Hệ thống chương trình Ngữ văn lớp 8

Hệ thống chương trình Ngữ văn lớp 8

I- Phần Văn bản

* Các văn bản tự sự:

 + Tôi đi học

 +Trong lòng mẹ

 + Tức nước, vỡ bờ

 + Lão Hạc

 + Cô bé bán diêm

 + Đánh nhau với cối xay gió

 + Chiếc lá cuối cùng

* Các văn bản nhật dụng

 + Thông tin về trái đất năm 2000

 + Ôn dịch, thuốc lá

 + Bài toán dân số

* Các văn bản trữ tình

 + Nhớ rừng

 + Ông đồ

 + Quê hương

 + Khi con tu hú

 + Tức cảnh Pắc Bó

 +Ngắm trăng

 +Đi đường

 + Vào nhà ngục Quảng Đông.

 + Đập đá ở Côn Lôn

 + Muốn làm thằng Cuội

 + Hai chữ nước nhà

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1202Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống chương trình Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Hệ thống chương trình Ngữ Văn lớp 8
I- Phần Văn bản 
* Các văn bản tự sự:
 + Tôi đi học
 +Trong lòng mẹ
 + Tức nước, vỡ bờ
 + Lão Hạc
 + Cô bé bán diêm
 + Đánh nhau với cối xay gió
 + Chiếc lá cuối cùng
* Các văn bản nhật dụng
 + Thông tin về trái đất năm 2000
 + Ôn dịch, thuốc lá
 + Bài toán dân số
* Các văn bản trữ tình
 + Nhớ rừng
 + Ông đồ
 + Quê hương
 + Khi con tu hú
 + Tức cảnh Pắc Bó
 +Ngắm trăng
 +Đi đường
 + Vào nhà ngục Quảng Đông..
 + Đập đá ở Côn Lôn
 + Muốn làm thằng Cuội 
 + Hai chữ nước nhà
* Cụm văn bản nghị luận
 + Chiếu dời đô
 + Hịch tướng sĩ
 + Nước Đại Việt ta
 + Bàn luận về phép học
 + Thuế máu
 + Đi bộ ngao du 
II-Phần Tiếng việt
 + Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
 + Trường từ vựng
 + Từ tưọng thanh, từ tượng hình
 + Trợ từ, thán từ
 + Tình thái từ 
 + Nói quá 
 + Nói giảm, nói tránh
 + Câu ghép
 + Dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm
 + Câu chia theo mục đích nói
 + Câu phủ định
 + Hành động nói
 + Hội thoại 
 + Lựa chọn trật tự từ trong câu.
III-Phần Tập làm văn
 + Văn tự sự
 + Văn nghị luận 
 + Văn thuyết minh
 + Văn bản điều hành.
A- Hệ thống phần Tiếng Việt
I-Cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
 - GV cho học sinh nhắc lại 
 + Khái niệm
 + Từ có nghĩa rộng và từ đựơc coi là nghĩa hẹp
 - GV cho làm bài tập
Bài tập
1-Tìm nét nghĩa chung cho tập hợp các nhóm từ sau
Bác sĩ, kĩ sư, công nhân, y tá , lái xe, thư kí, giáo viên....
Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, bắn súng, võ, vật...
Âm nhạc, múa, hội hoạ, điêu khắc, văn học, điện ảnh...
Kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, hồi kí...
2-Tìm các từ ngữ có nghĩa được bao hàm trong phạm vi nghĩa của mỗi từ ngữ sau đây:
Vận động dời chỗ:
Không ổn định
 c- Bệnh của người
-> GV hướng dẫn học sinh giải bài tập
Ví dụ :
 *Vận động dời chỗ: Đi, đứng, chạy, nhảy, lồng, phi, phóng, lượn, bay, trườn, di chuyển, bò, mò, lộ, bơi, vụt, lao, , vun vút, ...
 *Không ổn định: Động đậy, lắc lư, loạn, nhiễu nhương, xao xuyến, hồi hộp, lo, lóng lánh, lung linh, nhấp nhô, thấp thỏm, bì bõm, bồn chồn, rập rình, bấp bênh, đung đưa, ngả nghiêng, ngoằn ngèo, khúc khuỷu, lắc lư, rung rinh, loang loáng, bập bùng, đong đưa, lấp loáng, lao xao...
 *Bệnh của người: gia trưởng, độc đoán, nói điêu, nói khoác, nói láo, nói phét, nói dai, ...
