TUẦN 1
TIẾT 1& 2: Văn bản : TÔI ĐI HỌC
( Thanh Tịnh)
A- Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức.
Giúp học sinh cảm nhận được:
- Những xúc cảm chân thật trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách tới trường. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người.
- Tình cảm tha thiết của t/g đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu.
- NT: Trong truyện hiện đại có thể tăng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tạo nên sức gợi cảm thấm thía.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu truyện ngắn
3. Thái độ.
- Biết trân trọng và yêu quí những kỷ niệm ấu thơ của mình.
B- Chuẩn bị của thầy và trò
1. Chuẩn bị của thầy.
- Soạn giáo án
- Đọc tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của trò.
Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK
Ngày soạn: 15/08/2010 Ngày dạy: 16/8/2010 Tuần 1 Tiết 1& 2: Văn bản : tôi đi học ( Thanh Tịnh) A- Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức. Giúp học sinh cảm nhận được: - Những xúc cảm chân thật trong sáng của tuổi thơ ngày đầu cắp sách tới trường. Đó là những kỉ niệm đáng nhớ mãi trong cuộc đời mỗi con người. - Tình cảm tha thiết của t/g đối với tuổi thơ, bạn bè và mái trường quê hương thân yêu. - NT: Trong truyện hiện đại có thể tăng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tạo nên sức gợi cảm thấm thía. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và tìm hiểu truyện ngắn 3. Thái độ. - Biết trân trọng và yêu quí những kỷ niệm ấu thơ của mình. B- Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy. - Soạn giáo án - Đọc tài liệu tham khảo 2. Chuẩn bị của trò. Đọc trước văn bản và trả lời câu hỏi ở SGK C- Các hoạt động dạy- học Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 GV cho HS đọc phần chú thích (*) ở SGK ? Em hãy nêu một vài nét khái quát về t/g, t/ p ? GV hướng dẫn HS đọc văn bản GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS ? Theo em văn bản nên chia làm mấy phần, tương ứng là những nội dung nào? Hoạt động 2 GV cho HS đọc lại phần 1 của văn bản ? Kỉ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “tôi“ được gắn với thời gian và không gian nào? ? Vì sao thời gian và không gian lại trở thành kỉ niệm trong tâm trí t/g ? GV: Qua đó ta thấy t/g là người yêu quê hương tha thiết, luôn nghĩ về quê hương và nghĩ về kỉ niệm ấu thơ của mình. ? Trong câu văn “con đường này tôi đã quen đi lại . tự nhiên thấy lạ ” cảm giác quen mà lạ của nhân vật “tôi” có ý nghĩa gì? GV: ở đây cậu bé như thấy mình được lớn lên và con đường không còn được dài và rộng như trước nữa. ? Trong câu văn: “Tôi không lội qua sông như thằng Sơn nữa” có ý nghĩa gì? ? Qua các chi tiết nhân vật “tôi” ghì chặt 2 cuốn vở mới trên tay và muốn thử sức mình muốn cầm bút, thước em hiểu gì về nhân vật “tôi” ? ? Trong những cảm nhận mới mẻ trên con đường đến trường nhân vật tôi đã bộc lộ đức tính gì ? ? Qua câu văn: “ý nghi ấy thoáng qua ngọn núi”,hãy phát hiện và phân tích ý nghĩa của biện pháp NT được sủ dụng trong câu văn trên ? GV cho HS đọc lại phần 2. ? Cảnh trước sân trường làng Mĩ Lí lưu lại trong tâm trí t/g có gì nổi bật ? ? Cảnh tượng được nhớ lại có ý nghĩa gì? ? Đoạn văn “Trước đó mấy hôm lo sợ vẩn vơ”. Em thấy hình ảnh so sánh ở đoạn văn trên có gì độc đáo ? ? Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường học t/g dùng hình ảnh so sánh nào ? ? Những hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì ? ? Hình ảnh ông Đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào ? ? Qua đó cho thấy t/g đã nhớ ông Đốc bằng tình cảm nào ? ? Em có suy nghĩ gì về tiếng khóc của các hs nhỏ khi sắp hàng vào lớp ? ? Em hãy kể một vài kỉ niệm của em trong ngày đầu đến trường ? ? Đến đây em hiểu gì về nhân vật “tôi”? GV gọi HS đọc phần cuối ? Vì sao trong khi xếp hàng đợi vầo lớp nhân vật “tôi”lại cảm thấy “trong thời thơ ấu tôi chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này ? ? Những cảm nhận của nhân vật “tôi”khi bước vào lớp học là gì ? ? Hãy lí giải những cảm giác lạ đó của nhân vật tôi và những cảm giác không lạ Đoạn cuối văn bản có 2 chi tiết: Một con chim liệng vào Những tiếng phấn rơi của thầy tôi ? Những chi tiết đó nói thêm điều gì ? Hoạt động 3 ? Trong sự đan xen của các phương thức: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Theo em phương nào nổi trội hơn cả ? Vì sao ? ? Em học tập được gì từ NT kể chuyện của t/g ? ? Những cảm giác nảy nở trong lòng “tôi” là những cảm giác nào ? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả, tác phẩm a) Tác giả. Thanh Tịnh (1911 - 1988) tên thật là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế b) Tác phẩm. Được rút ra từ tập truyện ngắn Quê mẹ (in năm 1941) 2. Đọc văn bản. 3. Tìm hiểu chú thích 4. Bố cục của văn bản. Chia văn bản làm 3 phần: + Phần 1: Từ đầu đến “trên ngọn núi” - cảm nhận của tôi trên đường tới trường. + Phần 2: Từ “trước sân trường làng Mĩ Lí” đến “cả ngày nữa” - Trên sân trường. + Phần 3: Còn lại - Trong lớp học II. Tìm hiểu văn bản 1. Cảm nhận của nhân vật “Tôi” trên đường tới trường. + Thời gian: Buổi sáng cuối thu + Không gian: Trên con đường dài và hẹp + Đó là thời điểm , nơi chốn quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của t/g ở quê hương. + ở đó lần đầu tiên t/g được cắp sách tới trường. + Sự thay đổi tình cảm của một cậu bé lần đầu tiên được đến trường. + Thể hiện sự nhận thức của cậu bé về sự nghiêm túc học hành. + Có ý thức học ngay từ đầu, không thua kém bạn bè. + Yêu quê hương, yêu bạn bè và yêu học hành. * HS thảo luận nhóm. NT so sánh: Kỉ niệm đẹp, cao siêu, đề cao việc học của con người. 2. Cảm nhận của “Tôi” lúc ở sân trường. + Rất đông người , người nào cũng đẹp + Không khí đặc biệt của ngày khai trường * HS thảo luận nhóm. + Diễn tả cảm xúc trang nghiêm của t/g về mái trường, đề cao tri thức con người trong trường học. + “Họ như con chim non” + Thể hiện tâm trạng của các em nhỏ lần đầu tiên tới trường + Ông đốc: - Đọc danh sách HS - Ông nói: Các em phải gắng học để cha mẹ vui lòng - Nhìn với cặp mắt hiền từ - Tươi cười nhẫn nại + Tình cảm quí trọng, tin tưởng, biết ơn + Khóc vì lần đầu tiên phải xa người thân, vì sung sướng Giọt nước mắt ngoan + HS kể. + Là con người giàu cảm xúc, có dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ buổi đầu tới trường 3. Cảm nhận của nhân vật “Tôi” trong lớp học. + Bước vào lớp học là phải tự mình làm tất cả không còn có mẹ ở bên cạnh + Một mùi hương lạ xông lên + Lạ vì một môi trường