Kế hoạch Ngữ văn 8

Kế hoạch Ngữ văn 8

A. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

I . NHỮNG CĂN CỨ

1.Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ năm học

 .

2. Căn cứ vào chức năng bộ môn

- Căn cứ vào mục tiêu chung của cấp học và vị trí cuả bộ môn trong hệ thống chương trình ngữ văn THCS.

- Ở lớp 6 và lớp 7, các em đã được làm quen với cách học giảng văn, lí thuyết và thực hành trong tiếng Việt cũng như tập làm văn. Cả ba phân môn cùng nằm trong một hệ thống tích hợp bổ trợ cho nhau một cách chặt chẽ và thiết thực theo phương châm “học đi đôi với hành”.

- Lên lớp 8, các em tiếp tục làm quen nhiều hơn với môn ngữ văn này, có khả năng nhận dạng các kiểu văn bản, có kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành.Từ đó nâng cao trình độ học vấn cho các em để tiếp tục học lên lớp cao hơn.

- Môn văn góp phần hình thành những con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 814Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch ngữ văn 8
A. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch
I . Những căn cứ
1.Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ năm học
	..
2. Căn cứ vào chức năng bộ môn
- Căn cứ vào mục tiêu chung của cấp học và vị trí cuả bộ môn trong hệ thống chương trình ngữ văn THCS.
- ở lớp 6 và lớp 7, các em đã được làm quen với cách học giảng văn, lí thuyết và thực hành trong tiếng Việt cũng như tập làm văn. Cả ba phân môn cùng nằm trong một hệ thống tích hợp bổ trợ cho nhau một cách chặt chẽ và thiết thực theo phương châm “học đi đôi với hành”.
- Lên lớp 8, các em tiếp tục làm quen nhiều hơn với môn ngữ văn này, có khả năng nhận dạng các kiểu văn bản, có kĩ năng vận dụng lí thuyết vào thực hành.Từ đó nâng cao trình độ học vấn cho các em để tiếp tục học lên lớp cao hơn.
- Môn văn góp phần hình thành những con người có ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, biết hướng tới những tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. Tình hình địa phương và nhà trường
1. Địa phương
- Có nhiều cố gắng trong việc tạo điều kiện cho việc dạy và học của nhà trường: Trang bị cho nhà trường một dãy nhà ba tầng với 15 phòng học kiên cố, khang trang, quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của địa phương.
- Nhiều gia đình đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến việc học của con em mình mua sắm đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho con em tới trường, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của con em mình.
- Song bên cạnh đó cũng còn một số gia đình chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện cho việc học của con em mình, phó mặc cho nhà trường.
2. Nhà trường
 a) Cơ sở vật chất:
-Khang trang, kiên cố, sạch đẹp. Mỗi phòng học có 8 bóng đèn chiếu sáng và hai quạt điện.
- Có đầy đủ bàn ghế chắc chắn , đẹp cho hs. Hai khối 6 và 9 được trang bị bàn ghế 
 chuẩn .
 	- Có nhiều trang thiết bị và đồ dùng phục vụ dạy và học.
- Tuy nhiên vẫn còn thiếu phòng chức năng cho hs.
 b) Giáo viên và học sinh:
 * Giáo viên.
 Tổ KHXH có Đ/c, trong đó:
- Trình độ đại học : 4 đ/c: ..
- Đang học đại học: 2 đ/c: ..
- Còn lại đạt chuẩn.
- Các đ/c đều yêu nghề, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, tận tuỵ với hs. Nhiều đ/c có 
 năng lực chuyên môn vững, có kinh nghiệm trong nghề, song do hiện tại vẫn còn thiếu gv 
 nên có đồng chí vẫn phải dạy chéo khối-điều đó ảnh hưởng đến việc đầu tư chuyên môn.
 * Học sinh
 	- Khói 8 có 166 em được chia thành 4 lớp. Đa số các em ngoan, lễ phép. Đầu năm 
 học, các em đã được chuẩn bị đầy đủ sách vở đồ dùng học tập và xác định cho mình mục 
 tiêu phương hướng học tập một cách đúng đắn nhất.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số các em h/s lười học, thụ động, không xác định