 *Tình cảm của người: yêu, ghét, giận, hờn, căm thù, kính yêu, thương, mến, nhớ, mến thương, trân trọng, gìn giữ, thuỷ chung, bội bạc, khốn nạn, lừa dối, khinh, trọng, kính phục, ngưỡng mộ, tự hào, san sẻ, đớn đau, bất hạnh, vui sướng, buồn bực, đau khổ, tự ái, xao xuyến, bồi hồi, hồi hộp, chờ đợi, thấp thỏm, ...
3-Tìm từ cùng trường nghĩa trong ví dụ sau:
 Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
 Mặt trời chân lí chói qua tim
 Hồn tôi là 1 vườn hoa lá
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
HS có thể chỉ ra
 *Vật thể tự nhiên: nắng, hạ, mặt trời, hồn, hoa, lá, vườn, tim.
 *Tính chất tăng dần: bừng, chói, đậm, rộn.
 *Bộ phận của cây: hoa, lá, hương.
2-Trường từ vựng
 -GV cho học sinh nắm lại các đơn vị kiến thức sau
 + Khái niệm: Là tập hợp các từ có ít nhất 1 nét nghĩa chung.
Ví dụ: Xanh, đỏ, vàng. đen, nhợt nhạt, đen ngòm...->Màu sắc
 -Nắm các đặc điểm của trường từ vựng
 + Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn
 + Một từ nhiều nghĩa thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau
Ví dụ: 
*Lành ( chưa bị rách ) : nguyên vẹn, lành lặn, bằng phẳng
 ( Tính nết ): ác, hiền, cực đoan, gia trưởng, keo kiệt, rộng rãi, hoang phí, nhân hậu, điềm đạm, nhanh nhau, nông cạn, sắc sảo..
 + Trong thơ văn cũng như trong cuộc sống, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
Bài tập
1-Hãy lập trường từ vựng với mỗi từ sau: Cây, cá, mưa.
2-Tìm các từ cùng trường từ vựng trong các đoạn văn sau:
 a-Mưa đến rồi lẹt đẹt...lẹt đẹt. Những giọt nước to lăn xuống mái phên nứa. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đựoc là mưa lại kéo đến nhanh thế. Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ là bao nhiêu nước tuôn ào ào. Mưa rào rào trên sân gạch. Mưa đồm độp trên phên nứa, mưa đập lùng bùng vào lòng lá chuối. Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.
 b-Sau giây phút hoàn hồn, con chim quay đầu lại, giương đôi mắt đen tròn, trong veo như 2 hột cườm nhỏ lặng nhìn tôi tha thiết. Những âm thanh trầm bổng, ríu ran hoà quyện trong nhau vừa quen thân, vừa kì lạ. Con chim gật đầu chào tôi rồi như 1 tia chớp, tung cánh vụt về phía rừng xa thẳm.
3-Trong các ví dụ sau, tác giả đã chuyển trường từ vựng bằng cách nào.
 a-Thiên Nga thật là 1 loài chim biết tự khoe vì vẻ đẹp và các động tác múa của mình. Nếu như bầy chim công múa rất dẻo, uyển chuyển, nhịp nhàng, xứng đáng là nghệ sĩ của rừng xanh, thì thiên nga còn được coi là những giọng nữ cao tuyệt diệu, ngoài các động tác múa khoẻ khoắn của nó...
 Chúng vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng run rẩy tạo nên những đường nét khoẻ khoắn. Đôi cánh xoè trên mặt cỏ xanh xoay tròn, nom giống như 1 bông hoa ê-puy đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.
 b-Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre anh hùng chiến đấu.
4-Sưu tầm trong văn thơ các đoạn có hiện tượng chuyển từ vựng. Phân tích giá trị diễn đạt của hiện tượng này.
=>GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài tập 1:
Cần làm theo yêu cầu sau:
 Để lập trường từ vựng chỉ cây, HS phải chia thành các miền:
Các loài cây: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ, cây công nghiệp...
Các bộ phận của cây: Thân, lá , hoa, quả, cành, rễ...
Tính chất của cây: cao, thấp, to, nhỏ, khẳng khiu, mập mạp...
