Giáo án Ngữ văn 8 tiết 90: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn (974 - 1028)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 90: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn (974 - 1028)

Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ

LÍ CÔNG UẨN ( 974 - 1028)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh: - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.

 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.

 -Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô đó là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 I. Giáo viên: + Tranh ảnh

+ Giáo án

 II. Học sinh: + Soạn bài

+ Sách giáo khoa

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 90: Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn (974 - 1028)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 90: CHIẾU DỜI ĐÔ
LÍ CÔNG UẨN ( 974 - 1028)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh: - Thấy được khát vọng của nhân dân ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô.
 - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.
 -Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiếu dời đô đó là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 I. Giáo viên: + Tranh ảnh
+ Giáo án
 II. Học sinh: + Soạn bài
+ Sách giáo khoa
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:
* Giới thiệu bài:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
I.TÌM HIỂU CHUNG:
 1. Tác giả:
 +Lí Công Uẩn(974- 1028) tức là Lí Thái Tổ.Quê Bắc Ninh.
 + Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn.
 + Là người sáng lập ra vương triều nhà Lí lấy niên hiệu là Thuận Thiên
 2. Đặc điểm cơ bản của thể chiếu: SGK
 3.Tác phẩm:
a, Hoàn cảnh ra đời: Năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên(1010)
 b,Cách tổ chức bài chiếu:
+ Nội dung: 2 phần.
+Hình thức: Tâm tình, trao đổi có lí, có tình 
Hoạt động 3:
II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1.Lí do dời đô:
a,Viện dẫn sử sách Trung Quốc:
 + Đóng đô ở nơi trung tâm...
 + Mưu toan nghiệp lớn...
 + Tính kế muôn đời cho con cháu
 + Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân.
 Kết quả: Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Đưa dẫn chứng cụ thể, lí do xác đáng để làm tiền đề cho lí lẽ ở phần sau: dời đô.
 b, Nhận xét hai nhà Đinh, Lê:
 + Theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời...
 + ...cứ đóng yên đô thành
Kết quả: Triều đại...số phận ngắn ngủi...
Trăm họ hao tốn.. 
 + Trẫm rất đau xót...
 + Không thể không dời đổi.
 Tâm trạng của một người thương dân, luôn trăn trở vì vận nước, khẳng định là phải dời đô.
 2, Thành Đại La- kinh đô của đất Việt:
 + Về địa lí: - Trung tâm trời đất; ..thế rồng cuộn hổ ngồi.
 - Đã đúng ngôi...; lại tiện hướng...
 - Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng... 
 + Về chính trị- văn hoá: Chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước
Kết luận:Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
+ Trẫm muốn....định chỗ ở.
 Các khanh nghĩ thế nào?
Nhận xét: Câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm
Nhận xét: Từ ngữ lí giải có lí, có tình, câu văn biền ngẫu- dời đô là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, của vua.
III. TỔNG KẾT:
 1, Nghệ thuật: Bài viết ngắn gọn, cô đọng có sức thuyết phục:
 - Sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
 - Trình tự lập luận chặt chẽ (văn nghị luận cổ.
 2, Nội dung:
- Phản ánh khát vọng độc lập và ý chia tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua anh minh.
 Ghi nhớ:SGK
IV.LUYỆN TẬP:
 Bài tập1: Trắc nghiệm:
Bài tập2: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục?
 Chúng ta có được cuộc sống ngày hôm nay phải luôn luôn ghi nhớ công lao trời biển của các vị anh hùng, cha ông thời trước. Họ là những người lấy đời sống của nhân dân làm thước đo sự vững mạnh và phồn thịnh của đất nước. Hôm nay cô cùng các em đến thăm một nơi với làn điệu dân ca nổi tiếng, các em có biết đền này ở đâu không? 
* Chiếu ảnh đền Đô
Đây chính là đền Đô - Bắc Ninh, nơi thờ tám vị vua thời Lí, thăm vị vua đầu tiên sáng lập ra vương triều Lí đó là Lí Công Uẩn với áng văn bất hủ, có giá trị về mặt lịch sử quí giá: Chiếu dời đô.
*Chiếu:
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
Hỏi: Em hãy giới thiệu nét chính về tác giả?
+ Lí Công Uẩn (974 - 1028) tức là Lí Thái Tổ, quê Bắc Ninh.
 + Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn.
 + Là người sáng lập ra vương triều nhà Lí lấy niên hiệu là Thuận Thiên
GV: Ông mồ côi cha, được bố nuôi là Lí Khánh Văn dạy dỗ và sự giúp đỡ của sư Vạn Hạnh, cộng với tài năng, có ý chí ông được triều đình và nhân dân mến mộ tôn ông lên làm vua. Ông trở thành một ông vua anh minh, giàu lòng nhân ái.Ông thọ 55 tuổi, làm vua được 18 năm.
* Chiếu ảnh.
2.Đặc điểm cơ bản của thể chiếu:
GV: Một số bài chiếu thời Lí: - Xá thuế chiếu-Lí Thánh Tông
 Lâm chung di chiếu- Lí Nhân Tông. 
3. Tác phẩm:
GVHD đọc- Chú ý cách đọc: trang trọng ,dứt khoát
- Nhận xét cách đọc của HS
 a, Hoàn cảnh ra đời:
Hỏi: Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản?
 + Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên (1010)
GV: Khi lên ngôi vua, Lí Công Uẩn tiếp nhận một triều đại thế lực chưa đủ mạnh, dân nghèo khổ, kinh đô vẫn phải dựa vào núi rừng hiểm trở, việc dời đô mang lại cuộc sống ấm no cho muôn dân là cần thiết.
 b, Cách tổ chức bài chiếu:
Hỏi: Bài chiếu chia thành mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
 + Nội dung: 2 phần.
 Phần 1: Từ đầu đến...không dời đổi. Lí do dời đô.
 Phần 2: Còn lại. Thành Đại La đủ ưu thế để trở thành kinh đô đất Việt.
 + Hình thức:
Hỏi: Em nhận xét khái quát về hình thức của bài chiếu?
 + Tâm tình, trao đổi có lí, có tình.
 II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1.Lí do dời đô:
Hỏi: Theo em, tác giả nêu mấy lí do để thuyết phục dời đô?
+ Nêu 2 lí do: - Viện dẫn sử sách Trung Quốc về việc dời đô.
 - Soi sử sách Trung Quốc để nhận xét hai nhà Đinh, Lê.
a,Viện dẫn sử sách Trung Quốc:
GV:Theo Lí Công Uẩn việc dời đô của các triều đại Trung Quốc là tất yếu phải có nguyên nhân.
Hỏi: Em hãy nêu nguyên nhân của việc dời đô? Kết quả?
GV: Kết quả việc dời đô làm cho đất nước hưng thịnh, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc, họ tuân theo mệnh trời, là phù hợp với qui luật khách quan và ý muôn dân.
Hỏi: Mở đầu bài chiếu,tác giả viện dẫn sử sách Trung Quốc nhằm mục đích gì?
 + Đưa dẫn chứng cụ thể, lí do xác đáng để làm tiền đề cho lí lẽ ở phần sau: dời đô.
 * Chiếu:
GV: Để tăng thêm tính khách quan cho quyết định dời đô của mình, tác giả soi sử sách Trung Quốc vào tình hình thực tế , nhận xét có tính chất phê phán hai nhà Đinh, Lê...Việc dời đô của các triều đại Trung Quốc, thực tế đạt được những kết quả tốt đẹp.