sạch sẽ, ngay ngắn. Không lạ vì ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó với mình mãi mãi. + Một chút buồn khi từ giả tuổi thơ, thể hiện sự chăm chỉ học hành. III. Tổng kết 1. NT. - Phương thức biểu cảm - Điều đó làm cho truyện gần với thơ, có sức truyền cảm nhẹ nhàng 2.ND. - Tình yêu, niềm trân trọng sách vở, bạn bè, bàn nghế, lớp học - Giàu cảm xúc tuổi thơ * Ghi nhớ: SGK Hoạt động 4: IV. Kiểm tra, đánh giá ? Nêu giá trị của văn bản ? GV khái quát lại toàn bài V- giao bài tập về nhà Đọc trước bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ * Bài tập: (Học sinh K - G) Viết lại bài văn ngắn nghi lại cảm xúc của em trong ngày đầu tới trường D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch . .... . Ngày soạn 16/ 8/2010 Ngày dạy 19/ 8/2010 Tiết 3: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ A- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Hiểu rõ cấp độ khái quátcủa nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. - Thông qua bài học rèn luyên tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. B- Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy. - Soạn giáo án, tham khảo tài liệu. - Bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò. Nghiên cứu bài trước ở nhà. C- Các hoạt động dạy- học . Kiểm tra bài cũ ? Nêu giá trị của văn bản Cổng trường mở ra . Bài mới- giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt đông 1 GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK. ? Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? Vì sao ? GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi b ở SGK. ? Vì sao nghĩa của từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu lại hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá ? ? Nghĩa của từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của từ ngữ nào và hẹp hơn nghĩa của từ ngữ nào ? ? Qua tìm hiểu sơ đồ trên em cho biết từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp là gì Hoạt động 2 Gv cho HS làm bài tập ở SGK I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp Sơ đồ: Động vật Voi, hươu. ... Thú Chimmmmm Cá Cá rô, cá thú Tu hú, sáo + Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của từ thú, chim, cá vì phạm vi phạm vi nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ cá, chim , thú + Từ thú, chim, cá có nghĩa rộng hơn vì nghĩa của từ thú, chim, cá bao hàm nghĩa của các từ: Voi, tu hú, cá rô + Vì: Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của từ ngữ khác + Nghĩa của từ thú, chim, cá Rộng hơn từ voi, hươu, tu hú Hẹp hơn từ động vật + Kết luận: - Một số từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một số từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác - Một số từ ngữ có nghĩa rộngđối với những từ ngữ này nhưng đồng thời có nghĩa hẹp đối với một số từ ngữ khác. * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập Động vật 1, Lập sơ đồ. Thú Thú 2. a, Chất đốt d, Nhìn b, Nghệ thuật e, Đánh c, Thức ăn 3. a. Xe cộ: xe máy, xe đạp. b. Kim loại: đồng, sắt. c. Hoa quả: cam, soài, bưởi. d. Họ hàng: cô, gì, chú, bác, e. Mang: xách, khiêng, ghánh 4. a. Thuốc lào b. Thủ quỹ c. Bút điện d. Hoa tai Hoạt động 3 III. Kiểm tra, đánh giá ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp ? GV khái quát lại toàn bài IV- giao bài tập về nhà Đọc trước bài Tính thống nhất về chủ đề của văn bản * Bài tập: (Học sinh Y - K ) Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm theo các nhóm từ ngữ sau: Lúa, ngô, khoai, sắn. Bắp cải, rau muống, xà lách. D. Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch . . . Ngày soạn 18/8/2010 Ngày dạy / 8/2010 Tiết 4: tính thống nhất về chủ đề của văn bản A- Mục tiêu cần đạt Giúp học sinh: - Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản - Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết cách xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn sắp xếp các phần sao cho văn bản lựa chọn tập trung nêu bật được ý kiến, cảm xúc của mình. B- Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy. Soạn giáo án, tham khảo tài liệu. 2. Chuẩn bị của trò. Nghiên cứu bài trước ở nhà. C- Các hoạt động dạy- học * Kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS * Bài mới- giới thiệu bài. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 GV cho HS đọc lại văn bản Tôi đi học của t/g Thanh Tịnh ? T/g đã nhớ lại nhữg kỷ niệm sâu sắc nào của mình trong thời kì thơ ấu của mình ? ? Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong lòng t/g ? GV: Những vấn đề trên đây chính là chủ đề của văn bản Tôi đi học. Đối tượng được nói đến là nhân vật Tôi - Người đi học và vấn đề chính được biểu đạt là những kỷ niệm xưa- Buổi tựu trường đầu tiên - Kỷ niệm đẹp của tuổi thơ. ? Vậy chủ đề của văn bản là gì ? Hoạt động 2. ? Căn cứ vào đâu em biết được văn bản Tôi đi học nói lên những kỉ niêm của t/g về buổi tựu trường đầu tiên ? ? Hãy tìm những từ ngữ nói lên tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên ? GV: Qua các từ ngữ nói lên tâm trạng của t/g, cùng với các từ ngữ miêu tả trực tiếp đều nói lên, làm rõ nhan đề Tôi đi học và nói lên được chủ đề buổi tựu trường đầu tiên - Kỉ niệm của mỗi tuổi thơ. Như vậy văn bản trên đã có sự t ... ậy nổi đau của người cha diễn biến như thế nào? Nỗi đau này có mức độ, tầm vóc như thế nào ? (TB) H: Khổ thơ “Thảm vong quốc...i này”, đã gợi hình ảnh về đất nước điêu tàn dưới gót bọn xâm lược nhà Minh, đã giúp em liên tưởng đến hoàn cảnh Việt Nam năm 20 của thế kỷ XX như thế nào? (TB) H: Nhận xét những từ ngữ, hình ảnh diễn tả nỗi đau đó ? (K-G) H/s đọc 8 câu cuối H: nội dung lời trao gửi của người cha là gì ? (Y-Kém) H: Người cha nói về tình cảnh của mình hiện tại như thế nào ? (Y-Kém) H: Người cha hy vọng trao gửi con điều gì (TB) H: ý nghĩa của lời trao gửi đó ? (K-G) H: Tác giả gửi gắm điều gì qua câu chuyện lịch sử về cuộc chia tay giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi? (K-G) Hoạt động 3 H: Tại sao tác giả lấy tên bài thơ là “Hai chữ nước nhà” I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc văn bản Giọng đau xót, căm giận, thở than, u sầu 2. Tác giả, tác phẩm a. Tác giả : - Trần Tuấn Khải (1895 1983) Hiệu á Nam, quê : Mĩ Hà - Mĩ Lộc Nam Định - Đặc điểm thơ của ông: + Thường mượn đề tài lịch sử, biểu tượng nghệ thuật bằng gió để bộc lộ nỗi đau mất nước, căm giận bọn cướp nước nhằm khích lệ tư tưởng yêu nước của đồng bào và bày tỏ khát vọng độc lập tự do của mình + Thơ của ông những năm đầu thế kỷ XX trùng tung