Tập hợp cây: vướn, bụi, rừng, đồi...
Hoạt động sinh trưởng của cây: nảy mầm, vươn cao...
Hoạt động chăm sóc: tưới, chăm bón, vun, xới..
+ Trường từ vựng : Văn học
Thể loại văn học : Bút kí, kịch, thơ, văn xuôi, thần thoại, truyền thuyết, ..
Người sáng tác: nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu...
Giải thưởng văn học
Các yếu tố trong văn học: nhân vật, tình tiết, sự việc, biện pháp, từ ngữ, câu, dấu, ngữ điệu, âm thanh, giọng điệu, người dẫn truyện...
Nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật điển hình, nhân vật trung tâm, phản diện, chính diện..
Hình thức trình bày: lục bát, tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt, tự do, 8 chữ, 5 chữ, kịch, nói, viết, đọc, ngâm, hát, diễn, kể..
Giai đoạn văn học
Bài tập: Hãy lập trường từ vựng cho từ ngữ sau:
Vật thể nhân tạo
-Vật thể tăng cường thao tác lao động: 
 + Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, rìu, liềm, hái...
 + Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan...
 + Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi, đục, dùi cui...
 + Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó...
 + dụng cụ để mài giũa: đá mà, giấy ráp, giũa, bào...
 + Dụng cụ để kìm, giữ: kìm, kẹp, néo, móc...
 + Dụng cụ để xới đất : cuốc, thuổng, cày, mai, bừa, cào...
 + Dụng cụ để lấy, múc: môi, thìa, gầu, đũa, gáo, ca, cốc...
-Vật thể phục vụ sinh hoạt
 + Dụng cụ để nằm: ghế, giường, phản, chiếu..
 + Dụng cụ để đặt: bàn, ghế, tủ, gác măng giê...
 + Dụng cụ để chứa: tủ, rương, hòm, va li, chạn, thúng mủng, nong nia, chai lọ, chum, vại, hũ, bình, cặp, túi, ...
 + Dụng cụ để mặc che thân: áo, quần, khăn, khố, váy, găng, bít tất...
 + Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, khăn, chăn, chiếu...
2-Việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng như sau đúng hay sai? Vì sao.
Tâm trạng của con người: buồn, vui, nghỉ ngơi, phấn khởi, sung sướng, rầu rĩ, tê tái...
Bệnh về mắt: quáng gà, cận thị, viễn thị, đau mắt, bụi mắt, thong manh..
Các tư thế của con người: nằm, ngồi, chạy, nhảy, bay, bò, lết, bơi, đứng, cúi...
Mùi vị: thơm, cay, đắng, chát, ngọt, chua, the thé, hắc, nồng, lợ, tanh.
* Các từ in đậm trong bài thơ sau đây thuộc TTV nào?
 Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
*Tìm các từ thuộc trường từ vựng văn học
Ví dụ : nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, hư cấu, tác giả, tác phẩm, câu văn, câu thơ, văn bản , người kể chuyện, nhân vật trữ tình, tiết tấu, giọng điệu, xung đột kịch...
*Xác định nghĩa từ “ Xuân” trong các ví dụ sau. Sau đó tìm từ cùng trường nghĩa của từng nghĩa của từ đó?
 - Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
 - Sáu mươi ba tuổi còn xuân chán
 So với ông Bành vẫn thiếu niên.
 - Đã 30 xuân mà tôi đã thấy mình quá già.
II-Câu ghép, câu phủ định
1-Câu ghép 
 GV đưa ví dụ để học sinh phân tích, sau đó rút ra khái niệm của câu ghép
Ví dụ : + Mèo chạy làm đổ hoa.
 + Mèo chạy, lọ hoa đổ.
a- Khái niệm : Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là 1 vế câu.
b-Cách nối các vế trong câu ghép
*Dùng những từ nối
 + Nối bằng 1 quan hệ từ
 + Nối bằng cặp quan hệ từ
 + Nối bằng cặp phó từ
