Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Giác quan - Trịnh Kim Tuyến

Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Giác quan - Trịnh Kim Tuyến

I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Tên chuyên đề: Chương IX. GIÁC QUAN

2. Số tiết: 2

3. Đối tượng

Chuyên đề này gồm

+ Bài 49.

+ Bài 50

+ Bài 51.

4. Chuẩn bị của GV và HS

GV: phóng to các hình SGK, phiếu học tập

 HS: xem trước nội dung bài, tài liệu tham khảo.

II. NỘI DUNG- CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

 

docx 14 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 197Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Sinh học 8 - Chủ đề: Giác quan - Trịnh Kim Tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần: 26, 27
Ngày dạy: Từ ngày đến ngày TiếT PPCT: 51, 52, 53
CHỦ ĐỀ: GIÁC QUAN
I. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Tên chuyên đề: Chương IX. GIÁC QUAN
Số tiết: 2
Đối tượng
Chuyên đề này gồm 
+ Bài 49. 
+ Bài 50
+ Bài 51. 
4. Chuẩn bị của GV và HS
GV: phóng to các hình SGK, phiếu học tập
 HS: xem trước nội dung bài, tài liệu tham khảo.
II. NỘI DUNG- CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
 III. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Xác định rõ các thành phần của 1 cơ quan phân tích, nêu được ý nghiã của cơ quan phân tích đối với cơ thể.
- Mô tả được các thành phần chính của cơ quan thụ cảm thị giác, cấu tạo của cầu mắt, nêu được cấu tạo của màng lưới trong cầu mắt.
- Giải thích được cơ chế điều tiết của mắt để nhìn rõ vật.
- Giúp học sinh trình bày được các nguyên nhân của tật cận thị, viễn thị và cách khắc phục.
- Nêu được nguyên nhân của bệnh đau mắt hột, con đường lây truyền và cách phòng tránh.
- Các biện pháp vệ sinh mắt.
- Xác định rõ các thành phần của cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả được cấu tạo của tai.
- Trình bày được chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- Đưa ra các biện pháp phòng tránh các bệnh về tai.
- Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo và chức năng thu nhận sóng âm của tai.
 2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích hình 
 - Kỹ năng hoạt động nhóm 
- Kĩ năng giữ vệ sinh tai.
- Kỹ năng phòng tránh ô nhiễm tiếng ồn để bảo vệ tai
* Rèn kỹ năng sống cho HS:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu nhận biét được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt, biện pháp bảo vệ mắt.
- Kỹ năng hợp tác, lăng nghe, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận.
- Kĩ năng tự nhận thức: nhận biết được những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến mắt của bản thân.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, qua quan sát sơ đồ tai để tìm hiểu cấu tạo và chức năng của cơ quan phân tích thính giác.
- Kỹ năng hợp tác, lắng nghe, ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
- Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức vệ sinh mắt, bảo vệ môi trường
 4. Hình thành năng lực
* Năng lực chung: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL hợp tác, NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT), NL sử dụng ngôn ngữ.
* Năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực kiến thức sinh học: Kiến thức về cấu tạo của cơ quan phân tích, cấu tạo màng lưới, kiến thức về các bệnh, tật về mắt, kiến thức về cấu tạo của tai, chức năng thu nhận sóng âm, vệ sinh mắt, tai.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Quan sát, Phân loại hay sắp xếp theo nhóm, tìm mối liên hệ, xử lí và trình bày các số liệu (sơ đồ).
IV. XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÁC LOẠI CÂU HỎI THEO THANG NĂNG LỰC
Nội dung 
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 49. Cơ quan phân tích thị giác