rộng rãi - Tác phâm chính : Duyên nợ phù sinh I, II; Bút quan hoài I, II. b. Bài thơ - Bài thơ lấy cảm hứng từ một đề tài lịch sử (chuyện về cha con Nguyễn Trãi khi xưa) - Bài thơ viết 1924, khi đất nước ta chìm đắm trong gót giầy của thực dân Pháp xâm lược, cũng giống như hoàn cảnh nước ta thuộc Minh - Bài thơ dài 101 câu. Đoạn trích là 36 câu đầu của bài 3. Từ khó 4. Thể thơ : Song thất lục bát - Đặc điểm : Mỗi cặp có 4 câu : 2 câu 7 chữ, 2 câu lục bát; chữ mỗi câu thất ngôn thứ nhất vần với chữ 5 câu thất ngôn thứ 2 ; chữ cuối cùng của câu thất ngôn thứ 2 vần với chữ cuối câu lục - Trần Tuấn Khải đã dùng thể thơ truyền thống, phù hợp cho việc diễn tả nỗi uất ức, căm giận, lời mắng nhiếc, tiếng thở than, nỗi u sầu 5. Bố cục. 3 phần - 8 câu đầu : Nỗi sầu chia ly - 20 câu tiếp : Nỗi đau mất nước - 8 câu cuối : Gửi trao niềm khát vọng II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nỗi sầu ly biệt * Cuộc chia ly diễn ra trong bối cảnh ảm đạm, tăm tối, sơn cùng thuỷ tận - Chốn ải Bắc, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, hổ thét chim kêu - Tâm trạng của con người + Người con : Đau đớn khôn cùng trước cảnh nước mất nhà tan : tầm tả châu sỏi + Người cha già : Thân tàn, lực yếu, bị bắt đi đày nơi đất giặc không có ngầy về à căm giận quân giặc cướp nước ố Cả hai cha con tình nhà, nghĩa nước đều sâu đậm da diết, đều tột cùng đau đớn, xót xa : Nước mất nhà tan, cha con li biệt cho nên máu và lệ hoà quyện là sự chân thật tận đáy lòng, không có chút sáo mòn 2. Nỗi đau mất nước - Tủi nhục vì đất nước có truyền thống độc lập mấy ngàn năm, có nhiều nhân tài mà bị mất vào tay giặc - Căm giận vì kẻ thù tàn phá đất nước tan hoang “Xương rừng, máu sông” đẩy nhân dân lâm vào cảnh “bỏ vợ lìa con” - Nỗi xót xa trào ứa như xé tâm can, khối uất hận xây cao như núi Nùng Lĩnh, cơn sầu thăm thẳm như sông Hồng Giang - Cảnh của một nỗi lo cho dân tộc “lấy ai tế độ đàn sau đó mà” * Đây không phải là nỗi riêng tư mà là một nỗi đau lớn của cả một dân tộc, một thế hệ à Gợi sự liên tưởng đến tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với nhân dân ta những năm 20 của thế kỷ XX - Tự sự + biểu cảm, từ ngữ hình ảnh thơ diễn tả cảm xúc mạnh, sâu (kể sao kể xiết, xé tâm can, ngậm ngùi, khóc than, thương tâm à giọng điệu thống thiết xen lẫn nỗi phẫn uất),mỗi dòng thơ là một tiếng than, một tiếng nấc xót xa cay đắng à sở trường của Trần Tuấn Khải, có sức rung động lớn nhất là những tâm hồn đồng điệu ở thời đại đó 3.Gửi gắm một niềm hoài vọng to lớn - Người cha bày tỏ tình cảm của mình + Tuổi già sức yếu + Lỡ xa cơ, chịu bó tay + Thân lươn trong vũng lầy ố (Nguyễn Phi Khanh là người học rộng tài cao đang làm quan trong triều đình nhà Hồ, tham gia kháng chiến chống Minh à giờ đây phải thốt ra lời lẽ đó là cả một sự xót xa, bi kịch lớn) à đó là lý do để người cha trao tất cả hy vọng, tin cậy vào con - Người cha trao nhiệm vụ cho con một nhiệm vụ hết sức nặng nề cao cả: Chống giặc ngoại xâm (noi gương tổ tông ... nước gian lao), giành độc lập cho đất nước (phát triển ngọn cờ độc lập) -> Đó là khát vọng lớn của người cha cũng là khát vọng của dân tộc. Đây là lời của người cha và cao hơn là lời của tổ quốc, trong một cuộc bàn giao của thế hệ 4. Tình cảm, tấm