Tâm trạng của con người.
B. Tính cách của con người. 	D. Đặc điểm của con người.
Câu 5: Từ " Ôi " trong câu : "Chao ôi! " Thuộc loại từ nào?
A. Từ tượng hình. 	C. Thán từ .
B. Từ tượng thanh. 	D. Tình thái từ.
Câu 6: Các vế trong câu ghép "Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" có quan hệ gì với nhau?
A. Quan hệ tăng tiến 	C. Quan hệ bổ sung.
B. Quan hệ lựa chọn. 	D. Quan hệ nguyên nhân.
Câu 7: Câu văn : "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi” là câu gì?
A. Câu đơn. 	C. Câu ghép.
B. Câu đặc biệt. 	D. Câu rút gọn. 
Câu 8: Từ “nhưng” trong câu ghép "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn nhưng không giận" nêu lên quan hệ gì? 
A. Quan hệ đối lập – tương phản 	C. Quan hệ tăng tiến.
B. Quanh hệ bổ sung. 	D. Quan hệ nhân quả. 
Câu 9: Từ tượng hình là những từ:
A. gợi tả hình ảnh,	B. gợi tả dáng vẻ,	C.gợi tả trạng thái,	D. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Từ nào dưới đây là từ tượng hình?
A. ư ử,	B. ăng ẳng,	C. ve vẩy,	D. gâu gâu,
B. Phần II: Tự luận (5điểm).
Câu 11: (1 điểm)
Câu “Bài Tập làm văn của em làm chưa hay lắm” dùng biện pháp tu từ gì khi nói?
Câu 12: (1 điểm)
Đọc câu: “Lan để dành tiền tiết kiệm trong con heo đất.”
Tìm từ địa phương trong câu trên.
Câu 13: ( 1điểm)
Từ địa phương trong câu trên (câu 11) tương đương với từ toàn dân nào?
Câu 14: (2 điểm)
Viết đoạn văn 5 đến 7 câu để giới thiệu vắn tắt về tác giả Phan Bội Châu, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
Bài làm
A. Phần I: Trắc nghiệm (5 điểm).
Hãy chọn mỗi câu 1 đáp án đúng nhất và điển vào bảng sau:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B. Phần II: Tự luận (5điểm).
Câu 11: (1 điểm)
Câu “Bài Tập làm văn của em làm chưa hay lắm” dùng biện pháp tu từ là: .
.
Câu 12: (1 điểm)
Câu: “Lan để dành tiền tiết kiệm trong con heo đất”
Đã sử dụng từ địa phương là: 
Câu 13: ( 1điểm)
Từ địa phương sử dụng trong câu trên (câu 11) tương đương với từ toàn dân là từ: 
Câu 14: (2 điểm)
Đoạn văn giới thiệu vắn tắt về tác giả Phan Bội Châu, trong đó có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép:
.
Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (5điểm). 
Mỗi ý đúng tính ( 0,5 điểm ). 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
A
B
C
C
C
C
A
D
C
Phần II: Tự luận (5 điểm).
Câu 11: ( 1 điểm). 
Dùng biện pháp nói giảm nói tránh.
Câu 12: ( 1 đ)
Từ địa phương là “heo”.
Câu 13: (1 đ)
Từ địa phương “heo” tương đương từ toàn dân là “lợn”.
Câu13: (2 điểm)
- Đảm bảo nội dung phù hợp, chính xác. Trình bày hợp lí (1 điểm),
- Dùng đúng dấu ngoặc đơn (0, 5 điểm),

Tài liệu đính kèm:

  • docKT Tieng Viet 8 tiet 63.doc