Bài 50. Vệ sinh mắt
Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác
Mức độ nhận thức
Các năng lực/ KN cần hướng tới
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Khái niệm cơ quan phân tích
Biết đượcthế nào là cơ quan phân tích, cơ quan phân tích thị giác.
Hiểu được ý nghĩa của cơ quan phân tích
- KN quan sát, xử lý thông tin
- NL sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
Cơ quan phân tích thị giác
- Mô tả được cấu tạo của cơ quan thụ cảm thị giác.
- Nêu được cấu tạo các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác
Hiểu được cấu tạo của màng lưới
Giải thích được sự tạo ảnh ở màng lưới
- NL quan sát.
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
- NL kiến thức sinh học; nghiên cứu khoa học
Các tật, bệnh về mắt
- Biết được thế nào là cận thị, viễn thị 
- Biết được nguyên nhân triệu trứng cách khắc phục bệnh đau mắt hột.
- Giải thích được nguyên nhân hậu quả và cách khắc phục
- Kể được một số bệnh về mắt trong cuộc sống và giải thích được nguyên nhân từ đó đưa ra cách phòng tránh và chữa trị.
- Giải thích được trong thực tế vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng và trên tàu xe đang chạy
- Đưa ra được những việc cần làm trong cuộc sống để góp phần phong tránh bệnh tật về mắt.
- NL định nghĩa.
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
- Năng lực kiến thức sinh học
Cấu tạo của tai
- Nêu được thành phần của cơ quan phân tích thính giác
- Mô tả được cấu tạo của tai
- NL tư duy.
- NL giải quyết vấn đề.
- Năng lực kiến thức sinh học
Chức năng thu nhận sóng âm
Hiểu được chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- NL hợp tác
- NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL tự quản lý, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực nghiên cứu khoa học
Vệ sinh tai
Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo và chức năng thu nhận sóng âm của tai.
Đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh về tai.
NL tư duy sáng tạo
V. BIÊN SOẠN CÂU HỎI- BÀI TẬP THEO MỨC ĐỘ
STT
Mức độ nhận biết
1
Mỗi cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào?
2
Mô tả cấu tạo của cơ quan thụ cảm thị giác?
3
Nêu cấu tạo các bộ phận của cơ quan phân tích thị giác?
4
Thế nào là cận thị, viễn thị ?
5
Nêu nguyên nhân triệu trứng cách khắc phục bệnh đau mắt hột?
6
Nêu thành phần của cơ quan phân tích thính giác?
7
Mô tả cấu tạo của tai?
STT
Mức độ hiểu
1
 Ý nghĩa của cơ quan phân tích?
2
Cấu tạo của màng lưới?
3
Giải thích nguyên nhân hậu quả và cách khắc phục tật cận thị, viễn thị?
4
Kể một số bệnh về mắt trong cuộc sống và giải thích được nguyên nhân từ đó đưa ra cách phòng tránh và chữa trị?
5
Sử dụng các cụm từ gợi ý (thẻ giấy) để hoàn thành sơ đồ về chức năng thu nhận sóng âm
STT
Mức độ vận dụng
1
Giải thích sự tạo ảnh ở màng lưới?
2
Giải thích vì sao không nên đọc sách nơi thiếu ánh sáng và trên tàu xe đang chạy?
3
Giải thích một số hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo và chức năng thu nhận sóng âm của tai?
STT
Mức độ vận dụng cao
1
Cần làm trong cuộc sống để góp phần phong tránh bệnh tật về mắt?
2
Đề xuất được các biện pháp phòng tránh các bệnh về tai?
1. Nhận biết:
2. Thông hiểu:
3. Vận dụng thấp:
4. Vận dụng cao:
VI. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5p)
TRÒ CHƠI
Ngôi sao may mắn!
Luật chơi:
- Lớp chia làm 3 đội : A, B và C (Tương ứng với 3 dãy). 
- Trên màn hình có 6 ngôi sao đánh số từ 1 đến 6. Lần lượt mỗi đội chọn một ngôi sao để trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được số điểm tương ứng, trong đó có một ngôi sao may mắn, nếu đội nào không trả lời được thì phải nhường quyền trả lời cho đội khác. Kết thúc trò chơi đội nào được nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
(Mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ 10 giây) 
Câu 1: Phần ngoại biên của hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
Các dây thần kinh và các hạch thần kinh
Các dây thần kinh và hệ thần kinh
Các nơron
Các hạch thần kinh
	Đáp án: A
Câu 2. Chức năng của hẹ thần kinh sinh dưỡng là:
Điều khiển hoạt động có ý thức
Điều khiển hoạt động của cơ vân
Điều khiển hoạt động của cơ quan nội tạng
Cả A, B và C
	Đáp án: C
Câu 3. Sự khác nhau cơ bản giữa cung phản xạ vận động và cung phản xạ sinh dưỡng
	A. Cung phản xạ sinh dưỡng chỉ qua rễ sau, cung phản xạ vận động qua cả rễ sau và rễ trước.
	B. Cung phản xạ sinh dưỡng phải qua hạch giao cảm hoặc hạch giao cảm, cung phản xạ vận động qua rễ trước – rễ sau
	C. Cung phản xạ sinh dưỡng phải đi qua một trạm trung gian chuyển tiếp đó là các hạch giao cảm và phó giao cảm, cung phản xạ vận động không có hạch này.
	D. Cung phản xạ sinh dưỡng có các hạch, cung phản vận động có sừng sau.
	Đáp án: C 
Câu 4: Vùng thị giác nằm ở thùy nào của đại não?
	A. Thù đỉnh B. Thùy Thái dương
	C. Thùy trán D. Thùy chẩm
	Đáp án: D
Câu 5: Vùng thị giác có chức năng gì?
Cảm giác sáng tối, màu sắc, sự vật
Cảm giác âm thanh
Cảm giác vị mặn, ngọt, chua
Cảm giác mùi thơm, tanh
	Đáp án: A
Câu 6: Thành phần của một cơ quan phân tích gồm:
Cơ quan thụ cảm, dây thần kinh
Cơ quan thụ cảm.
Các bộ phận phân tích ở trung ương.
Cả A và C
	Đáp án: D
	GV: Nhận xét, đánh giá các đội chơi và trao quà cho đội chiến thắng.
	GV: Nhờ các giác quan chúng ta nhận biết và phản ứng lại các tác động của môi trường. Cơ quan phân tích giúp ta nhìn, nghe thấy xung quanh, vậy nó có cấu tạo như thế nào? Cơ chế nào giúp ta nhìn được rõ vật, nhận biết được âm thanh? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một cơ quan: cơ quan phân tích thị giác
2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
BÀI 49. Cơ quan phân tích thị giác
Hoạt động 1 (8’)
Tìm hiểu cơ quan phân tích
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK ở phần I.
- Nêu câu hỏi:
+ Cơ quan phân tích gồm có những bộ phận nào?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Cơ quan phân tích có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận:
- Tự đọc thông tin trong SGK.
- Ghi nhớ trả lời câu hỏi:
+ Cơ quan phân tích gồm: cơ quan thụ cảm, dây thần kinh, bộ phận phân tích ở trung ương.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi ghi nhớ.
+ Ý nghĩa: giúp ta nhận biết được những tác động của môi trường.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi ghi nhớ.
I. Cơ quan phân tích:
- Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm
+ Dây thần kinh 
+ Bộ phận phân tích ở trung ương.
Ý nghĩa : Giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
Hoạt động 2 (24’)
Tìm hiểu cơ quan phân tích thị giác và cấu tạo cầu mắt:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV đặt câu hỏi:
+ Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- Nhận xét, kết luận:
- Yêu cầu HS dựa vào chú thích trong hình 49- 2 SGK thảo luận nhóm (2-3 HS) hoàn thành bài tập điền khuyết ở phần 1.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập lên bảng yêu cầu HS lên hoàn thành bài tập.
- Đại diện HS lên hoàn thành bài tập.
- Nhận xét và nêu đáp án chuẩn:
1. Cơ vận động mắt; 2. màng cứng; 3. màng mạch; 4. Màng lưới; 5. Tế bào thụ cảm thị giác.
- Yêu cầu HS dựa vào phần bài tập vừa mới hoàn thành trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo của cầu mắt gồm có mấy lớp, đó là những lớp nào?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Lớp trong cùng có đặc điểm gì?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK, kết hợp với chú thích trong hình 49-3 trả lời câu hỏi:
- Nêu câu hỏi:
+ Các tế bào thụ cảm thị giác nằm ở vị trí nào trong cầu mắt?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Nêu chức năng của tế bào nón và tế bào que?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Điểm vàng có đặc điểm gì? Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
+ Điểm mù có đặc điểm gì?
- Yêu cầu lớp nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận.
- Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK phần 3 t ... t của mắt
Các tật của mắt
Nguyên nhân
Cách khắc phục
Cận thị
- Bẩm sinh: cầu mắt dài.
- Thể thuỷ tinh quá phồng: Do không giữ vệ sinh khi đọc sách.
- Đeo kính cận (kính mặt lõm).
Viễn thị
- Bẩm sinh: cầu mắt ngắn.
- Do thủy tinh thể bị lão hóa (già), mất khả năng điều tiết.
- Đeo kính viễn (kính mặt lồi).
Hoạt động 2 (15’)
Tìm hiểu các bệnh của mắt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV cho HS tìm hiểu 1 SGK để trả lời câu hỏi trong Ñ SGK.
GV lưu ý: bệnh đau mắt hột do vi rút gây nên, dễ lây do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm trong nơi ao tù.
Ngoài bệnh đau mắt hột còn bệnh đau mắt đỏ (do viêm kết mạc).
HS nghe GV phân tích, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
Một vài HS trả lời câu hỏi, các HS khác theo dõi, bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời.
Bệnh đau mắt hột do vi rút gây nên, dễ lây do dùng chung khăn, chậu với người bệnh hoặc tắm trong nơi ao tù.
Phòng tránh các bệnh về mắc phải thường xuyên rửa mặt bằng nước muối loãng, không dùng chung khăn, chậu hoặc tắm chung ao, hồ tù.
II. Bệnh về mắt:
+ Đau mắt đỏ 
+ Viêm kết mạc 
+ Khô mắt 
Bệnh đau mắt hột .
Nguyên nhân 
Do vi rut
Đường lây
Dùng chung khăn, chậu với người bệnh 
Tắm rửa trong ao hồ tù hãm 
Triệu chứng
Mặt trong mí mắt có nhiều hột nổi cộm lên 
Hậu quả 
Khi hột vỡ làm thành sẹo, lông quặm, đục màng giác, mù loà 
Cách phòng tránh 
Giữ vệ sinh mắt. Dùng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sĩ 
Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác
Hoạt động 1 (13’)
Tìm hiểu cấu tạo của tai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát hình đọc kĩ chú thích, thảo luận nhóm hoàn thành bài 
tập điền khuyết trong SGK
- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập trong SGK lên bảng, yêu cầu đại một nhóm lên hoàn thành bài tập.
- Yêu cầu đại diện các nhóm nhận xét.
- Nhận xét và nêu đáp án. Vành tai, ống tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai.
- Nêu câu hỏi:
+ Dựa vào bài tập đã hoàn thành hãy cho biết cấu tạo của tai người gồm mấy phần, đó là phần nào?
+ Nêu các bộ phận của tai ngoài, tai giữa và tai trong?
- Nhận xét, kết luận từng câu.
- Yêu cầu học sinh chỉ trên mô hình các bộ phận của tai.
GV nhấn mạnh: 
- Chức năng của tai ngoài (của vành tai hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm và màng nhĩ khuếch đại sóng âm, vòi nhĩ cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ).
- Quan sát hinh, đọc kĩ chú thích. Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
- Đại diện một nhóm lên bảng hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Theo dõi và tự sử chữa.
- Thảo luận trả lời:
+ Tai được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
+ Tai ngòai gồm vành tai và ống tai.Tai giữa: màng nhĩ, chuỗi xương tai. Tai trong gồm bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên. Bộ phận ốc tai.
- Theo dõi, ghi nhớ.
- Học sinh lên bảng chỉ trên mô hình các bộ phận của tai.
- Theo dõi, ghi nhớ.
I. cấu tạo của tai:
- Tai ngòai gồm: Vành tai. Ống tai. Màng nhĩ (dày khoảng 1 cm)
- Tai giữa gồm: Chuỗi xương tai (xương búa, xương đe và xương bàn đạp), vòi nhĩ (thông với hầu).
- Tai trong gồm: Bộ phận tiền đình, ốc tai 
Hoạt động 2 (12’)
Tìm hiểu chức năng của tai trong
