Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 23 đến 35 - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 23 đến 35 - Lê Xuân Độ

I-MỤC TIÊU

Học sinh nắm được:

+Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.

+Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

+Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

+Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.

+Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.

Kỹ năng :

+Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.

+Biết cách đọc biểu bảng đẻ rút ra được kết luận cần thiết.

Thái độ:

+Rèn tính cẩn thận, trung thực.

II. CHUẨN BỊ

.Các nhóm:

+Một bình thuỷ tinh đáy bằng.

+Một ống thuỷ tinh thẳng hoặc một ống thuỷ tinh hình chữ L.

+Một nút cao su có đục lỗ.

+Một cốc nước pha màu (tím hoặc đỏ).

Một miếng giấy trắng(4cm x10cm) có vẽ vạch chia và cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thuỷ tinh.

+Khăn lau khô , mềm.

+Phiếu học tập.

Cả lớp:

+Bảng 20.1(khổ A1 hoặc A0),tranh hình 20.3

III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 29 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 255Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 23 đến 35 - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết23 - Bài 20 
Sự nở vì nhiệt của chất khí
I-mục tiêu
Học sinh nắm được:
+Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
+Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
+Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
+Tìm được thí dụ về sự nở vì nhiệt của chất khí trong thực tế.
+Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất khí.
Kỹ năng :
+Làm được thí nghiệm trong bài, mô tả được hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận cần thiết.
+Biết cách đọc biểu bảng đẻ rút ra được kết luận cần thiết.
Thái độ:
+Rèn tính cẩn thận, trung thực.
ii. chuẩn bị
.Các nhóm:
+Một bình thuỷ tinh đáy bằng.
+Một ống thuỷ tinh thẳng hoặc một ống thuỷ tinh hình chữ L.
+Một nút cao su có đục lỗ.
+Một cốc nước pha màu (tím hoặc đỏ).
Một miếng giấy trắng(4cm x10cm) có vẽ vạch chia và cắt ở hai chỗ để lồng vào ống thuỷ tinh.
+Khăn lau khô , mềm.
+Phiếu học tập.
Cả lớp:
+Bảng 20.1(khổ A1 hoặc A0),tranh hình 20.3
iii- tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+Yêu cầu học sinh 1 nêu kết kuận về 
sự nở vì nhiệt của chất lỏng.Chữa bài tập 19.2(Yêu càu giải thích).
-Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên,học sinh khác theo dõi câu trả lời của bạn để nêu nhận xét.
+Yêu cầu học sinh 2 chữa bài tập 19.1, 19.3.
2-Tổ chức tình huống học tập
- Nêu vấn đề như phần mở đầu sách giáo khoa.
Hoạt động theo nhóm
-Giáo viên làm thí nghiệm với quả bóng bàn bị bẹp.
-Đọc mẩu đối thoại mở đầubài,cùng thảo luận trong nhóm về nguyên nhân làm quả bóng bàn bẹp phồng lên khi nhúng vào nước nóng.
-Nếu học sinh nêu các dự đoán sai, giáo viên phải làm thí nghiệm kiểm chứng để chứng tỏ dự đoán sai.
Chuyển ý:nguyên nhân làm cho quả bóng bàn phồng lên là do không khí trong bóng nóng lên và nở ra.Để kiểm tra dự đoán này phải tiến hành thí nghiệm.
-Nêu dự đoán của nhóm mình về nguyên nhân làm quả bóng bàn phồng lên
Hoạt động 2:Thí nghiệm kiểm tra chất khí nóng lên thì nở ra.
