Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cẩm Tâm

Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cẩm Tâm

HỌC KỲ II.

Tuần 20:

Tiết 73 - 74 NHỚ RỪNG.

 (Thế Lữ )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Học sinh nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thương, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạng đầy truyền cảm của nhà thơ.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.

3. Thái độ: - Có ý thức học tập và bảo vệ môi trường yêu quý loài thú quý hiếm không săn đánh bắt

B. CHUẨN BỊ:

- GV chuẩn bị SGK, SGV, Bài soạn .

- HS chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, đọc trước .

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 * ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.

* Kiểm ta bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 - Kiểm tra vở môn học kỳ II.

 

doc 99 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học Ngữ văn 8 kì 2 - Trường THCS Cẩm Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 31. tháng 12.năm 2010 
 .tháng.năm 2010
Học kỳ II.
Tuần 20:
Tiết 73 - 74	 Nhớ rừng.
	 (Thế Lữ )
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Học sinh nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thương, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạng đầy truyền cảm của nhà thơ. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ thơ trữ tình.
3. Thái độ: - Có ý thức học tập và bảo vệ môi trường yêu quý loài thú quý hiếm không săn đánh bắt
B. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị SGK, SGV, Bài soạn .
- HS chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ, đọc trước.
C. Hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
* Kiểm ta bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
	 - Kiểm tra vở môn học kỳ II.
 * Vào bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung VB
Nêu những hiểu biết cơ bản của em về nhà thơ Thế Lữ ?
HS trình bày
GV nhận xét
(GV bổ sung)
GV giới thiệu một số đặc điểm về thơ mới
+ Trình bầy đôi nét về tác phẩm.
+ Nêu một số Tác phẩm thơ hay của Thế Lữ.
GV hướng dẫn cách đọc.
GV đọc => gọi HS đọc tiếp.
GV kiểm tra một số từ khó (từ hán việt).
Em hãy chép 5 đoạn trong bài thơ thành 3 ý lớn của bài ?
- Học sinh trinh bày
- Giáo viên nhận xét
I- Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Thế Lữ (1907 - 1989)
- Là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới ở chặng (1932 - 1945).
- Là cây bút dồi dào tài năng. Có công lớn đem lại chiến thắng cho thơ mới.
- Ngoài thơ ông còn viết truyện ngắn, HĐ sân khấu, là người có công lớn trong HĐ kịch nói Việt Nam.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ (Nhớ rừng), viết năm 1934 được in trong tập mấy vần thơ 1935.
- Một số tác phẩm hay: Mấy vần thơ 
(1935), tiếng sáo thiên thai, vàng là máu, bên đường thiên lôi (1936).
=> Nhớ rừng là bài thơ đem lại thắng lợi cho nhà thơ
1. Đọc
2. Lưu ý từ khó.
4, 6, 8, 11, 17, 
3. Thể thơ:
- Thể thơ 8 chữ, gieo vần liền => thơ mới tự do linh hoạt.
4. Bố cục: (5 đoạn) -> 3 ý lớn
Đoạn 1 + 4. Tậm trạng của con hổ bị nhốt.
Đoạn 2 + 3. Nỗi nhớ của con hổ thời tự do.
Đoạn 5. Nỗi khao khát tự do.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết VB
II. Tìm hiểu chi tiết:
	Giáo viên hướng dẫn hs phân tích đoạn 1- 4 qua 2 ý bằng nghệ thuật tương phản đối lập.
	+ Em hãy phân tích tâm trạng con hổ bị nhốt ở vườn bách thú khi nó bị mất tự do và cảnh núi rừng hùng vĩ trong nỗi nhớ của con hổ khi nó đang được tự do.
? Con hổ khi không có tự do tâm trạng như thế nào?
? Con hổ khi có tự do có hình ảnh tự nhiên như thế nào? ta thấy hổ có nổi nhớ gì?
	- Học sinh chia cột trình bày.