Ví dụ: Trời chưa sáng hắn , hắn đã đi đồng.
 + Nối bằng cặp đại từ 
Ví dụ: Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
 + Nối bằng chỉ từ
Ví dụ: Anh nói thế này, nó làm thế ấy.
 Mày nói này, nó làm thế nọ
*Không dùng từ nối: giữa các vế câu phải dùng dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu 2 chấm
 - Nếu dùng dấu 2 chấm: vế sau phải giải thích cho vế trước
 -Dùng dấu chẩm phẩy: 2 vế phải có quan hệ với nhau về nghĩa, ý sau phát triển nghĩa cho vế trước.
c-Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép
 HS trình bày các quan hệ 
 + Quan hệ nguyên nhân- kết quả.
 + Quan hệ điều kiện- kết quả.
 + Quan hệ tương phản, nghịch đối.
 + Quan hệ mục đích
 + Quan hệ tăng tiến
Ví dụ: Trời càng mưa to, đường càng ngập nước.
 + Quan hệ bổ sung
Ví dụ: Tôi đến và nó cũng đến.
 Nó không những học giỏi mà nó còn hát rất hay.
 + Quan hệ tiếp nối
Ví dụ: Thầy giáo vào lớp, cả lớp đứng dậy chào.
 + Quan hệ đồng thời
Ví dụ: Thầy giáo giảng bài, chúng tôi ngồi ghi chép.
 Họ vừa đi, họ vừa hát.
 + Quan hệ giải thích
Ví dụ: Mọi người im lặng: Chúng tôi bắt đầu diễn các tiết mục.
Chú ý: - Quan hệ giữa các vế câu rất đa dạng và phong phú. Để xác định đúng mối quan hệ ta phải dựa vào hoàn cảnh giao tiếp cụ thể 
 -Câu ghép có thể có nhiều vế. Mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép có thể có nhiều tầng bậc khác nhau
Ví dụ: Tôi nói mãi nhưng nó không nghe nên nó bị điểm kém.
 Vế 1 – vế 2 : Quan hệ đối lập
 Vế 2 – vê3 : Quan hệ nguyên nhân.
=>GV giao bài tập
2-Câu phủ định
 a-Khái niệm: Là câu có hình thức chứa các từ, tổ hợp từ phủ định, thông báo, xác nhận sự không tồn tại của 1 sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất được nêu ở trong câu.
 b-Các cách cấu tạo:
Có chứa các từ phủ định: không, chưa, chẳng, đâu hoặc các tổ hợp từ phủ định: không phải, chưa phải, chẳng phải, đâu có...
*Không, chưa, chẳng được dùng ở vị ngữ là ĐT, TT hoặc ngữ  ... ng, song, tuy nhiên, tuy thế, tuy vậy, thế nhưng, ngược lại, trái lại...
 + Nối đoạn văn có ý nghĩa tổng kết các đoạn trước: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại...
 b-Dùng câu để liên kết: Đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm liên kết các đoạn có chứa nó.
D-Dẫn chứng, cách sử dụng dẫn chứng, vai trò của dẫn chứng trong văn nghị luận
 a-Dẫn chứng: là những số liệu ( sự vật, sự việc, dạm ngôn, câu văn, câu thơ, hình tượng nghệ thuật...) lấy từ thực tế cuộc sống hoặc thực tế văn học mà người viết đưa vào bài làm nhằm thuyết minh cho một luận điểm, một vấn đề cần chứng minh.
 -Dẫn chứng là tổng hợp kiến thức của người viết, vốn kiến thức càng nhiều, bài viết càng phong phú, càng làm cho luận cứ có thêm sức sống, lập luận sắc sảo có sức thuyết phục cao. Vì vậy trong bài văn nghị luận nhất là kiểu bài chứng minh, dẫn chứng có vị trí và vai trò rất quan trọng.
 b-Cách sử dụng dẫn chứng
 *Chọn dẫn chứng
 + Về lượng: Phải đầy đủ, toàn diện và vừa phải, tức là mỗi ý kiến, nhận định đưa ra phải có dẫn chứng, tuy nhiên không phải đưa vào tràn lan mà phải cân nhắc vừa phải
 Ví dụ: Để chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta, Bác đã đưa dẫn chứng bao quát các mặt:
 -Thời gian: từ xưa đến nay
