Kế hoạch bài học môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2012-2013

Kế hoạch bài học môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2012-2013

1 . MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

-Hs biết thế nào là một phương trình, nghiệm của phương trình.

-HS hiểu được cách xác định nghiệm của phương trình. Hiểu được khái niệm về hai phương trình tương đương

1.2. Kỹ năng:

- HS thực hiện được: Biết khi no thì hai phương trình tương đương, nghiệm của phương trình l gì?

- HS thực hiện thnh thạo: Kiểm tra một số cĩ l nghiệm của phương trình hay khơng, biết thgay gi trị của ẩn vo hai vế của một phương trình

 1.3. Thái độ:

- Thói quen: Tự giác, tích cực

- Tính cách: cẩn thận, chính xác

2 . NỘI DUNG HỌC TẬP

- Khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương

3. CHUẨN BỊ :

3.1. Giáo viên: Một số ví dụ về phương trình

3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài về mở đầu về pt

4 . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :

 

doc 4 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Đại số Lớp 8 - Tiết 41: Mở đầu về phương trình - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KÌ II
Chương III
 PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
MỤC TIÊU CHƯƠNG.
Kiến thức: 
-HS biết khái niệm phương trình ( một ẩn) và nắm vững khái niệm liên quan như: nghiệm và tập nghiệm của phương trình, phương trình tương đương, phương trình bậc nhất.
. Biết dùng đúng chỗ, đúng lúc kí hiệu “”
-HS hiểu cách sử dụng một số thuật ngữ (vế của phương trình, số thoả mãn hay nghiệm đúng của phương trình, phương trình vô nghiệm, phương trình tích
Kỹ năng: Có kỹ năng giải và trình bày lời giải các phương trình quy định trong chương trình. Có kỹ năng giải và trình bày lời giải các bài toán bằng cách lập phương trình. 
Thái độ: Cẩn thận, chính xác
§1. MỞ ĐẦU VỀ PHƯƠNG TRÌNH
Tuần 20 – Tiết PPCT 41
Ngày dạy: 02.01.2013
1 . MỤC TIÊU: 
1.1. Kiến thức: 
-Hs biết thế nào là một phương trình, nghiệm của phương trình.
-HS hiểu được cách xác định nghiệm của phương trình. Hiểu được khái niệm về hai phương trình tương đương
1.2. Kỹ năng: 
- HS thực hiện được: Biết khi nào thì hai phương trình tương đương, nghiệm của phương trình là gì?
- HS thực hiện thành thạo: Kiểm tra một số cĩ là nghiệm của phương trình hay khơng, biết thgay giá trị của ẩn vào hai vế của một phương trình
	1.3. Thái độ: 
- Thĩi quen: Tự giác, tích cực
- Tính cách: cẩn thận, chính xác
2 . NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương
3. CHUẨN BỊ : 
3.1. Giáo viên: Một số ví dụ về phương trình 
3.2. Học sinh: Chuẩn bị bài về mở đầu về pt
4 . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
 - Lớp 8A1.	
 - Lớp 8A2.	
4.2. Kiểm tra miệng: 
	GV: Giới thiệu sơ lược nội dung chương 3
4.3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Vào bài (2’)
GV: Trong tiết học này các em sẽ được làm quen với phương trình bậc nhất. Vậy phương trình bậc nhất là phương trình như thế nào? Để biết rõ vấn đề này chúng ta cùng nhau vào nghiên cứu bài mới.
Hoạt động 2: Phương trình một ẩn (15’)
MT: HS nhận biết được thế nào là một phương trình, nghiệm của phương trình là gì? 
GV gọi HS cho 2 biểu thức cùng một biến 
 Sau đó dùng dấu “ = ” để liên kết 2 biểu thức và giới thiệu hệ thức đó được gọi là phương trình
Chỉ và gọi tên từng phần của phương trình 
 Nêu phương trình dạng tổng quát với 2 đa thức là A(x) và B(x) 
Chỉ ra ẩn, vế phải, vế trái 
GV nêu ví dụ 1 tập cho hs chỉ được ẩn , vế phải và vế trái 
HS làm BT ?1 . ( giải miệng ): cho vd về pt với ẩu y, ẩn u
3y -1 = y;
4u+3 = 8
GV: nhận xét
GV cho HS đọc ?2 / sgk
Để tính giá trị của mỗi vế của pt tại x =6 ta thực hiện như thế nào?
HS: thay x = 6 vào mỗi vế của pt rồi thực hiện phép tính
Trình bày lời giải
GV: nhận xét và giới thiệu x =6 là nghiệm của pt đó hay gọi x =6 là thỏa mãn pt đã cho
Vậy một số có thỏa mãn hay có là nghiệm của pt hay không ta thực hiện như thế nào?
HS; trình bày
GV: yêu cầu hs thực hiện ?3/sgk
HS: thực hiện ?3/ sgk 
GV: nhận xét bài làm nêu các chú ý 
Gọi 2 HS đọc chú ý ở sgk
GV: nêu ví dụ minh họa cho phần chú ý
Hoạt động 3: Giải phương trình (10’)
MT : HS hiểu được giải phương trình là tìm tất cả các nghiệm của phương tình
GV: Giới thiệu tập hợp nghiệm của pt 
GV: Cho hs làm ?4/ sgk
Gọi HS chỉ ra tập hợp nghiệm của 2 phương trình rồi giới thiệu hai pt tương đương””.
Hoạt động 4: Phương trình tương đương (10’)
MT: HS hiểu được khi nào thì hai phương trình tương đương với nhau
GV: nêu ví dụ 
GV : thế nào là hai pt tương đương?
HS: phát biểu
GV: chốt lại định nghĩa hai pt tương đương:
1.Phương trình một ẩn:
Định nghĩa: Một pt với ẩn x có dạng A(x) =B(x), trong đó vế trái là A(x), vế phải là B(x) là hai biểu thức của cùng một biến
VD: 2x + 1= x là pt với ẩn x 
 2t – 5 = 3(4-t)-7 là pt với ẩn t
?2/ sgk cho pt: 2x +5 = 3( x-1) +2
Với x = 6 thì VT =2. 6 +5 =17 
 VP = 3(6 – 1 )+2=17 
 VT=VP
?3/sgk: Cho pt 2(x+2) -7 = 3-x
a/ VT= -7, VP = 5
 =>x =2 không thỏa mãn
b/ VT = 1, VP = 1
VT = VP => x= 2 là nghiệm của pt
Chú ý/ sgk
VD: pt : x2 = 1 có 2 nghiệm x = 1 , x= -1
 Pt : x2 = -1 vô nghiệm 
2.Giải phương trình 
Tập hợp tất cả các nghiệm của một phương trình được gọi là tập nghiệm của phương trình đó. Kí hiệu: S
?4/sgk
 a. S = {2}
 b. S = 
Giải phương trình làø tìm tất cả các nghiệm của phương trình đó 
3.Phương trình tương đương :
Ví dụ: cho hai pt sau:
Pt1 : x= -1 có S = {-1}
Pt2 : x + 1 = 0 có S = {-1}
Ta nói hai pt đó tương đương nhau.
Kí hiệu x + 1 = 0 x = -1
*Hai pt tương đương đương nhau là hai pt có cùng tập hợp nghiệm.
Tương đương kí hiệu: 
4.4/ Tổng kết:
Câu 1: Pt một ẩn x có dạng như thế nào? Một pt có thể có bao nhiêu nghiệm?
Trả lời Câu 1: Một pt với ẩn x có dạng A(x) = B(x), trong đó vế trái là A(x), vế phải là B(x) là hai biểu thức của cùng một biến. Một pt có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, 3 nghiệm,. Nhưng cũng có thể có vô số nghiệm hoặc không có nghiệm nào
Câu 2: Thế nào là hai pt tương đương. Kí hiệu tương đương như thế nào?
Trả lời Câu 2: Hai pt tương đương đương nhau là hai pt có cùng tập hợp nghiệm.
Tương đương kí hiệu: 
Bài tập 1/sgk.t6
Giải:Với x =-1
a/ VT = -5, VP =-5. vậy x =-1 là nghiệm
b/ VT = 0, VP = -8. vậy x =-1 không là nghiệm
c/ VT = 3, VP = 3. vậy x = -1 là nghiệm
Bài tập 3/sgk.t6
Tập nhiệm là R
Bài tập 4/sgk.t7
nối (2)
nối (3)
nối (-1) và (3)
4.5. Hướng dẫn tự học:
Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học thuộc các khái niệm: pt một ẩn biết cho ví dụ minh họa về pt một ẩn, giải pt, pt tương đương và kí hiệu.
BTVN: 2, 5/ sgk.t6,7
+ Đọc có thể em chưa biết
HDbt 2/ sgk: thực hiện tương tự như phần ?2,3/ sgk
Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
+ Soạn bài “PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN VÀ CÁCH GIẢI”
+ Ôân lại quy tắc chuyển vế ở SGK toán 6 và cách giải các bài toán tìm x đã học.
5. PHỤ LỤC: 
	Phần mềm: MathType 5.0; 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_dai_so_lop_8_tiet_41_mo_dau_ve_phuong_t.doc