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ truyền sóng âm.
- Yêu cầu đại diện một nhóm trình bài kết quả của nhóm mình.
- Yêu cầu đại diện các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét và nêu đáp án: nguồn âm à vành tai à ống tai à màng nhĩ à chuỗi xương tai à cửa bầu à ngoại dịch à nội dịch à cơ quan coocti (gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác truyền thành xung thần kinh) à dây thần kinh thính giác à vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đó.
- Nhận xét, kết luận.
- Nghiên cứa thông tin, thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ theo yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp theo dõi.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Theo dõi, ghi hớ.
- Theo dõi, ghi bài.
 II. Chức năng thu nhận sóng âm:
Nhận xét và nêu đáp án: nguồn âm à vành tai à ống tai à màng nhĩ à chuỗi xương tai à cửa bầu à ngoại dịch à nội dịch à cơ quan coocti (gây hưng phấn các tế bào thụ cảm thính giác truyền thành xung thần kinh) à dây thần kinh thính giác à vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết về âm thanh đó.
Hoạt động 3 (7’)
Tìm hiểu về vệ sinh tai
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK phần III, trả lời câu hỏi.
- Nêu câu hỏi:
+ Nêu biện pháp vệ sinh tai?
+ Để tránh tai bị tổn thương ta cần chú ý những điều gì?
- Nhận xét, kết luận từng câu.
- Giáo dục học sinh biết chăm sóc tai tránh làm thủng màng nhĩ và hạn chế viêm tai giữa; hạn chế dùng thuốc kháng sinh dễ gây ù tai, điếc tai)
- Nghiên cứu thông tin trong SGK, ghi nhớ trả lời câu hỏi.
- Trả lời câu hỏi:
+ Dùng tăm bông để lau rửa tai.
+ Bảo vệ tai: Không dùng que nhọn để ngoáy tai. Cần tránh viêm họng ở trẻ em vì viêm mũi họng dễ gây viêm tai giữa. Cần có biện pháp chống hoặc giảm tiếng ồn.
- Theo dõi, ghi nhớ.
- Theo dõi, ghi nhớ.
III. Vệ sinh tai:
Bảo vệ tai 
+ Không dùng vật sắc nhọn để ngóay tai. 
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng bệnh cho tai.
+ Các biện pháp chống giảm tiếng ồn.
3. LUYỆN TẬP
- GV Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Dây thần kinh thị giác là
A. dây số I. B. dây số IX. C. dây số II. D. dây số VIII.
Câu 2. Cầu mắt cấu tạo gồm mấy lớp ?
A. 5 lớp       B. 4 lớp C. 2 lớp       D. 3 lớp
Câu 3. Loại tế bào nào dưới đây không phải là tế bào thụ cảm thị giác ?
A. Tất cả các phương án còn lại B. Tế bào nón
C. Tế bào que D. Tế bào hạch
Câu 4. Ở màng lưới, điểm vàng là nơi tập trung chủ yếu của
A. tế bào que. B. tế bào nón.
C. tế bào hạch. D. tế bào hai cực.
Câu 5. Tế bào nón tiếp nhận dạng kích thích nào dưới đây ?
A. Ánh sáng yếu và ánh sáng mạnh B. Ánh sáng mạnh và màu sắc
C. Ánh sáng yếu và màu sắc D. Cả ánh sáng mạnh, ánh sáng yếu và màu sắc
Câu 6. Ở mắt người, điểm mù là nơi
A. đi ra của các sợi trục tế bào thần kinh thị giác. B. nơi tập trung tế bào nón.
C. nơi tập trung tế bào que. D. nơi đi ra của các sợi trục tế bào liên lạc ngang.
Câu 7. Mỗi bên tai người có bao nhiêu ống bán khuyên ?
A. 1       B. 2 C. 3       D. 4
Câu 8. Để bảo vệ tai, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Tất cả các phương án còn lại.
B. Vệ sinh tai sạch sẽ bằng tăm bông, tránh dùng vật sắc nhọn vì có thể gây tổn thương màng nhĩ.
C. Tránh nơi có tiếng ồn hoặc sử dụng các biện pháp chống ồn (dùng bịt tai, xây tường cách âm).
D. Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để phòng ngừa viêm họng, từ đó giảm nguy cơ viêm tai giữa.
Câu 9. Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây ?
A. Màng nhĩ B. Màng cửa bầu dục
C. Màng tiền đình D. Ống bán khuyên
Câu 10. Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian ?
A. Ốc tai và ống bán khuyên B. Bộ phận tiền đình và ốc tai
C. Bộ phận tiền đình và ống bán khuyên D. Bộ phận tiền đình, ốc tai và ống bán khuyên
Câu 11. Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở
A. màng bên. B. màng cơ sở.
C. màng tiền đình. D. màng cửa bầu dục.
Câu 12. Vì sao trẻ bị viêm họng thường dễ dẫn đến viêm tai giữa ?
A. Vì vi sinh vật gây viêm họng và vi sinh vật gây viêm tai giữa luôn cùng chủng loại với nhau.
B. Vì VSV gây viêm họng có thể theo vòi nhĩ tới khoang tai giữa và gây viêm tại vị trí này.
C. Vì VSV gây viêm họng có thể biến đổi về cấu trúc và theo thời gian sẽ gây viêm tai giữa.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 13. Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?
A. Hứng sóng âm và hướng sóng âm 
 B. Xử lí các kích thích về sóng âm
C. Thu nhận các thông tin về sự chuyển động của cơ thể trong không gian
D. Truyền sóng âm về não bộ
 4. VẬN DỤNG
* Có 1 số người không nhìn rõ lúc hoàng hôn vì
+ Trong mắt có 2 loại tế bào thụ cảm là tế bào hình nón và tế bào hình que.
+ Khi ánh sáng mạnh thì tế bào hình nón hoạt động để thu nhận ánh sáng và màu sắc; khi ánh sáng yếu thì tế bào hình que hoạt động để thu nhận ánh sáng.
+ Lúc hoàng hôn (chuyển từ ánh sáng mạnh sang ánh sáng yếu) thì có sự chuyển đổi chức năng thụ cảm của tế bào hình nón sang tế bào hình que.
+ Những người không nhìn rõ lúc hoàng hôn là vì do không cung cấp đủ vitamin A nên tế bào hình que không kịp thời hoạt động nên sẽ không nhìn thấy ánh sáng lúc hoàng hôn (gọi là chứng quáng gà). Nhưng sau đó thì thấy bình thường vì 1 lúc sau thì tế bào hình que hoạt động và thu nhận ánh sáng.
* Lúc ánh sáng yếu ta không phân biệt được màu sắc của vật vì lúc ánh sáng yếu tế bào hình nón không hoạt động chỉ có tế bào hình que không có khả năng phân biệt được màu sắc.
5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
* Thiếu vitamin A trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ mắc bệnh gì? Vitamin A có nhiều ở đâu?
à mắc bệnh quáng gà, khả năng thu nhận ánh sáng bị giảm nên nhìn không rõ lúc hoàng hôn. Vitamin A là một nguyên liệu tạo nên rôđôpsin có trong tế bào que, phụ trách thu nhận ánh sáng.
Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, gan và thận động vật, trong lòng đỏ trứng và các loại rau quả có màu da cam như cà chua, bí đỏ, gấc, cà rốt, ớt,..
* Ở người già mắt thường mắc tật nào? ở lứa tuổi học sinh thường mắc tật nào? Nêu nguyên nhân, cách khắc phục các tật đó? 
- Người già: mắt thường mắc tật viễn thị; nguyên nhân: do bẩm sinh hoặc do cao tuổi khả năng điều tiết của thể thủy tinh kém. Cách khắc phục: đeo kính lồi hay kính lão.
- Học sinh: mắc tật cận thị; nguyên nhân: do bẩm sinh hoặc do không giữ khoảng cách chuẩn khi đọc sách, xem phim để quá gần mắt, làm thể thủy tinh luôn phồng; cách khắc phục: đeo kính cận, tránh đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng hoặc đi trên tàu xe bị xóc nhiều.
* Quá trình thu nhận kích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người ta nghe được?
à sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ, rồi truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Cooocti . Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của: “cửa tròn” ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa)
Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay âm thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
* câu 3, 4 SGK:
à xác định được nguồn phát âm ở phía nào (phải hay trái) là nhờ nghe bằng 2 tai: Nếu ở bên phải thì sóng âm truyền đến tai phải trước tai trái và ngược lại.
à qua thí nghiệm dùng 2 ống cao su dài ngắn khác nhau, dù phễu để ở phía nào thì ta cũng có cảm giác âm phát ra từ phía tương ứng với ống cao su ngắn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_mon_sinh_hoc_8_chu_de_giac_quan_trinh_kim_t.docx