 Thế mà, hai nhà Đinh-Lê lại không nhận ra điều đó . 
 b,Nhận xét hai nhà Đinh, Lê:
Hỏi: Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai nhà Đinh, Lê là không phù hợp, vì sao?
GV: Việc cứ đóng đô ở Hoa Lư của hai nhà Đinh, Lê không phù hợp với qui luật khách quan nên hậu quả: triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ hao tốn, người dân khổ cực, muôn vật không được thích nghi.Ta hiểu nét tâm lí đặc thù của con người thời trung đại: noi theo tiền nhân, dựa vào mệnh trời “Thế mà...cứ đóng yên đô thành” thì quả là sai lầm.
 Nhưng thực ra hai triều đại Đinh, Lê lúc bấy giờ thế lực chưa đủ mạnh để tiến ra đồng bằng đất phẳng đóng đô, vẫn còn phải dựa vào thế núi rừng để củng cố triều đại.Còn triều Lí lại đang trên đà phát triển,chính vì vậy kinh đô cũ ở Hoa Lư(Ninh Bình) là không còn phù hợp.
Hỏi: Sau khi nhận xét hai nhà Đinh, Lê tác giả có tâm trạng gì? Và quyết định ra sao?
GV: Tác giả đã bộc lộ cảm xúc của mình: “rất đau xót về việc...”nhân dân cực khổ lầm than,bên cạnh lại ngầm ý quyết đoán, một quyết đoán không gì cưỡng lại được là dời đô, thế mới là phù hợp với mệnh trời nên : “không thể không dời đổi”... phủ định một điều phủ định chính là khẳng định: Phải dời đô.
GV: Thuyết phục được dời đô là cả một tài nghệ của người đứng đâu, nhưng dời đi đâu, nơi đó thế nào, phải là người có tầm nhìn sáng suốt, Lí Công Uẩn là người như vậy. Ông dựa vào thuyết phong thuỷ phát hiện ra vẻ đẹp muôn mặt của thành Đại La, đây là nơi đóng đô lí tưởng.
 2, Thành Đại La- kinh đô của đất Việt:
Hỏi: Theo tác giả,thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?
GV: Càng nghĩ, vua càng tin rằng :Thành Đại La đủ điều kiện để trở thành kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời bởi địa thế đẹp, rộng, thoáng,đầu mối giao lưu, điều kiện tốt cho dân cư sinh sống và sự tốt tươi của muôn vật
 Đoạn văn xen câu văn biền ngẫu, có từng cặp câu đối xứng: Đã đúng ngôi...dựa núi. Địa thế rộng...mà thoáng..., lời văn cân xứng nhịp nhàng lôi cuốn người đọc, người nghe.
 Kết luận:Thành Đại La là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Hỏi: Em có suy nghĩ gì về đoạn kết của bài chiếu?
 GV: Lẽ ra kết thúc bài chiếu là mệnh lệnh, nhưng “Chiếu dời đô” lại kết thúc là câu hỏi mang tính chất đối thoại, trao đổi... đã xoá bớt khoảng cách vua- tôi, tạo sự đồng cảm chia sẻ,tạo sự đồng tâm nhất trí giữa người ra lệnh và người nhận lệnh.
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ ở đoạn văn trên?
Nhận xét: Từ ngữ lí giải có lí, có tình, câu văn biền ngẫu- dời đô là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, của vua.
 GV: Việc dời đô trên là vâng mệnh trời, dưới hợp ý dân.
Hỏi: Em hiểu ý dân ở đây là gì?
+ Là khát vọng về một đất nước độc lập, hùng cường, cuộc sống ấm no - hạnh phúc.
GV: Bài viết cách đây gần một ngàn năm, Nhưng mỗi lần đọc lại cô thấy dâng lên trong lòng một cảm xúc khó tả: là lòng cảm phục, là sự trân trọng, là lòng biết ơn một người xây dựng nên cơ nghiệp nàyBài chiếu ngắn gọn, cô đọng đầy sức thuyết phục, đó chính là sức hấp dẫn của nghệ thuật.
III. TỔNG KẾT:
 1, Nghệ thuật:
Hỏi: Em hãy cho biết giá trị nghệ thuật của bài chiếu?
 + Bài viết ngắn gọn, cô đọng có sức thuyết phục:
 Sự kết hợp hài hoà giữa lí và tình.