 ý thức học tập đúng, nên gv còn phải đàu tư nhiều thờ gian cho những h/s này.
 Kết quả năm học trước và kết qủa khảo sát đầu năm:
Kết quả
Lớp
Sĩ 
số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Cả năm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Năm trước
8A1
A2
8B
Cộng
Khảo
Sát 
đầu 
năm
8A1
A2
8B
Cộng
 c) Phụ huynh học sinh
- Đa số các bậc phụ huynh đã nhận thức được vai trò của giáo dục, rất quan tâm và 
tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của con em mình.
- Bên cạnh đó, có những phụ huynh hs chưa thực sự quan tâm đến các em
 về cả vật chất lẫn tâm tư tình cảm của các em.
B. Yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp
I. Chất lượng đại trà
1. Yêu cầu:
- Tích cực cải tiến phương pháp dậy học theo đặc trưng bộ môn.
- Dần từng bước nâng cao chất lượng văn hoá của hs đại trà.
- Chú ý đến đối tượng hs có năng kiếu để chọn, tham gia bồi dưỡng trong 
đội ngũ hs giỏi
- Quan tâm, có biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng hs yếu kém bộ môn.
2. Chỉ tiêu
Kì
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
 5ỏ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
I
8A1
8A2
8B
II ,
cả năm
8A1
8A2
8B
Biện pháp
*Với GV:
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp mới, truyền thụ kiến thức cho hs theo đặc trưng bộ môn.
- Trau dồi vốn kiến thức văn hoá, kích thích lòng say mê bộ môn cho hs.
- Chuẩn bị kĩ bài soạn trước khi đến lớp.
- Vận dụng tốt chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học-Phương pháp kiểm tra đánh giá hs”
-Tích cực sưu tầm tài liệu để bổ sung, minh hoạ, nâng cao, mở rộng và khắc sâu kiến thức cho hs.
-Kết hợp nhiều phương pháp, chú ý đều các đôitượng hs giỏi, khá, trung bình, yếu trong một giờ dạy.
- Tich cực vận dụng các phương pháp dạy học mới, kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ dạy.
- Khuyến khích việc các em mạnh dạn nói ra những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm , ý kiến, lập luận của mình trước tập thể.
- Tăng cường kiểm tra việc học bài và làm bài của hs ở nhà cũng như ở lớp.
- Có kế hoạch chấm, chữa, trả bài cho hs theo đúng chương trình. Chấm chữa tỉ mỉ và cẩn thận, có sổ chấm chữa.
- Kiểm tra vở BT của hs một cách thường xuyên.
- Khuyến khích việc hs đọc tài liệu tham khảo, có sổ ghi chép những kiến thức hay.
*Với học sinh:
- Tích cực học bài, chịu khó làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà.
- Chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài đẻ có thể hiểu và thuộc bài ngay tại lớp.
- Tiếp cận, làm quen nhanh với phương pháp mới.
- Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Có đầy đủ SGK, SBT, vở BT, vở ghi, ghi bài đầy đủ.
- Tích cực sưu tầm tài liệu tham khảo phục vụ bộ môn.
- Kết hợp nhiều thao tác trong một giờ học: Mắt nhìn, tai nghe, tay ghi chép, óc suy nghĩ.
*Phối kết hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường.
II. Phụ đạo học sinh yếu
1. Chỉ tiêu
Nâng dần chất lượng hs yếu bộ môn đạt chỉ tiêu văn hoá đại trà được giao
2. Biện pháp.
- Thường xuyên quan tâm đến hs yếu
- Kiểm tra việc học bài cũ, việc nắm kiến thức bài mới của các em.
- Có các BT phù hợp với lực học của các em, từ đó ra các BT ở mức độ cao dần.
- Khuyến khích động viên học sinh kịp thời.
- Rèn cho các em tính mạnh dạn, tự tin trước đông người.
III. Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Lập danh sách, thi chọn đội học sinh giỏi gồm hai em.
- Dạy bồi dưỡng cho các em theo lịch của trường, có chương trình, có kế hoạch, giáo án cụ thể.
- Thường xuyên cho cac em được tiếp cận với các dạng bài nâng cao.
- Chấm chữa bài tỉ mỉ, cụ thể, có đánh giá kết quả theo từng tháng.
- Tích cực đọc sách, tài liệu tham khảo.
- Chỉ tiêu phấn đấu:
- Có 1 giải khuyến khích, đồng đội xếp thứ .. cấp huyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach cu the Van 8doc.doc