Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học: 2007 - 2008

Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học: 2007 - 2008

I - Đặc điểm tình hình

Năm học 2007 - 2008 khối 9 có 94 em trong đó có 48 nữ và 46 nam . Các em đã được tiếp cận với chương trình thay SGK mới ở lớp 8 . Nhìn chung các em đều nắm được cấu trúc của chường trình của môn giáo dục công dân nói chung và cấu trúc từng bài trong SGK . Bước đầu các em đều xác định được mục tiêu , yêu cầu của môn học ; xác định được tâm thế và tư thế trong học tập . Đa số các em đều chăm ngoàn , có ý thức tổ chức kỷ luật tốt . Chất lượng và kết quả học tập này được đánh giá và phản ánh từ năm học 2005 - 2006.Đáp ứng chương trình thay SGK mới , năm học này 100% học sinh đều có đủ SGK, SBT tình huống , dụng cụ phục vụ môn học.

1- Mặt thuận lợi

Giáo viên được đào tạo có chuyên môn , nhiệt tình , có tinh thần trách nhiệm , yêu quý học sinh ; nắm vững cấu trúc chương trình , mục tiêu và những yêu cầu của môn học . Điều đó đáp ứng tốt cho quá trình giảng dạy và học tập .

Về phía học sinh , các em đều có ý thức tốt chăm chỉ học tập , bước đầu bắt nhịp tốt với một số phương pháp học tầp mới . Nội dung môn học rất thiết thực với các em , phù hợp với cuộc sống được các em đón nhận một cách chủ động và hứng khởi .

2- Khó khăn

Với chương trình SGK mới mặc dù đã được tiếp cận song hs còn hạn chế , bối rối trong việc khai thác sử dụng SGK và một số phương pháp học tập mới . Các em tiếp thu bài còn chậm , khả năng tư duy vận dụng vốn kinh nghiệm sống vào môn học còn lúng túng và hạn chế . Hầu hết các em đều có tâm lý coi nhẹ môn học này nên việc đầu tư thời gian dành cho việc học bài ở nhà còn ít . Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế do chưa được bồi dưỡng thường xuyên , trong khi đó sách tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh còn ít . Đồ dùng , thiết bị phục vụ cho môn học còn thiếu và chưa đồng bộ .

II- Nhiệm vụ , mục tiêu phấn đấu

 

doc 8 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bộ môn Giáo dục công dân lớp 9 năm học: 2007 - 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bộ môn GDCD lớp 9
Năm học : 2007 - 2008
Phần I . Kế hoạch chung
I - Đặc điểm tình hình 
Năm học 2007 - 2008 khối 9 có 94 em trong đó có 48 nữ và 46 nam . Các em đã được tiếp cận với chương trình thay SGK mới ở lớp 8 . Nhìn chung các em đều nắm được cấu trúc của chường trình của môn giáo dục công dân nói chung và cấu trúc từng bài trong SGK . Bước đầu các em đều xác định được mục tiêu , yêu cầu của môn học ; xác định được tâm thế và tư thế trong học tập . Đa số các em đều chăm ngoàn , có ý thức tổ chức kỷ luật tốt . Chất lượng và kết quả học tập này được đánh giá và phản ánh từ năm học 2005 - 2006.Đáp ứng chương trình thay SGK mới , năm học này 100% học sinh đều có đủ SGK, SBT tình huống , dụng cụ phục vụ môn học.
1- Mặt thuận lợi 
Giáo viên được đào tạo có chuyên môn , nhiệt tình , có tinh thần trách nhiệm , yêu quý học sinh ; nắm vững cấu trúc chương trình , mục tiêu và những yêu cầu của môn học . Điều đó đáp ứng tốt cho quá trình giảng dạy và học tập .
Về phía học sinh , các em đều có ý thức tốt chăm chỉ học tập , bước đầu bắt nhịp tốt với một số phương pháp học tầp mới . Nội dung môn học rất thiết thực với các em , phù hợp với cuộc sống được các em đón nhận một cách chủ động và hứng khởi .
2- Khó khăn 
Với chương trình SGK mới mặc dù đã được tiếp cận song hs còn hạn chế , bối rối trong việc khai thác sử dụng SGK và một số phương pháp học tập mới . Các em tiếp thu bài còn chậm , khả năng tư duy vận dụng vốn kinh nghiệm sống vào môn học còn lúng túng và hạn chế . Hầu hết các em đều có tâm lý coi nhẹ môn học này nên việc đầu tư thời gian dành cho việc học bài ở nhà còn ít . Phương pháp giảng dạy của giáo viên còn hạn chế do chưa được bồi dưỡng thường xuyên , trong khi đó sách tham khảo phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của giáo viên và học sinh còn ít . Đồ dùng , thiết bị phục vụ cho môn học còn thiếu và chưa đồng bộ .
II- Nhiệm vụ , mục tiêu phấn đấu 
1- Nhiệm vụ 
Môn GDCD nhằm trang bị cho học sinh vốn kiến thức về những chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật . Tổ chức cho học sinh tiếp cận với các khái niệm đạo đức , các quy phạm pháp luật . Bước đầu hình thành cho HS những thói quen , hành vi phù hợp nhằm điều chỉnh hành vi của mình ; biết đấu tranh , phê phán những hành vi sai trái , bảo vệ , tôn trọng và làm theo lẽ phải .
Giáo dục , bồi dưỡng cho HS thái độ , hành vi , cách ứng xử sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức và quy phạm pháp luật . Nhằm giáo dục , đào taọ nên những công dân có đủ đức , tài đáp ứng cho công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện hay .
2- Chỉ tiêu phấn đấu:
- Giỏi : 5 em = 5,3%.
- Khá: 66 em = 66% 
- TB: 25 em = 26,6% 
- Yếu : 2 em = 2,1%.
III- Biện pháp thực hiện 
1- Thầy : không ngừng học tập , nghiên cứu tài liệu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ , chuẩn bị chu đáo trang thiết bị dạy học ; không ngừng tiếp cận với phương pháp dạy học mới ; phát huy tính tích cực của HS ; kết hợp dạy học GDCD thông qua các môn khoa học khác ; kết hợp với giáo viên bộ môn trong quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh .
2- Học sinh : chuẩn bị tốt SGK, dụng cụ học tập , có tâm thế, tư thế học tập nghiêm túc ; có tinh thần, tháI độ học tập chủ động , tích cực , sáng tạo ; chuẩn bị bài trước khi đến lớp ; trong lớp chủ ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài . 
Phần II. Kế hoạch cụ thể
Tên bài
Số tiết
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức trọng tâm
Chuẩn bị
Phương pháp
Thầy
Trò
Bài 1
Chí công vô tư
1
- HS hiểu được thế nào là chí công vô tư , những biểu hiện của phẩm chất này 
- Biết phần biệt hành vi chí công vô tư và không vô tư 
- Biết tự kiểm tra hành vi của mình và mọi người xung quanh 
- Biết quý trọng người có chí công vô tư , phê phán hành vi chí công không vô tư .
- Chí công vô tư là sự công bằng , vô tư , hoàn toàn xuất phát từ lợi ích chung trong giải quyết mọi việc 
- Chí công vô tư thể hiện mọi lúc mọi nơi 
- Người có chí công vô tư được mọi người quý trọng .
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 2
Tự chủ
1
- HS hiểu thế nào là tự chủ , ý nghĩa của tự chủ trong cuộc sống .
- Sự cần thiết phải rèn luyện tính tự chủ 
- Nhận biết được biểu hiện của hành vi này 
- Tôn trọng những người sống tự chủ 
- Thế nào là tự chủ 
- ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống 
- Cách rèn luyện tính tự chủ 
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- NT
Bài 3
Dân chủ và kỷ luật
1
- HS hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật , những biểu hiện .
- Hiểu được ý nghĩa của tự giác thực hiện những yêu cầu của dân chủ và kỷ luật .
- Biết giao tiếp , ứng xử , phát huy vai trò của dân chủ 
- Có ý thức rèn luyện đức tính này
- ủng hộ những việc làm tốt.
- HS hiểu được dân chủ và thiếu dân chủ trong học tập và các hoạt động xã hộ 
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật ..
- ý nghĩa của dân chủ và kỷ luật 
- HS thường xuyên rèn luyện tính kỷ luật .
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu 
Bài 4
Bảo vệ hoà bình
1
- Hiểu được giá trị của hoà bình và hậu quả tai hại của chiến tranh , từ đó thấy được trách nhiện bảo vệ hoà bình chống chiến tranh 
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh 
- Biết cư xử với mọi người xung quanh một cách thân thiện 
- Yêu hoà bình , ghét chiến tranh 
- Khái niệm chiến tranh , hoà bình , bảo vệ hoà bình 
- Giá trị của hoà bình , hậu quả của chiến tranh 
- Sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình ngăn chặn chiến tranh 
- Trách nhiệm của loài người
- NT, tranh ảnh, số liệu 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 5
Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
1
- Hiểu được thế nào , ý nghĩa của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới . 
- Biết cách thể hiện tình hữu nghị ,đoàn kết giữa các dân tộc ..
- ủng hộ chính sách của Đảng và nhà nước ta .
- Khái niệm tình hữu nghị giữa các dân tộc 
- Lợi ích của tình hữu nghị 
- Chính sách hoà bình ,hữu nghị của Đảng và nhà nước ta 
- Trách nhiệm của học sinh 
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện
- NT
-NT
Bài 6
Hợp tác cùng phát triển
1
- HS hiểu thế nào là hợp tác , các nguyên tắc , sự cần thiết 
- Chủ trương của Đảng và nhà nước ta 
- Trách nhiệm của công dân , hs 
- Biết hợp tác cùng bạn bè, người khác
- ủng hộ chính sách hợp tác của Đảng và nhà nước 
- Nội dung như mục tiêu cần đạt của bài học 
- NT , tranh ảnh tư liệu , bảng phụ 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 7
Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
2
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc , một vài truyền thống tiêu biểu  ý nghĩa của truyền thống và sự cần thiết phải kế thừa và phát huy 
- Bổn phận cảu học sinh đối với việc kế thừa và phát huy 
- Phân biệt truyền thống và hủ tục lạc hậu 
- Tổ chức học tập và tham gia tuyên truyền ,bảo vệ truyền thống dân tộc .
- Tôn trọng , bảo vệ , giữ gìn , phê phán .
- Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc 
- Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là gì ..?
- ý nghĩa , vai trò của truyền thống đó đối với sự phát triển của dân tộc 
- Nhiệm vụ của công dân , học sinh 
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện, làn điệu dân ca 
-NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 8
Năng động và sáng tạo
2
- Thế nào là năng động và sáng tạo ? Vì sao cần phải năng động và sáng tạo ? 
- Biết đánh giá hành vi cảu mình và mọi người xung quanh 
- Có ý thức học tập các tấm gương 
- Hình thành ở hs nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động sáng tạo 
- Nhấn mạnh cốt lõi của năng động sáng tạo là tích cực , chủ động , dám nghĩ , dám làm , say mê nghiên cứu để tìm ra cái mới cái hay , cách giải quyết mới 
- Năng động , sáng tạo giúp con người vượt lên khó khăn, ràng buộc của cuộc sống .
- NT 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 9
Làm việc có năng suất ,chất lượng và hiệu quả
1
- HS hiểu thế nào là làm việc có nắng suất , chất lượng , hiệu quả và vì sao..
- HS biết đánh giá hành vi của mình và mọi người 
- Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện để có thể làm việc có năng suất , chất lượng và hiệu quả 
- Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị và chất lượng tốt cả về hình thức và chất lượng 
- Sự cần thiết phải rèn luyện đức tính này trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước .
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện
- NT
- NT
Bài 10
Lý tưởng sống của thanh niên
2
- Lý tưởng là mục đích sống tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới .
- Lý tưởng của mỗi người cần phù hợp với lợi ích của dân tộc , cộng đồng và năng lực cá nhân 
- Lẽ sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là : Xây dựng nước Việt Nam độc lập , dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng dân chủ và văn minh 
- Biết lập kế hoạch từng bước thực hiện 
- Có thái độ đúng đắn biểu hiện thiếu lý tưởng sống cao đẹp 
- Mỗi thời kỳ lịch sử thanh niên có lý tưởng thể hiện trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc 
- Muốn thực hiện lý tưởng , thanh niên phải dũng cảm , yêu nước , yêu nhân dân , có tri thức tài năng , óc sáng tạo . Vì vậy thanh niên phải không ngừng học tập .
- NT(nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và Nguyễn Văn Thạc)
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 11
Trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước
2
- HS hiểu được những định hướng cớ bản của thời kỳ CNH, HĐH đất nước , vị trí , trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn mới 
- Có kỹ năng tổng hợp, có thể tự lập trong một số lĩnh vực .
- Xác định rõ vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và xã hội . Có ý thức học tập , rèn luyện , sẵn sàng gánh vác trách nhiệm CNH, HĐH đất nước .
- HS hiểu quá trình CNH, HĐH là quá trình áp dụng công nghệ mới vào các lĩnh vực của đời sống xã hội  thực hiện CNH, HĐH đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao , thái độ làm việc có kỷ luật 
- HS ngồi trên ghế nhà trường là lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phân đấu của toàn dân tộc 
- Có ý thức nghị lực phấn đấu .
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện
- NT
- NT
Bài 12
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
2
- Khái niệm hôn nhân, các nguyên tắc hôn nhân ở Việt Nam . Các điều kiện của việc kết hôn, ý nghĩa của việc nắm vững quyền này 
- Phân biệt hôn nhân hợp pháp và bất hợp pháp . Biết cách ứng xử trong các tình huống 
- Không vi phạm luật hôn nhân 
- Tôn trọng pháp luật , ủng hộ việc làm đúng , phản đối việc làm sai .
- Khái niệm hôn nhân , quyền và nghĩa vụ cơ bản của hôn nhân 
- Hôn nhân và gia đình là vấn đề quan trọng và được ghi trong hiến pháp 
- Hôn nhân được bắt đầu bằng sự kiến pháp lý 
- Kết hôn không đảm bảo các điều kiến pháp lý bị toà án nhân dân huỷ bỏ kết hôn 
- NT, các văn bản pháp luật có liên quan 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 13
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thúê
1
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? Thuế là gì , nghĩa vụ đóng thuế trong nền kinh tế , quyền và nghĩa vụ của công dân 
- Nhận biết được một số hành vi vi phạm pháp luật về tự do kinh doanh 
- Tôn trọng , ủng hộ chủ trương của nhà nước trong lĩnh vực thuế 
- Thế nào là quyền tự do kinh doanh doanh ? 
- Thế nào là thuế ,ý nghĩa và vai trò của thuế 
- Trách nhiệm của công dân trong lĩnh vực thuế 
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo ,các văn bản pháp luật 
- NT
- NT
Bài 14
Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
2
- ý nghĩa của lao động đối với con người và xã hội , nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân 
- Biết được một số loại hợp đồng lao động , một số quyền cơ bản củ các bên tham gia hợp đồng lao động 
- Có lòng yêu lao động , tôn trọng người lao động 
- Tích cực tham gia các công việc chung của trường của lớp 
- Công dân có quyền lao động được hiểu dưới góc độ nào ?
- Lao động là nghĩa vụ của công dân được hiểu như thế nào ? 
- Các hợp đồng lao động là gì ?
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 15
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân
2
- Thế nào là vi phạm pháp luật ? các loại vi phạm pháp luật .
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lý 
- Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật 
- Phân biệt được hành vi tôn trọng và không tôn trọng 
- Hình thành thái độ tôn trọng pháp luật 
- Tích cực tham gia ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật .
- Giải thích khái niệm là gì ? 
- Vi phạm pháp luật là gì ? 
- Trách nhiệm pháp lý .?
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện, bảng phụ 
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 16
Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân
2
- Hiểu được nội dung quyên đựơc tham gia quản lý nhà nước của công dân là gì ? 
- Biết cách thực hiện quyền này tự giác , tích cực tham gia vào các công việc của trường lớp 
- Có lòng tin và tình cảm với nhà nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam 
- Cơ sở quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân 
- Nội dung tham gia quản lý nhà nước và xã hội 
- Trách nhiệm của nhà nước 
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- NT
Bài 17
Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
1
- Vì sao cần bảo vệ tổ quốc ? 
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân 
- Thường xuyên luyện tập sức khỏe, luyện tập quân sự tham gia bảo vệ trật tự trị an nơi cư trú, trường học 
- Tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia 
- Tích cực tham gia các hoạt động 
- sẵn sàng làm nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi .
- Thế nào là bảo vệ tổ quốc ? 
- Vì sao cần bảo vệ tổ quốc ?
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc bao gồm nhứng nội dung gì ? 
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân , học sinh nói riêng 
- SGK, SGV, tư liệu tham khảo , ca dao , tục ngữ , các mẩu chuyện, tranh ảnh 
- NT
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
Bài 18
Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
1
- Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pháp luật ? 
- Mối quan hệ sống có đạo đức và tuân theo pháp luật .
- Để sống, học tập có đạo đức và tuân theo pháp luật cần phải làm gì ? 
- Biết giao tiếp , ứng xử có văn hóa , có đạo đức và tuân theo pháp luật .
- Biết tuyên truyền và giúp đỡ mọi người 
- Phát triển tình cảm lành mạnh với mọi người 
- Có ý chí nghị lực và hoài bão để trở thành công dân có ích cho xã hội .
- Với mọi người biêt chăm lo đến mọi người 
- Với bản thân biết tự trọng , tự tin 
- Với công việc là người có trách nhiệm 
- Với môi trường sống biết bảo vệ 
- Lí tưởng sống cao đẹp phù hợp với lý tưởng của dân tộc .
- NT, bảng phụ , phiếu học tập 
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo
- SGK, đọc và tìm hiểu trước bài , tìm hiểu tư liêu tham khảo

Tài liệu đính kèm:

  • docKe hoach CD 9.doc