GV: Theo em sự kết hợp hài hoà giữa lý và tình thể hiện ở chỗ nào?
 Trình tự lập luận chặt chẽ (văn nghị luận cổ)
 GV: Bài văn nghị luận cổ ngắn gọn, cô đọng có sức thuyết phục mạnh mẽ bởi sự kết hợp có lí có tình: Cái lí ở đây là đưa ra những dẫn chứng cụ thể có thật, mọi người đều biết, đều hiểu, không ai có thể phủ nhận. Cái tình ở đây đó là tình cảm chân thành biết nói đúng chỗ, tạo sự đồng cảm giữa vua với quần thần.Bằng cách lập luận chặt chẽ, nguyện vọng dời đô của Lí Công Uẩn được cả triều đình nhiệt liệt tán thành, nhân dân ủng hộ.
Hỏi: Cảm nghĩ của em sau khi học xong Bài chiếu dời đô? 
 2, Nội dung:
 - Phản ánh khát vọng độc lập và ý chia tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
 - Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của một vị vua anh minh.
GV: Bài chiếu dời đô của Lí Công Uẩn phản ánh khát vọng của nhân dân về một nước độc lập, thống nhất, dân có cuộc sông ấm no, hạnh phúc, và phản ánh ý chí độc lập tự cường của dân tộc Đại Việt ta đang trên đà lớn mạnh. Đồng thời cho ta thấy được Lí Công Uẩn một người có một tầm nhìn cao rộng: một cái nhìn văn hoá, chứng tỏ con mắt lịch sử, con mắt địa lí, con mắt kinh tế rất bao quát, rất sâu xa.
 * Chiếu: 
IV. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1: Trắc nghiệm:
 Tại sao chiếu dời đô, tác giả lại gọi thành Đại La là thắng địa của đất Việt?
 A, Vì đây là mảnh đất tốt.
 B, Vì đây là mảnh đất tốt có thế đất đẹp.
 C, Vì đây là mảnh đất tốt, lành, vững, có thể đem lại nhiều lợi ích cho kinh đô.
 D, Cả ba phương án trên.
Đáp án: C
Bài tập 2: Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục?
* Chiếu: Kết cấu, bố cục của một bài chiếu
1, Mở đầu tác giả nêu sử sách làm tiền đề, chỗ dựa cho lí lẽ ở phần sau.
2, Soi sáng sử sách, tiền đề vào thực tế để thấy rõ những chỗ được, chỗ chưa được.
3, Phân tích, chứng minh và đi đến kết luận.
GV: Các em có thể dựa vào kết cấu, bố cục của bài chiếu để làm bài tập 2. Hướng dẫn HS làm nhóm lên trình bày.
GV nhận xét bài làm của HS.
GV tổng kết bài học: Như vậy chúng ta vừa học xong bài Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn.Bài chiếu có giá trị về địa lí cũng như giá trị về lịch sử.Chúng ta phải đời đời biết ơn Lí Công Uẩn một nhà tổ chức tài ba, đa năng toàn diện, người đầu tiên có sáng kiến vĩ đại để ta có một Thăng Long, một Hà Nội Thủ đô của đất nước giàu đẹp ngày nay.Trong những ngày hôm nay cả nước đang xúc tiến chuẩn bị kỉ niệm ngàn năm Thăng Long vào năm 2010. Đây là việc làm uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn, bảo vệ, xây dựng thành quả mà cha ông để lại.
GV nếu còn thời gian cho đọc lại văn bản(hoặc hoạt cảnh nhỏ)
Hướng dẫn học tập:
Đọc lại văn bản hiểu nội dung và nghệ thuật
Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu.
Chuẩn bị bài: Câu phủ định.
 HẾT
Nghe
Quan sát
Trả lời
Viết bài
Nghe
Viết bài
Quan sát
Nghe
Đọc thông tin Sgk.
Nghe
Đọc thông tin Sgk
Nghe
Trả lời
Nghe
Trả lời
Viết bài
Trả lời
Tư duy
Trả lời-Viết bài
Tư duy
Trả lời
Quan sát
Nghe
Tư duy-Trả lời
Viết bài
Nghe
Quan sát
Tư duy-Trả lời
Viết bài
Quan sát
Nghe
Nghe
Tư duy
Trả lời
Viết bài
Nghe
Tư duy-Trả lời
Nghe
Tư duy
trả lời
Viết bài
Quan sát
Tư duy
Trả lời
Nghe
Tư duy
Trả lời
Viết bài
Nghe
Trả lời
Quan sát
Nghe
Quan sát
Nghe
Trả lời
Nghe
Nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chieu doi do.doc