1. Cảnh con hổ bị nhốt (Không có tự do).
+ Tâm trang u uất căm hờn của con hổ khi bị nhốt trong cửa sắt của vườn bách thú.
+ Gậm một khối
+ Ta nằm dài
+ Làm trò lạ mắt
+ Thứ trò chơi
+ Ngang bằng với gấu, báo,
=> Cách dùng từ và lựa chọn hình ảnh gợi cảm. ta có thể hiểu được nỗi căm uất đang được gặm nhấm dần khối căm hờn đang chứa chất trong lòng.
- Cảnh vườn bách thú: không đời nào thay đổi.
+ Hoa chăm, cỏ xen, lối phẳng, cây trồng, dải nước đên giả suối chẳng thông dòng. Len dưới nách những mấp mô thấp hèn => tất cả là cảnh nhân tạo, nhàn tẻ, tầm thường, giả dối,
=> bằng hàng loạt những từ ngữ liệt kê liên tiếp, cảnh ngắt nhịp ngắn dồn dập với những câu thơ đọc liền kéo dàI làm tăng nỗi nhớ và nỗi chán ghét tầm thường tù túng.
2. Cảnh núi rừng hùng vĩ (có tự do)
- Nỗi nhớ da diết khôn nguôi cảnh núi rừng hùng vĩ, cảnh một thời tự do tung hoành của con hổ.
+ Bóng cả cây già
+ Gió gào ngàn, giọng nguồn kép núi
+ thét khúc trường ca dữ dội
+ bước lên dỏng dạc đường hoàng
+ lượn tấm thân
+ Mắt thần đỏ quắc, mọi vật im hơi
=> Những câu thơ sống động, đầy chất tạo hình, diễn tả vẽ đẹp vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại uyển chuyển của chúa sơn lâm.
- Nỗi nhớ đến kỹ niệm thời oanh liệt:
+ Nhớ kỷ niệm đêm trăng
+ Nhớ những ngày mưa rừng
+ Nhớ những buổi bình minh
+ Nhớ những chiều lênh loãng màu.
=> Đây là đoạn thơ hay như một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, bốn nỗi nhớ, bốn cảnh hoành tráng thơ mộng với tư thế lẫm liệt kiêu hùng đầy uy quyền của con hổ.
Hết tiết 73 chuyển tiết 74
 Nhớ rừng.
	 (Tiếp )
* ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
* Kiểm ta bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ nhớ rừng? Cho biết tâm trạng của con hổ khi ở chốn sơn lâm hoang dã?
 * Vào tiết 74:
* Hoạt động 1: GV khái quát nội dung tiết trước và tìm hiểu nỗi khát khao tự do của con hổ.
GV: Qua sự đối lập sâu sắc giữa 2 cảnh tượng trên tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào ? tâm sự có gì gần gũi với tâm sự của người dân việt nam đương thời ?
- HS suy nghĩ trình bày.
- GV nhận xét bổ sung.
GV bình ( )
+ Đọc đoạn cuối bài thơ cho biết “Giấc mộng của con hổ như thế nào ?”
- HS trình bày
- GV nhận xét
Em hiểu được gì qua giấc mộng của con hổ ?
- HS trình bày
+ Em hãy cho biết tại sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú. Việc mượn lời đó có tác dụng gì ?
- HS thảo luận, TB
- GV nhận xét bổ sung.
Vậy em cho biết t/p này được viết theo PT biểu đạt nào ?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn tổng kết
+ Qua phân tích bài thơ em cảm nhận được điều gì về tâm sự của tác giả cũng như người dân việt nam?
+ Nét nghệ thuật đặc sắc?
HS trình bày
GV chốt kiểm tra.
HS đọc to ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Cũng cố – dăn dò
? Qua việc học song bài thơ trên em có trách nhiệm và suy nghi gì về vấn đề bảo vệ môi trường ?
- HS trả lời. GV định hướng và lên hệ thêm về môi trường và động vật quý hiếm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
3. Nỗi khao khát tự do.
- Giấc mộng ngần: Là chốn rừng núi hùng vĩ oai lĩnh, là nơi thênh thang rộng lớn tự do vùng vẫy: “ Nơi giống hầm thiêng ta ngự trị ”
- Thể hiện nỗi nuối tiếc khát khao tự do cháy bỏng.
- Còn là lời nhắn gửi và khơi dậy tinh thần yêu nước của người dân việt nam, khích lệ họ đấu tranh giành độc lập tự do.
- Thế Lữ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả nỗi đau, niềm khát khao tự do mãnh liệt của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ cũng bị gặm khối căm hờn trong củi sắt cùng tiếc nhớ không nguôi thời oanh liệt với những chiến công lừng lẫy, vẻ vang của dân tộc vì thế lời con hổ là nỗi lòng của người dân Việt Nam.