lòng của tác giả đối với đất nước - Tác giả mượn câu chuyện lịch sử về cuộc chia tay của hai cha con Nguyễn Trãi để gửi gắm tấm lòng tình cảm đối với non sông đất nước + Lòng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam + Nỗi đau lòng của ông trước cảnh đất nước bị kẻ thù tàn phá + Lòng căm thù giặc sâu sắc + Khích lệ lòng yêu nước và cứu nước của đồng bào III. Tổng kết * Tên bài thơ thể hiện sự gắn bó sâu sắc, không thể tách rời : “Nước mất nhà tan” à muốn cứu nhà, trước hết phải cứu nước, đó cũng là lời tác giả muốn nhắn nhủ với mọi người. ý nghĩa tên gọi của bài thơ và là ý nghĩa của cụ Nguyễn Phi Khanh dặn người con : “ Con người có hiếu trước hết phải đền nghĩa nước. Phải lấy nước làm nhà” Hoạt động 4 IV. Luyện tập Gợi ý : Một hình ảnh tính chất ước lệ sáo mòn : ải Bắc, mây sầu, gió thảm, hổ thét, chim kêu, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng Lạc à tạo được niềm xúc động sâu xa cho người đọc. Bởi lẽ tình cảm của nhà thơ rất chân thành, trung thực, mãnh liệt,vừa gợi tả tâm trạng khắc khoải, đau thương cuả nhân vật lịch sử, vừa “rung vào dây đàn yêu nước thương nòi cuả mọi lòng người” thời hiện đại Hoạt động 5 V. Giao bài tập về nhà Ngày soạn 15/ 12 /2010 Ngày dạy /12 / 2010 Tiết 67 Trả bài kiểm tra Tiếng Việt A. Mục têu cần đạt - Qua tiết trả bài, học sinh thấy được khả năng tiếp thu bài của mình. - Củng cố lại những kiến thức TV đã học từ đầu học kì I đến nay. B. Chuẩn bị của thầy và trò a. Chuẩn bị của thầy: Chấm bài và sửa lỗi cho học sinh b. Chuẩn bị của học sinh: Tiếp tục ôn tập chương trình học kì I C. Tổ chức các hoạt động dạy học a. ổn định tổ chức lớp b. Trả bài cho học sinh (GV thông qua đề và đáp án) 1. Nhận xét chung - Đa số bài làm của học sinh đã đáp ứng đúng yêu cầu của đề bài. - Tuy nhiên vẫn còn một số HS chưa nắm vững kiến thức cơ bản đã học, điều đó thể hiện qua phần trắc nghiệm. - Kĩ năng vận dụng kiến thức vào việc tạo lập văn bản còn bị hạn chế. - Vẫn còn nhiều bài mắc một số lỗi cơ bản như: lỗi chính tả, lỗi đặt câu không đúng ngữ pháp, dùng từ không đúng về nghĩa . 2. Nêu một số bài làm tốt, có nhiều ưu điểm và một số bài còn nhiều hạn chế 3. Giáo viên gọi điểm vào sổ. c. Dặn dò - Tiếp tục sửa lỗi trong bài kiểm tra của mình - Ôn tập chương trình chuẩn bị cho kiểm tra học kì I D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch Tiết 68 -69 Kiểm tra học kì I ( Kiểm tra theo đề và lịch của Phòng ) Ngày soạn 17/ 12 /2010 Ngày dạy /12 / 2010 Tuần 18 Tiết 70,71: Hoạt động ngữ văn : làm thơ 7 chữ A- Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức. Giúp HS: - Biết cách làm thơ 7 chữ với những yêu cầu tối thiểu : Đặt câu thơ 7 chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần - Tạo không khí mạnh dạn, sáng tạo, vui vẻ b. Thái độ: c. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu thể thơ và làm thơ 7 chữ. B- Chuẩn bị dạy học a. chuẩn bị của thầy. Soạn giáo án, tham khảo tài liệu. b. Chuẩn bị của trò. Đọc trước bài C- tổ chức Các hoạt động dạy- học * ổn định tổ chức lớp * Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh * Phát triển bài. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt Hoạt động 1 GV treo bảng phụ ghi bài thơ Chiều và gọi h/s đọc bài thơ. H: Hãy gạch nhịp của các câu thơ ? H: Xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ ? H: Nêu mối quan hệ bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trong bài thơ ? H: Chỉ ra các tiếng gieo vần trong bài thơ ? Hãy chỉ ra niêm của bài thơ ? GV: Trong một số bài thơ 7 chữ hiện đại không đòi hỏi niêm luật như trên một cách nghiêm ngặt. VD: Nơi đây sống một người tóc bạc Người không con mà có triệu con Nhân dân ta gọi người là Bác Cả đời Người là của nước non (Tố Hữu) H/s đọc bài “Tối” của Đoàn Văn Cừ H: Xác định luật bằng, trắc ? H: Bài thơ đã bị chép sai, hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và tìm cách sửa lại cho đúng ? Hoạt động 2 H: Hãy làm tiếp 2 câu thơ cuối trong bài thơ của Tú Xương ? Gợi ý : Hai câu đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng thì 2 câu tiếp phải nói về đề tài đó và theo luật bằng trắc là : B B T T B B T B T B B T T B H: Làm tiếp bài thơ đang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ? Vui sao ngày đã chuyển sang hè, Phượng đỏ trên sân trường rộn tiếng ve. H: Hai câu tiếp theo luật bằng trắc phải ntn ? GV cho HS đọc một số bài thơ đã làm ở nhà và cho HS khác nhận xét I. Nhận diện luật thơ * Bài a : - Nhịp 4/3 - Luật bằng, trắc Chiều B B B T T B B T T B B T T B T T B B B T T B B B T T B B - Quan hệ bằng trắc giữa các cặp câu 1-2, 3-4 phải đối nhau. - bài thơ được làm theo thể bằng - Gieo vần : Tiếng cuối câu 1, 2 với tiếng cuối câu 4 - Các cặp câu 1-4, 2-3 phải niêm với nhau * Bài b : - Luật bằng trắc Tối B T B B T T B T B B T T B B T B T T B B T B T B B T T B * Chỗ sai : - Câu 2 không có dấu phẩy sau ‘’ngọn đèn mờ’’ - Cuối câu 2 không phải ‘’ánh sáng xanh’’ mà là ‘’ánh xanh lè’’ II. Tập làm thơ VD: Cung trăng hẳn có chị Hằng nhỉ? Có dạy cho đời bớt cuội chăng? Nguyên văn của 2 câu cuối là : Chứa ai chẳng chứa chứa thằng Cuội Tôi gớm gan cho cái chị Hằng - Luật bằng trắc. T T B B B T T B B T T T B B VD: Nắng đấy rồi mưa như trút nước Bao người vẫn vội vã đi về Hoặc: Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi Thoảng hương lúa chín gió đồng quê. Hoạt động 3 III- Giao bài tập về nhà Ôn tập kiến thức đã học D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch Ngày soạn 19/ 12 /2010 Ngày dạy /12 / 2010 Tiết 72 : trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I A- Mục tiêu cần đạt a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Thấy được ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra của mình - Củng cố kiến thức b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp. B- Chuẩn bị dạy học a. chuẩn bị của thầy Chấm bài b. Chuẩn bị của trò Ôn lại các kiến thức đã học. C - Tổ chức Các hoạt động dạy- học Hoạt động 1. 1. GV ghi đề lên bảng Hoạt động 2. 2. Nêu yêu cầu của đề (Theo đáp án của PGD) Hoạt động 3. 3. Nhận xét chung * Ưu điểm: * Nhược điểm: . Hoạt động 4. 4. Sửa lỗi trong bài viết - Lỗi chính tả: - Lỗi đặt câu, viết đoạn: Hoạt động 5. 5. GV đọc một số bài làm tốt cho HS rút kinh nghiệm. Hoạt động 6. 6. Trả bài cho HS và lấy điểm Hoạt động 7 : Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài Học kì II Đọc và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản Nhớ rừng D- Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
Tài liệu đính kèm: