Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012

Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012

- Hs đọc thông tin và quan sát hình 5.2 SGK.

- Nhận dụng cụ làm thí nghiệm nhóm.

- Lần 1: Vật chưa chuyển động, xuất hiện lực ngược chiều với lực kéo – hai lực cân bằng.

- Lần 2: Như trên.

- Lần 3: Lực kéo lớn hơn, lực cản cực đại: vật bắt đầu chuyển động.

Lực cản có độ lớn tăng và luôn cân bằng với lực kéo khi vật chưa chuyển động.

- Khi vật bắt đầu chuyển động, lực cản lớn nhất.

- Hs: Giữ vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

- Hs nêu thí dụ.

2. Lực ma sát trượt

- Hs đọc tài liệu – trả lời.

- Lực ma sát trượt xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xe ngăn cản chuyển động của vành

- Xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường. Hs tìm ví dụ.

- HS: khi vật trượt trên mặt một vật khác.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:06Tiết:06
NS:01/09/2011
ND:26/09/2011
 	Bài 6:
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Phân biệt được ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn.
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn.
2. Kĩ năng:
Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kỉ thuật.
3. Thái độ:	Nghiêm túc, tích cực.
 II. Chuẩn bị:
- Cho cả lớp: 1 tranh vẽ các vòng bi, 1 tranh vẽ diễn tả người đẩy vật nặng trượt và đẩy vật trên con lăn.
- Cho mỗi nhóm: Lực kế, miếng gỗ (một mặt nhám, 1 mặt nhẳn), 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn.
 III. Các hoạt động dạy học:
	1. On định:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	- Hs1: Hãy nêu đặc điểm của hai lực cân bằng? Chữa bài tập 5.1, 5.2.
	- Hs2: Quán tính là gì? Chữa bài tập 5.3, 5.8.
	3. Bài mới:
Hoaït ñoäng cuûa HS
Hoaït ñoäng cuûa GV
Noäi dung ghi
HÑ1:Toå chöùc tình huoáng hoïc taäp.(2’)
- Hs đọc tình huống SGK.
- Sau khi đọc tài liệu. Hs nêu đặc điểm khác nhau.
-Yêu cầu hs đọc SGK, nêu đặc điểm khác nhau.
- Gv thông báo cho hs biết trục bánh xe bò ngày xưa chỉ có ổ trục và trục bằng gỗ nên kéo xe bò rất nặng.
- Vậy trong các ổ trục từ xe bò đến các động cơ, máy móc đều có ổ bi, dầu mỡ. Vậy ổ bi, dầu mỡ có tác dụng gì?
HÑ 2: Tìm hieåu veà löïc ma saùt.(20’)
1. Lực ma sát nghỉ.
- Hs đọc thông tin và quan sát hình 5.2 SGK.
- Nhận dụng cụ làm thí nghiệm nhóm.
- Lần 1: Vật chưa chuyển động, xuất hiện lực ngược chiều với lực kéo – hai lực cân bằng.
- Lần 2: Như trên.
- Lần 3: Lực kéo lớn hơn, lực cản cực đại: vật bắt đầu chuyển động.
Lực cản có độ lớn tăng và luôn cân bằng với lực kéo khi vật chưa chuyển động.
- Khi vật bắt đầu chuyển động, lực cản lớn nhất.
- Hs: Giữ vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
- Hs nêu thí dụ.
2. Lực ma sát trượt
- Hs đọc tài liệu – trả lời.
- Lực ma sát trượt xuất hiện ở má phanh ép vào bánh xe ngăn cản chuyển động của vành
- Xuất hiện ở giữa bánh xe và mặt đường. Hs tìm ví dụ.
- HS: khi vật trượt trên mặt một vật khác.
3. Lực ma sát lăn 
- Hs đọc thông tin và trả lời.
- Lực ma sát lăn xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt sàn.
- Hs: Xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác.
- Hs nêu ví dụ.
- Hs: Không phải vì không có chuyển động trượt.
- Hs: có cản trở chuyển động.
- Hs: Độ lớn của lực ma sát lăn nhỏ hơn độ lớn của ma sát trượt.
- Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin và quan sát H 5.2 SGK.
- Phát dụng cụ yêu cầu hs làm việc theo nhóm.
- Kéo lực kế 3 lần: Lần 1 lực kéo nhỏ: vật chưa chuyển động. Lần 2 lực kéo lớn hơn vật chưa chuyển động. Lần 3: lực kéo lớn hơn nữa, vật bắt đầu chuyển động.
- Nhận xét kết quả thu được?
- Gv: Lực cân bằng với lực kéo ở TN trên gọi là lực ma sát nghỉ.
- Lực ma sát nghỉ giữ vật như thế nào?
- Yêu cầu hs trả lời C5.
- Gv yêu cầu hs đọc tài liệu.
- Nhận xét: Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu?
- Yêu cầu hs tìm Fms còn xuất hiện ở đâu?
- Gv hỏi: Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
- Gv chốt lại: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật chuyển động trên mặt vật khác.
- Gv yêu cầu hs đọc thông báo và trả lời câu hỏi: lực ma sát lăn xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất khi nào?
- Gv: Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? Yêu cầu hs tìm ví dụ (C2).
- Lực do mặt bàn tác dụng lên hòn bi có phải lực ma sát trượt không?
- Lực ma sát lăn có cản trở chuyển động không?
- Gv yêu cầu hs quan sát H 6.1. điểm giống và khác nhau giữa lực ma sát trượt và ma sát lăn về cường độ của lực?
I. Khi nào có lực ma sát?
1. Lực ma sát nghỉ.
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.
2. Lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác
3. lực ma sát lăn.
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
HÑ3: Nghieân cöùu löïc ma saùt trong ñôøi soáng vaø kyõ thuaät(8’)
1. Lực ma sát có thể có hại.
- Hs: Thực hiện C6:
a. Ma sát trượt làm mòn đĩa xích, khắc phục: tra dầu.
b. Ma sát trượt làm mòn trục cản trở chuyển động bánh xe, khắc phục: lắp ổ bi, tra dầu.
c. Cản trở chuyển động thùng, khắc phục: lắp bánh xe con lăn.
2. Lực ma sát có thể có ích.
a. Fms giữ phấn trên bảng.
b. Fms cho vít và ốc giữ chặt vào nhau.
c. Fms giữ cho ôtô trên mặt đường.
* Cách làm tăng ma sát.
- Bề mặt sần sùi, gồ ghề.
- Oc vít có rảnh.
- Lốp xe, đế dép có khía cạnh.
- Làm bằng chất như cao su. 
-Hs:+ Để giảm thiểu tác hại này cần giảm bớt phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường.
+ Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ.
-Gv cho hs làm C6 trong hình vẽ 6.3 mô tả tác hại của ma sát, em hãy nêu các tác hại đó. Biện pháp làm giảm ma sát đó là gì?
- Sau khi hs làm riêng từng phần, Gv chốt lại tác hại của ma sát và cách làm giảm ma sát.
- Biện pháp tra dầu mỡ có thể làm giảm ma sát từ 8 đến 10 lần.
- Biện pháp 2 làm giảm từ 20 đến 30 lần.
- Cá nhân hs làm câu C7 hãy quan sát hình 6.4 và cho biết Fms có tác dụng gì?
- Hs trả lời gv chuẩn lại hiện tượng, cho các em ghi vào vở.
- Biện pháp tăng ma sát như thế nào?
-Sau khi hs làm riêng từng hình, gv chốt lại.
- Ích lợi của ma sát.
- Cách làm tăng ma sát.
-Gv:+ Trong quá trình lưu thông của cá phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ảnh hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của sinh vật và sự quang hợp của cây xanh.
+ Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặc biệt khi trời mưa và lốp xe bị mòn.
-Gv: yêu cầu hs nêu lên biện pháp khắc phục
III. Löïc ma saùt trong ñôøi soáng vaø kæ thuaät.
Lực ma sát có thể có hại hoặc có ích.
HÑ4: vaän duïng - Cuûng coá.(8’)
-Cá nhân hs làm câu C8 
- 
- Hs: C9: biến Fms trượt – Fms lăn – giảm Fms máy móc chuyển động dễ dàng.
- HS trả lời câu hỏi của gv
- Yêu cầu hs nghiên cứu C8: trả lời vào vở bài tập ngay tại lớp trong 5 phút. Sau đó gv gọi hs trả lời, lớp nhận xét. Gv chuẩn lại – ghi vào vở.
- Cách làm tăng Fms chân phải đi dép xốp.
- Rải cát trên bùn, đường.
- Không thể làm giảm được.
- Otô và xe đạp, vật nào có quán tính lớn hơn – vật nào dễ thay đổi vận tốc hơn?
- Yêu cầu hs đọc và trả lời C9.
- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi để củng cố bài.
+ Có mấy loại ma sát? Hãy kể tên?
+ Đại lượng sinh ra Fms trượt, Fms lăn, Fms nghỉ?
+ Fms trong trường hợp nào có lợi? Cách làm tăng?
+ Fms trong trường hợp nào có hại? Cách làm giảm?
IV.Vận dụng
Sàn gỗ, sàn đá hoa khi lau nhẵn – Fms nghỉ ít – chân khó bám vào sàn, dễ ngã – Fms có lợi.
- Bùn trơn Fms lăn giữa lốp xe và đất giảm, bánh xe bị quay trượt trên đất - Fms trong trường hợp này có lợi.
- Ma sát làm đế giày mòn – Fms có hại.
- Otô lớn - quán tính lớn – khó thay đổi vận tốc – Fms nghỉ phải lớn để bánh xe bám vào mặt đường do đó bề mặt lốp phải khía rảnh sâu hơn.
- Bôi nhựa thông để tăng lực ma sát giữa dây cung với dây đàn – Fms có lợi.
* Vui để học:
	Một chút mẹo vặt nhờ ứng dụng lực ma sát.
	- Móc áo bị gió thổi luôn luôn bị trượt trên dây phơi. Để khắc phục, dùng một sợi dây thun buộc vào dây phơi rồi treo móc áo lên trên.
	- Ổ khóa lâu ngày bị rỉ sét, hoạt động rất khó khăn. Em có thể nhỏ vài giọt dầu nhớt để bôi trơn. Tuy nhiên cách tốt nhất là mài ruột bút chì thành bột rồi rắt vào ổ khóa.
4. Hướng dẫn về nhà:(2’)
	- Học thuộc phần ghi nhớ. Tìm ví dụ trong đời sống thực tế về lực ma sát có lợi và có hại. - Làm lại C8, C9 SGK vào vở bài tập.
	- Giải bài tập từ 6.1 – 6.5 SBT.
	- Đọc thêm mục “Có thể em chưa biết”
	- On tập lại kiến thức từ bài 1 đến bài 6.
	- Xem lại các bài tập đã giải.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV.Rút kinh nghiệm:
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet6.doc