=> Biểu cảm gián tiếp
III. Tổng kết:
1. Nội dung: 
- Mượn lời con hổ để: 
+ Diễn tả nỗi chán ghét hiện tại
+ Tù túng tầm thường.
+ Niềm khát khao tự do.
- Khơi gợi lòng yêu nước giành độc lâp tự do.
2. Nghệ thuật:
+ Tràn đầy cảm hứng lãng mạng
+ Xây dựng hình tượng con hổ
+ Hình ảnh nhà thơ giàu chất tạo hình đầy ấn tượng
+ Ngôn ngữ nhạc điệu phong phú
+ Sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập.
* Ghi nhớ : SGK
IV Cũng cố hướng dẫn bài mới
 - GV khái quát bài học.
- Học thuộc ghi nhớ (SGK)
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài mới.
D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch dạy học:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ===============*b b*===============
Tiết: 75
Ngày saọan:02/01/2010
Ngày dạy:..
Câu nghi vấn
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- HS hiểu được đặc điểm, hình thức, chức năng của câu nghi vấn.
- Biết phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
2. Kĩ năng:
- Biết vận dụng câu nghi vấn trong nói, viết tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Thấy được sự PP và đa dạng cua dấu câu trong TV.
B. Chuẩn bị: 
- GV chuẩn bị SGK, SGV, Bài soạn .
- HS chuẩn bị bài ở nhà đầy đủ
C. Hoạt động dạy học:
 * ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
* Kiểm ta bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
* Vào bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
GV gọi học sinh đọc đoạn trích SGK.
? Trong đoạn trích câu nào là câu nghi vấn ?
? Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn.
- HS trình bày
- GV nhận xét
? Vậy theo em thế nào la câu nghi vấn nêu một số ví dụ về câu nghi vấn ?
- HS thảo luận trình bày
- GV nhận xét
? Thế nào là câu nghi vấn? 
GV chốt nội dung phần ghi nhớ.
Nêu một vài ví dụ.
* GV trong các câu nghi vấn chúng ta thấy rất rõ chức năng của chúng được dùng để hỏi. Nhưng cũng có những câu nghi vấn dùng để khẳng định 1 quan niệm, 1 ý tưởng nào đó mà không cần phải trả lời. Còn về đặc điểm và hình thức thì luôn giống nhau.
Hoạt động 2 hướng dẫn luyện tập
GV hướng dẫn học sinh giải quyết các bài tập (SGK) sau mỗi bài
* Bài tập 2 (SGK): Căn cứ vào đâu xác định câu nghi vấn ? có thể thay “hay” bằng “hoặc”.
* Bài tập3 (SGK): 
- HS đọc và làm bài
Nhận xét bổ sung
- GV tổng kết
* Bài tập 4,5, 6: (HS làm ở nhà)
Hoạt động 3: Cũng cố – dăn dò
- GV khái quát lại bài học- HS chú ý
- GV yêu cầu HS làm bài tập và soạn bài mới:
“ Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh” 
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1. Xét VD: SGK
- Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không.
- Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
- Hay là u thương chúng con đói quá.
+ Đặc điểm: Có những từ nghi vấn (có không, làm sao, hay là,)
2.Kết luận: 
+ Hình thức: Câu nghi vấn kết thúc bằng dấu?
+ Chức năng: Câu nghi vấn dùng để hỏi.
Ghi nhớ: SGK
* VD:
a. Tâm tư tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ như thế nào?
b. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối ?
c. Lượm ơi còn không?
=> Câu a yêu cầu phải trả lời
 Câu b và c không yêu cầu phải trả lời mà ở đây hỏi để nhấn mạnh khẳng định.
II. Luyện tập
* Bài tập 1: (SGK) Xác định câu nghi vấn
- Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?
- Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế ?
- Văn là gì ? chương là gì ?
- Đùa trò gì ? cái gì thế ?
- Chị cóc béo xù đứng trước nhà ta đấy hử ?
* Bài tập 2: (SGK)
- Có thể thay từ “hay” -> không thể thay bằng hoặc
- Nếu thay: Sai ngữ pháp - > chuyển sang câu khác có ý nghĩa khác
* Bài tập3 (SGK): 
Không -> Không phải là câu nghi vấn