 -Không gian: từ miền xuôi -> miền núi, từ Bắc -> Nam
 -Thành phần xã hội: từ nông dân -> trí thức.
 -Lứa tuổi: em bé -> cụ già.
 -Lĩnh vực: chiến đấu -> sản xuất.
 + Về chất: Dẫn chứng phải chính xác, tiêu biểu
 -Chính xác: là phải đúng, y nguyên văn.
 -Tiêu biểu: nghĩa là phải phù hợp ở mức cao nhất với luận điểm, với điều mình nói.
 *Sắp xếp dẫn chứng
 Căn cứ vào mục đích, yêu cầu nghị luận, dẫn chứng thường được sử dụng một trong những cách sau:
 + Trình tự thời gian hoặc không gian.
 + Theo thành phần xã hội, nghề nghiệp, lứa tuổi hoặc giới tính.
 + Theo từng khía cạnh của luận điểm, luận đề.
 + Theo tâm lí tiếp nhận của người đọc.
 *Cách đưa dẫn chứng
 Có 3 phần
 a-Giới thiệu dẫn chứng : Dẫn chứng được đưa vào bài văn bao giờ cũng có lời người giới thiệu. Đây là phần việc nhằm gây sự chú ý của người đọc đến dẫn chứng sắp được đưa ra, nó có nhiệm vụ dẫn dắt vào dẫn chứng 1 cách tự nhiên.
 b-Nêu dẫn chứng: Có 2 cách
 + Cách 1: Nêu nguyên văn cả câu, cả đoạn hay cả 1 văn bản ngắn. Theo cách này dẫn chứng phải được tách riêng 1 hay nhiều dòng và tất cả các dẫn chứng phải để trong dấu ngoặc kép, dưới dẫn chứng phải nêu xuất xứ các dẫn chứng ( gồm tên tác giả, tác phẩm). Trong trường hợp chỉ nghị luận về 1 tác giả, các dẫn chứng chỉ nêu tên tác phẩm.
 + Cách thứ 2: Nêu 1 số từ ngữ tiêu biểu. Theo cách này, dẫn chứng thường được lồng ghép hoà vào lời văn của người viết.
 c-Phân tích dẫn chứng: Dẫn chứng nhiều khi đưa ra chưa đủ nói lên rõ ràng khía cạnh cần chứng minh, nhất là nghị luận văn học. Do đó người viết cần phải phân tích, giảng giải, làm rõ ý nghĩa để người đọc thấy được chiều sâu, chiều rộng, cái hay, cái đẹo của dẫn chứng, cũng như thấy được ý nghiã khía cạnh vấn đề cần chúng minh nhằm làm tăng sức thuyết phục trong việc thuyết minh luận đề, luận điểm.
 *Trình bày dẫn chứng
 Có 3 cách
 + Người viết giới thiệu, phân tích làm rõ giá trị ý nghĩa của dẫn chứng 1 cách đầy đủ rồi cuối cùng nêu dẫn chứng ra để khẳng định.
 + Người viết giới thiệu, nêu dẫn chứng rồi sau đó nêu dẫn chứng để nêu bật giá trị, ý nghĩa cũng như cái hay, cái đẹp của dẫn chứng.
 + Người viết giới thiệu, làm rõ ý nghĩa nội dung của dẫn chứng, sau đó lại tiếp tục phân tích làm rõ thêm nhằm khắc sâu vấn đề cần chứng minh.
 =>Tóm lại: trong bài viết, người ta có thể trình bày dẫn chứng theo 3 cách trên. Tuy nhiên nên trình bày xen kẽ các cách phù hợp với sự phát triển của bài văn để bài văn không bị đơn điệu, trùng lặp, nhàm chán.
Bài tập: Viết đoạn văn chứng minh tình yêu thiên nhiên của Bác có sử dụng câu liên kết
 Thiên nhiên trong thơ Bác thật đẹp. Trong thời gian Bác cùng với cơ quan TƯ chuyển lên cánh rừng Việt Bắc, Bác bận việc là vậy nhưng vẫn có những vần thơ viết về thiên nhiên thật là hay. Đó là một đêm trăng sáng trong khu rừng VB có âm thanh trong trẻo của tiếng suối theo gió ngàn đưa lại như “ tiếng hát xa”, có hình ảnh bóng trăng lồng vào bóng cây cổ thụ chui qua kẽ lá làm nên những bông hoa trắng rung rinh trên mặt đất Bác đã tạo ra 1 cảnh vật đan quyện thật khéo léo. Bức tranh vừa có nhạc, vừa có hoạ tạo cho người đọc một ấn tượng khó quên:
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 Còn biết bao nhiêu cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ đều được Bác ghi lại.Tất cả các cảnh đẹp đó đều được ghi lại bằng những vần thơ tuyệt bút:
Rằm xuân lồng lộng trăng soi.
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
 Đó là cảnh trăng rằm tháng giêng tràn đầy sức sống của mùa xuân: trăng xuân, sông xuân, trời xuân. Một màu xanh bao la, bát ngát, lung linh dười vầng trăng nguyên tiêu. ở đây Bác thưởng thức ánh trăng trên khói sóng mù mịt, bí mật giữ khu rừng Việt Bắc bao la, con thuyền nhẹ trôi trên sóng gió mênh mông chở đầy ánh trăng là 1 hình ảnh đẹp và rất trữ tình.
Kiểu bài lập luận giải thích
1-Khái niệm
 Giải thích một vấn đề là dùng lí lẽ để giảng giải, cát nghĩa giúp người đọc, người nghe hiểu rõ, hiểu đúng bản chất của vấn đề là gì, tại sao lại như thế.
 Trong bài giải thích, lí lẽ là phương tiện chủ yếu để sử dụng. Tuy nhiên để lí lẽ có cơ sở vững chắc, có sức thuyết phục nhiều, phải có những dẫn chứng cụ thẻ, tiêu biểu.
2-Nội dung chủ yếu
 Bài văn giải thích gồm 3 nội dung chủ yếu:
 a-Cắt nghĩa vấn đề: Là cắt nghĩa những khái niệm chủ yếu, các từ ngữ, hình ảnh quan trọng để dẫn tới hiểu rõ ý nghĩa của toàn bộ vấn đề.
 b-Giảng giải vấn đề bằng 1 hệ thống lí lẽ: Đây là nội dung cơ bản của bài làm. Cần tìm ra những lí lẽ đã được công nhận, những ý kiến lập luận, ý kiến trình bày và dãn chứng tiêu biểu.
 c-Nêu phương hướng, biện pháp thực hiện: Mục đích cuối cùng của việc giải thích là phải giải đáp đúng về sự vận dụng vấn đề đó trong cuộc sống.
3-Dàn bài lí thuyết
 *Mở bài
 -Dẫn dắt vấn đề.
 -Giới thiệu vấn đề cần giải thích và giới hạn của nó.
 *Thân bài
 -Cắt nghĩa vấn đề
 + Cắt nghĩa các khái niệm ( từ ngữ, hình ảnh chủ yếu )
 + Toàn bộ vấn đề ( giải đáp câu hỏi chính: Là gì? Thế nào là? )
 -Trình bày lí lẽ để giải thích : Vì sao? Nguyên nhân nào ? để xuất hiện hình ảnh ấy ( giải đáp câu hỏi chính : Tại sao? )
 + Lí lẽ thứ 1
 -Nêu lí lẽ.
 -Phân tích lí lẽ và minh hoạ bằng các dẫn chứng.
 -Tóm tắt chuyển.
 + Lí lẽ 2
 -Phương hướng, biện pháp vận dụng ( trả lời cho câu hỏi : Như thế nào, làm gì?)
 *Kết bài
 -Tóm tắt ý chính, khẳng định lại vấn đề hoặc tầm quan trọng của vấn đề.
 -Nêu suy nghĩ, rút ra bài học cho bản thân.
Kiểu bài lập luận chứng minh
I-Khái niệm
 Là kiểu bài sử dụng hàng loạt các dẫn chứng có định hướng để khẳng định, để làm sáng rõ vấn đề đó là đúng, là chân lí để thuyết phục người nghe, người đọc.
 -Trong đời sống, văn chứng minh rất cần thiết và gần gũi đối với mỗi con người. Khi bị nghi ngờ hoài nghi, chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
II-Phân loại
 Văn chứng minh gồm 2 loại
 1-Chứng minh một ván đề chính trị, xã hội: Nguồn dẫn chứng là các số liệu, các dẫn chứng về người thực, việc thực trong thực tế cuộc sống, là các dẫn chứng về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử...
 Ví dụ: Trên những mảnh đất cằn cỗi vẫn nở những bông hoa đẹp
 ( HS cần lấy dẫn chứng từ thực tế có những con người bất hạnh, có những cảnh đời éo le....nhưng họ vẫn sống và có ích cho đời.)
 2-Chứng minh một vấn đề văn học: Nguồn dẫn chứng chủ yếu là thơ văn, cũng có lúc dẫn chứng thơ văn – lịch sử.
 Ví dụ: Chứng minh rằng thơ văn trung đại VN thể hiện cao đẹp tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
 Muón làm được bài văn này, học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học được về các tác phẩm như : Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo...
III-Những tiêu chí về dẫn chứng
 -Dẫn chứng là linh hồn củ bài văn chúng minh. Dẫn chứng cần đảm bảo các tiêu chí sau:
 1-Về số lượng
 -Dẫn chứng phải nhiều, phải có hàng loạt dẫn chứng, dẫn chứng cần phong phú. Dẫn chứng ít thì vấn đề chứng minh sẽ sơ lược, mỏng mảnh không đủ dữ kiện để khẳng định vấn đề.
 2 -Về chất lượng
 -Dẫn chứng phải hay, tiêu biểu, điển hình và toàn diện
 -Dẫn chứng phải sát với vấn đề, phải hưóng vào luận đề hoặc luận điểm, hướng về khía cạnh của vấn đề. Mỗi dẫn chứng là một mũi tên, tất cả đều phải bắn đúng mục tiêu.
IV-Phân tích và trình bày dẫn chứng
 1-Phân tích dẫn chứng
 Có dẫn chứng hay, toàn diện chưa đủ mà còn phải biết phân tích dẫn chứng. Phân tích giúp người đọc hiểu sâu và đầy đủ vấn đề.
 2-Trình bày dẫn chứng.
 Dẫn chứng không thể đưa ra một cách xô bồ, tuỳ tiện mà phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định.
 Dẫn chứng có thể sắp xếp theo một số trình tự sau:
 + Trình tự hệ thống luận điểm.
 + Trình tự hệ thống sự việc
 + Trình tự hệ thống hệ thống thời gian
 + Trình tự hệ thống không gian
 3-Chép dẫn chứng
Nếu dẫn chứng là câu văn, câu thơ phải chép thật đúng, thật chính xác, phải đặt vào dấu ngoặc kép, phải chú thích tên tác giả, đầu đề.
Nếu dẫn chứng là thơ cần chép trang trọng, cân xứng trên tờ giấy làm bài. Có thes mới làm cho bài văn trang nhã, đẹp mắt.
 4-Đề văn chứng minh
 Gồm có 2 loại
 a-Đề hiện: Là loại đề được xác định rõ mọi yêu cầu trong đầu đề: Định rõ kiểu bài, luận điểm, phạm vi dẫn chứng.
 Ví dụ: Chứng minh rằng: Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên mang tình thương người và lòng hoài cổ.
Kiểu bài : Chứng minh văn học
Nội dung: có 2 nội dung ( Lòng thương người và niềm hoài cổ ).
Phạm vi dẫn chứng: Bài thơ Ông đồ.
b-Đề ẩn: Là loại đề mà yêu cầu phải do học sinh suy luận mới tìm ra được các yêu cầu nên có và phải có.
Ví dụ: Trăng trong thơ Bác
 Yêu cầu của đề này là: Chứng minh một vấn đề văn học
Phạm vi, giới hạn dẫn chứng:
 + Thơ Bác viết trước 1945 tại chiến khu Việt bắc.
 + Thơ Bác trong Nhật kí trong tù.
 + Thơ Bác viết tại Việt Bắc trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. 
 + Thơ trung thu viết cho các cháu
 5-Cách làm bài văn lập luận chứng minh
 Cần phải thực hiện 4 bước:
 -Tìm hiểu đề, tìm ý.
 -Lập dàn bài.
 -Viết bài.
 -Đọc và sửa chữa.
 6-Dàn ý
 a-Mở bài
 Nêu vấn đề cần chứng minh
 b-Thân bài
 Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 c-Kết bài 
 Nêu ý nghiã của luận điểm đã được chứng minh. Cú ý lời văn phần kết bài cần hô ứng với lời văn của phần mở bài.
 Giữa các phần, các đoạn phải có sự liên kết.
Bài tập luyện tập
1-Hãy làm rõ bản chất xấu xa của bọn thực dân, phong kiến dưới chế độ cũ ( những năm đầu thế kỉ XX) qua 2 văn bản đã học: Sóng chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu của Nguyễn ái Quốc
2-Hãy chứng minh truyền thống của dân tộc qua câu tục ngữ “ Lá lành đùm lá rách”.

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong ngu van 8 chuan.doc