- Câu a,b: có các từ nghi vấn (kết cấu chứa những từ này là chức năng bổ ngữ)
- Câu c, d: cái nào, cũng. 
III. Cũng cố hướng dẫn bài mới
- GV khái quát bài học.
- Nắm vững đặc điểm, hình thức, chức năng câu nghi vấn.
- Phân biệt câu n ... g trình (HS viết)
Ngày .tháng.năm 200
Tuần 33
Tiết 129: 	Trả bài kiểm tra văn
A. Mục Tiêu
- HS xác định được vấn đề cơ bản mà đề bài yêu cầu
- Nhận thấy được những thiếu xót trong bài làm
- Rút kinh nghiệm chuẩn bị cho kiểm tra học kỳ II
B. Tổ chức giờ dạy
	HĐ 1. Xác định yêu cầu của đề
- Nêu nét chung và nét riêng của 3 vă bản: chiến dời đô, hịch, nước Đại Việt
+ Nét chung: Cả 3 văn bản đều là văn bản nghệ thuật có bố cục chặt chẽ, lập luận sắc bén, đều dùng văn biến ngẫulàm nổi bật ý thức về chủ quyền dân tộc, đều toát lên lời khẳng định nền độclập dân tộc. Các nhân vật là nhân vật lịch sử gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước, giữ nước. Đều thấm đượm tinh thần yêu nước nồng nàn.
- Điểm khác nhau:
+ Chiếu dời đô: Khát vọng xây dựng đất nước vững bền, ý thức tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh
+ Hịch tướng sĩ: Tấm lòng căm thù giặc sục sôi và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc ngoại xâm.
+ Nước Đại Việt: Khẳng định mạnh mẽ nền độc lập dân tộc trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa truyền thống vẻ vang của dân tộc.
	HĐ 2.Nhận xét trả bài
GV: - Đọc một số bài làm tốt
 - Yêu cầu HS sửa lại những sai sót trong bài làm.
Tiết 130: 	Kiểm tra tiếng Việt
A. Mục tiêu:
- Giúp HS vận dụng những kiến thức tiếng việt đã học vào bài làm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng vận dụng sáng tạo trong bài viết.
- Giáo dục cách dùng từ, diễn đạt câu trong bài viết.
B. Tổ chức giờ dạy:
	HĐ 1. Ra đề:
Câu 1: Xác định các kiểu câu:
STT
Câu đã cho
Kiểu câu
1
Nhưng nó không được thế!
2
Người ta đám mình không sao, đánh người ta thì
3
Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
4
Này, em không để chúng nó yên được à?
5
Các em đừng khóc
6
Ha Ha! Một lưỡi gươm
7
Làng tôi vốn làm nghề chài lưới
Nước bai vây cách biển nửa ngày sông
Câu 2: Đoạn trích sau đây có 3 câu chứa từ hứa. Hãy xác định kiểu hành động nói được thực hiện trong mỗi câu?
Em đi nhanh về trên giường, đặt con En Nhỏ quàng tay vào con vệ sĩ
- Em để nó ở lại – giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng rời xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi
- Anh xin hứa.
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (Nội dung tự chọn) có dùng các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và ít nhất 1 câu phủ định của phủ định.
	HĐ 2. Biểu chấm
Câu1: 2đ
1. Câu cầu khiến
2. Câu trần thuật
3. Câu nghi vấn
4. Câu nghi vấn
5. Câu cầu khiến
6.Câu cảm thán
7. Câu trần thuật
Câu 2: 3đ
- Hứa 1:
- Hứa 2:
- Hứa 3:
Câu 3: Tuỳ thuộc vào cách viết của HS để cho điểm: 5đ
Tiết 131: 	Trả bài tập làm văn số 7
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về các phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ và đặt câuĐặc biệt cách đưa các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm vào văn nghị luận
B. Tổ chức giờ dạy
	HĐ 1. Xác định yêu cầu của đề:
 (GV cho HS nhắc lại đề bài à HS xác định yêu cầu thể loại)
- Thể loại: văn nghị luận
- Vấn đề cần chứng mình, giải thích: “trang phục và văn hoá”
- Phương pháp: kết hợp chứng minh, giải thích ( đưa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm vào văn nghị luận)
	HĐ 2. Lập dàn ý cho đề văn
1. Mở bài: Nêu vấn đều ( trang phục – văn hoá dân tộc)
2. Thân bài: trình bà các luận điểm, luận cứ
- Cách ăn mặc gần đây có nhiều thay đổi
- Các bạn lầm tưởng cách ăn mặccho là sành điệu
- Cần ăn mặc cho phù hợp với thời đạu với truyền thống
- Tác hại của việc ăn mặc chạy theo mốt.
3. Kết bài: Cần thay đổi trang phục cho lành mạnh, đúng đắn, đẹp lịch sự.
	HĐ 3. Nhận xét chung:
* Ưu điểm:
+ Nhìn chung các xác định đúng thể loại.
+ Xây dựng các luận điểm chính xác, phụ hợp với vấn đề.
+ Cách lập luận tương đối tốt.
+ Kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm hợp lý.
* Khuyết điểm:
+ Cách xắp xếp luận điểm ở 1 số bài chưa phù hợp.
+ Việc kết hợp miêu tả, tự sự, biểu cảm còn hạn chế. Có bài không có.
+ Cách dùng từ diễn đạt chưa hay, thiếu chính xác.
+ Cách trình bày chưa đẹp, chưa khoa học.
+ Phân bố thời gian cho từng phần chưa hợp lý.
	HĐ 4.Trả bài – HS chữa bài làm
GV: đưa ra 1 số bài làm (1 đoạn văn) có lỗi sai, HS cùng sửa
Bổ sung thêm yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm cho 1 số đoạn văn.
- HS đọc lại đoạn văn đã sửa
- GV ra BTVN
Ngày .tháng.năm 200
Tuần 34
Tiết 132: 	Văn bản thông báo
A. Mục tiêu:
- Giúp HS: hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo. Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo. Biết cách làm 1 văn bản thông báo đúng qui cách.
B. Tổ chức giờ dạy:
	HĐ 1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là văn bản tường trình?
- Cho 3 trường hợp sau () trường hợp nào cần viết tường trình?
	HĐ 2. Dạy bài mới:
Trong các văn bản trên ai là người thông báo? Ai là người nhận nội dung thông báo là gì?
- HS trình bày
Mục đích chính của thông báo, hình thức của thông báo?
- HS trình bày
- GV nhận xét
GV chốt kiến thức
Trong các tình huống sau đây tình huống nào cần viêt thông báo?
- HS trình bày
Tiến trình của 1 văn bản thông báo?
- Hs trình bày
- GV chốt kiên thức
GV cho HS đọc SGK
(HS luyện viết)
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
1. Đọc các văn bản: SGK
VB 1:
 + Thay mặt nhà trường phó hiệu trưởng Nguyện Văn Bằng là người viết thông báo
 + Các GVCN lớp
 + Mục đích: thông báo thời gian duyệt văn nghệ các lớp
VB 2:
 + Thay mặt ban chỉ huy liên đội: Trần Mai Hoa.
 + Các chi đội
 + Đại hội liên đội (2004-2005)
- Mục đích: truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thểbiết để thực hiện.
- Hình thức: tuân thủ theo thể thức hành chính( tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, biểu ngữ, ngày tháng, người nhận, người gửi)
2. Ghi nhớ; SGK
II. Cách làm văn bản thông báo:
1.Tình huống cần làm văn bản thông báo
- a: không viết thông báo mà viêt tường trình
- b: viết thông báo
- c: viết thông báo hoặc giấy mời
2. Cách làm văn bản thông báo
a. Thể thức mở đầu ()
b.Nội dung thông báo ()
c.Thể thức kết thúc ()
* Ghi nhớ: SGK
* Lưu ý:
* BT: VIết 1 văn bản thông báo
Tiết 133+ 134:	 Tổng kết phần văn
 	 (Tiếp theo)
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố hệ thống hoá kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8. Nhằm làm cho các em nắm chắc hơn,, đặc trưng thể loại, thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản
B. Tổ chức giờ dạy:
	HĐ 1. Kể tên các văn bản Nghị luận đã học ở lớp 8
	HĐ 2. Trả lời câu hỏi: SGK
1. Cho biết thế nào là văn bản nghị luận?
* Điểm nổi bật giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại?
- Nghị luận Trung đại: từ ngữ cổ, cách diễn đạt cổ, nhiều hình ảnh, hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng, dùng nhiều điển tích, điển cốVăn phòng gần giống văn phòng sáng tác. Văn nghị luận trung đại mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại như tư tưởng “Thiên mệnh” (mặt trời).
- Nghị luận hiện đại: Được viết giản dị, câu văn gần với lời nói thường, gần đời sống hơn. (không có các đặc điểm nêu trên).
2. Nét giống và khác nhau giữa 3 vă bản: Hịch tướng sĩ, chiếu dời đô, Nước Đại Việt?
Cả 3 văn bản đều bao trùm một tinh thần dân tộc sâu sắc, thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn mạnh. (chiếu dời đô) ở tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược. (Hịch tướng sĩ) ở ý thức sâu sắc đầy tư hào về một nước Việt Nam độc lập. (Nước đại việt) tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn. Đó là gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đầm hoặc nhạt ở các văn bản đó và yếu tố có tính thể hiện ở tấm lòng, thái độ người viết đối với người tiếp nhận.
3. Vì sao Bình Ngô Đại Cáo được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó?
- Vì bài cáo đã khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập, đó là chân lý hiển nhiên.
	“..Như nước Đại Việt ta từ trước
	 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
	 Núi sông bờ cõi đã chia
	 Phong tục Bắc Nam cũng khác”
- Từ lời văn đến tinh thần cả đoạn văn đều mang tính chất “tuyên ngôn” về nền độc lập của dân tộc. Khẳng định sự phân định rạch ròi lãnh thổ của dân tộc, có nền văn hoá, có phong tục tập quán riêng
- So với bài “Sông núi nước Nam” à đây là văn bản thứ nhất được coi là tuyên ngôn độc lập của dân tộc. Văn bản này thể hiện rõ ý thức về nền độc lập dân tộc trên phương diện: lãnh thổ (sông núi nước Nam) và chủ quyền (vua Nam ở).
	“Sông núi nước Nam vua Nam ở
	 Dành dành định phận ở sách trời”
- Đến “nước Đại Việt ta” ý thức dân tộc đã phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện hơn nhiều. Ngoài 2 yêu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa: đó là nền văn hiến lâu đời, phong tục tập quán riêng, là truyền thống lịch sử anh hùng, bao đời xây dựng nền độc lập. Với sự mở rộng, bổ sung đó ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo thế kỷ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với bài “Sông núi nước Nam”.
Tiết 135+136:	 Kiểm tra học kỳ II
 	 (Đề thi của phòng)
Tiết 137: Chương trình văn học địa phương
A. Mục tiêu:
- Giúp HS tìm hiểu thêm về tình hình văn học ở địa phương.
- Tìm hiểu thêm về một số tác giả ở địa phương.
B. Tổ chức giờ dạy:
 	HĐ 1. Lập bảng thống kê tác giả, tác phẩm ở địa phương
STT
Tác giả
Tác Phẩm
Nội dung chính
GV hướng dẫn học sinh làm
HĐ 2. Luyện tập
Học sinh sưu tầm một số bài thơ ca dao, tục ngữ ở địa phương mình
Tiết 138: Luyện tập làm văn bản thông báo
A. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn lại những tri thức về văn bản thông báo.
- Rèn luyện kỹ năng viết bản thông báo.
B. Tổ chức giờ dạy:
	HĐ 1. Ôn tập lý thuyết
- HS trình bày tại chỗ 3 câu hỏi SGK.
1. Tình huống cần viết thông báo? Truyền đạt thông tin cụ thể
 ai thông báo à cấp trên à cấp dưới
 ai nhận các cơ quan đoàn thể, người tổ chức cho người dưới 
 quyền những người quan tâm đến thông báo.
2. Nội dung và thể thức của 1 văn bản thông báo?
3. So sánh văn bản thông báo và văn bản tường trình?
- Đều cùng văn bản hành chính, có 3 phần: thể thức mở đầu và kết thúc.
- Khác về nội dung: + Thông báo: truyền đạt thông tin cụ thể
 + Tường trình: trình bày thiệt hại, mức độ, trách nhiệm
	HĐ 2. Luyện tập.
GV hướng dẫn HS giải quyết Bài tập (SGK)
* Bài tập 1. Lựa chọn văn bản thích hợp?
a.Thông báo
b.Báo cáo
c.Thông báo
* Bài tập 2 (SGK). Chỉ ra chỗ sai trong văn bản.
- HS chỉ ra chỗ sai: Thiếu số công văn
 Thiều nơi gửi
 Nội dung thông báo không phù hợp với tên văn bản.
- HS viết lại văn bản này.
* Bài tập 3 (SGK). Nêu tình huống cần viết thông báo.
1. Thông báo nghỉ học bồi dưỡng HS giỏi.
2. Thông báo kế hoạch lao động.
3. Thông báo lịch thi học kỳ
* BTVN: Viết 1 thông báo hoàn chỉnh.
Tiết 139: 	Ôn tập phần tập làm văn 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ca nam.doc