Giáo viên điều khiển học sinh thảo luận phương án thí nghiệm kiểm tra.(Học sinh có thể trả lời được trên cơ sở dựa vào bai sự nở vì nhiệt của chất lỏng nhưng thường cho rằng nhúng bình thuỷ tinh vào nước nóng hay đốt nóng bình Giáo viên gợi ý vì chất khí nở vì nhiệt nhiều do đó không cần phải nhúng vào nước nóng hay đun mà chỉ cầnáp tay ấm vaò là được).
-Học sinh thảo luận phương án làm thí nghiệm, nêu phương án.
1. Thí nghiệm
-Giáo viên hướng dẫn học sinh hoạt đông theo nhóm:
-Gọi đại diện các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm.
- Học sinh đọc các bước tiến hành thí nghiệmn , chọn dụng cụ thí nghiệm cần thiết.
-Yêu cầu đọc các bước tiến hành trong phần 1.Thí nghiệm .
-Hướng dẫn học sinh tiến hành làm thí nghiệm, lưu ý khi thấy giọt nước màu đi lên(hoặc đi ra) có thể bỏ tay áp vào bình cầu để tránh giọt nước đi ra khỏi ống thuỷ tinh.
-Học sinh tiến hành thí nghiệm theo đúng các bước.
-học sinh quan sát hiện tương xảy ra với giọt nước màu.
-Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thí nghiệm.
-Hỏi trong thí nghiệm, giọt nước màu có tác dụng gì?
-Học sinh trong nhóm trao đổi trả lời câu hỏi C1,C2, C3,C4. Từ đó rút ra nhận xét chung ghi vở :Chất khí cũng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
2. Trả lời câu hỏi
Hoạt động 3: Rút ra kết luận, ghi nhớ -Vận dụng
-Yêu cầu học sinh hoàn thành câu C6.
-Học sinh tìm từ thích hợp hoàn thành câu C6.
3. Kết luận
-Yêu cầu 1,2 học sinh đọc phần ghi nhớ , ghi vở.
-một học sinh đọc kết luận ,học sinh khác nhận xét, nhắc lại kết luận, ghi nhớ kết luận.
-Giáo viên chốt lại kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí, so sánh sự nở vì nhiệt của các chất.
-Ghi vở phần ghi nhớ in đậm trong SGK.
 +Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
 +Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiêu hơn chất rắn.
Hoạt động 4: Vận dụng - HDVN
- Điều khiển học sinh trong cả lớp trả lời bài tập 20,1, 20.4.
- Vận dụng làm bài tập 20.1, 20.4, t5rả lời trên lớp .
.Hoạt động 7:Hướng dẫn về nhà(3 phút)
-Trả lời các câu hỏi :C7,C8,C9.
-Làm bài tập:20.2,20.3, 20.5, 20.6,20.7(SBT).
Tiết 24 – Bài 21
một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt
I. mục tiêu
.Kiến thức:
 +Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra một lực rất lớn.
 +Mô tả được cấu tạo và hoạt động của băng kép.
 +Giải thích một số ứng dụng đơn giản vềg sự nở vì nhiệt
.Kỹ năng :
 +Phân tích hiện tượng để rút ra nguyên tắc hoạt động của băng kép.
 +Rèn kỹ năng quan sát, so sánh .
.Thái độ: Cẩn thận , nghiêm túc .
ii.chuẩn bị
.Các nhóm:
 +Một bănh kép và giá thí nghiệm để lắp băng kép .
 +Một đèn cồn..
.Cả lớp:
 +Một bộ dụng cụ thí nghiệm hình 21.1.
 +Cồn bông .
 +Một chậu nước.
 +Khăn.
 +Hình vẽ khổ lớn21.2,21.3, 21.5.
iii. hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- yêu cầu học sinh nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn. chữa bài tập 20.2.
- Một học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên, học sinh khác theo dõi câu trả lời của bạn để nêu nhận xét.
Tổ chức tình huống học tập
- GV treo hình vẽ 21.2.
- em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa?
- Tại sao người ta phải làm như vậy?
- Dựa vào câu trả lời của học sinh để vào bài .
- Học sinh quan sát hình vẽ 21.2, dự đoán nguyên nhân.
Hoạt động 2: Quan sát lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt
I. Lực xuất hiện trong sự co giãn vì nhiệt
- GV tiến hành thí nghiệm theo như hướng dẫn trong SGK
- Một học sinh đọc các tiến hành thí nghiệm phần
1/ Thí nghiệm
- Điều khiển lớp thảo luận trả lời câu hỏi C1,C2
- Quan sát hiện tượng xảy ra .
- Đọc và trả lời câu hỏi C1, C2.
2/ Trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi C3, quan sát hình 21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra , nêu nguyên nhân.
- Nêu dự đoán .
- GV làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
- Quan sát hiện tượng xảy ra khi Gv làm thí nghiệm kiểm chứng.
- Diều khiển học sinh hoàn thành kết luận C4.
Hoạt động 3 : Vận dụng (7 phút)
- Nêu kết luận .
- Hoàn thành kết luận C4 và ghi vào vở
3/ Rút ra kết luận
- Gv treo tranh vẽ hình 21.2, nêu câu hỏi C5, chỉ định HS trả lời.
Kết luận : Sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- GV có thể giới thiệu thêm về phần “có thể em chưa biết ” tr. 67, để HS thấy được lực do sự giãn nở vì nhiệt gây ra có thể là rất lớn .
- Tương tự treo tranh vẽ hình 21.3, nêu câu hỏi C6, chỉ định HS trả lời.
( GV lưu ý HS sử dụng đúng chỗ các thuật ngữ). Cho điểm HS bết vận dụng trả lời đúng, tốt
Chuyển ý : Dự đoán được sự co giãn vì nhiệt của các chất, con người đã hạn chế được những tác động xấu đồng thời cũng biết ứng dụng vào thực tế. Ta sẽ nghiên cứu một ứng dụng cụ thể đó là băng kép.
- HS quan sát tranh , suy nghĩ trả lời câu hỏi phần C5, C6.
4/ Vận dụng
Hoạt động 4: Nghiên cứu về băng kép
- Giới thiệu cấu tạo của băng kép.
- Hướng dẫn HS đọc sách giáo khoa và lắp thí nghiệm , điều chỉnh vị trí của băng kép ở vào khoảng 2/3 ngọn lửa đèn cồn.
- Quan sát , tìm hiểu cấu tạo của băng kép.
II- Băng kép
1/ Quan sát thí nghiệm
+Lần thứ nhất : Mặt đồng ỏ phía dưới( hình 21.4a)
+Lần thứ hai : Mặt đồng ở phía trên( hình 21.4b)
 HS làm việc theo nhóm
- Tiến hành làm thí nghiệm theo đúng chỉ dẫn của SGK.
- Quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra tương ứng với hai lần làm thí nghiệm .
2/ Trả lời câu hỏi
Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi C7, C8, C9.
- Suy nghĩ thảo luận trong nhóm cử đại diện trả lời trước lớp về các câu hỏi .
Hoạt động 5 : Vận dụng
- Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng - ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi .
-Giáo viên treo hình vẽ 21.5, nêu sơ qua cấu tạo của bàn là điện, chỉ rõ vị trí lắp băng kép, ngoài ra giới thiệu thêm về một đèn có trong bàn là. Học sinh nhận thấy dòng điện qua bàn là làm đèn sáng.
-Dòng điện qua băng kép có tác dụng làm nóng băng kép hiện tượng gì sẽ xảy ra với băng kép? Đèn có sáng không? Mạch điện có chạy qua không?
-Ngoài ứng dụng băng kép trong bàn là, em hãy cho ví dụ về các thiết bi sử dụng băng kép để tự động đóng ngắt điện mà em biết?
-Trả lời câu hỏi phần bài tập 21.1(SBT).
- HS hoạt động cá nhân , suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
3/ Vận dụng
Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà
Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ học sinh tự ghi vào vở.
-Về nhà: Bài tập 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6.
Hướng dẫn bài tập 21.5: Giáo viên gọi học sinh mô tả cách làm thông qua hình vẽ. Nếu học sinh không mô tả lại được cách làm giáo viên mô tả lại cho học sinh, phần giải thích về nhà làm vào vở bài tập.
Tiết 24 - Bài 22 
nhiệt kế- nhiệt giai
i. mục tiêu
.Kiến thức:
+Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
+Nhận biết được cấu tạo và công dung cuẩ các loại nhiệt kế khác nhau.
+Biết hai loại nhiệt giai Xen xiút và nhiệt giai Farenhai.
Kỹ năng:
+Phân biệt được nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.
Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực.
ii. chuẩn bị
.Các nhóm:
+3 chậu thuỷ tinh (hoặc 3 cốc đong có miệng rộng), mỗi chậu đựng một ít nước.
+Một ít nước đá
+Một phích nước nóng .
+Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc dầu nhờn pha màu), một nhiệt kế y tế.
. Cả lớp:
+Hình vẽ khổ lớn các loại nhiệt kế(hoặc hình 22.5).
+Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu, trên đó các nhiệt độ được ghi ở cả hai nhiệt giai Xenxiút và Ferenhai.
+Bảng 22.1 được kẻ ra bảng phụ.
iii. hoạt động của thầy và trò
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra -Tổ chức tình huống học tập
-Gọi 1,2 học sinh nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất .
+Gviên hướng dẫn học sinh đọc mẩu đối thoại phần mở đầu SGK. 
 ĐVĐ:phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không?
-Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa vào hiện tượng vật lý nào?Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
-Học sinh có thể trả lời ngay là dùng nhiệt kế(đã được học ở lớp 4) hoặc có học sinh cho rằng sờ tay lên trán là biết người đó có sốt hay không .
Hoạt động 2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh
1. Nhiệt kế
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị và thực hiện thí nghiện ở hình 22.1 và 22.2.Hướng dẫn học sinh pha nước nóng cẩn thận, và làm lần lượt các bước theo hướng dẫn của SGK.
-Học sinh hoạt động theo nhóm.
+ tiến hành thí nghiệm ở hình 22.1, 22.2 như hướng dẫn trong SGK.
-Hướng dẫn học sinh thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ thí nghiệm.
-Gv: Qua thí nghiệm ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế.
-Thảo luận trên lớp về kết luận rút ... HS có thể thảo luận phương án thí nghiệm theo nhóm.
- GV gợi ý các phương án thí nghiệm kiểm tra ĐVĐ : trên lớp chúng ta tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán theo hướng dẫn phần b, các phương án khác các em có thể tự làm ở nhà .
- HS đọc phần b) thí nghiệm kiểm tra . Bố trí và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv.
- Với các đồ dùng thí nghiệm chia cho các nhóm , GV hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm .
- HS theo dõi nhiệt độ , quan sát hiện tượng xảy ra ở mặt ngoài hai cốc thí nghiệm để trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Điều khiển lớp thảo luận về các câu C1, C2, C3, C4, C5 Để rút ra kết luận .
- Cá nhân HS trả lời câu hỏi C1, C2, C3, C4, C5.
- Thảo luận trong nhóm , sau đó thảo luận trên lớp dưới sự điều khiển của GV đi đến kết luận .
- Ghi vở kết luận : Khi giảm nhiệtk độ của hơi sự ngưng tụ sẽ xảy ra nhanh hơn và ta sẽ dễ dàng quan sát được hiện tượng hơi ngưng tụ .
- Ghi nhớ kết luận chung toàn bài , ghi vở.
Hoạt động 4: GHI NHớ , VậN DụNG ( 10 PHUT) 
- gọi HS Đọc phần ghi nhớ trong SGK, HS khác nhắc lại 
 2. Vận dụng 
_ GV hướng dẫn HS thảo luận trên lớp các câu hỏi C6, C7, C8.
- Hướng dẫn HS trả lời bài tập 26-27.3, 26-27.4.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà( 2 phut) 
- Vạch kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán đặc điểm của sự ngưng tụ , ghi vở.
- Bài tập 26-27.5, 26-27.
- Chép bảng 28.1 SGK vào một trang của vở ghi .
- Một tờ giấy kẻ ô khổ vở Hs
- Thảo luận trên lớp câu hỏi C6, C7, C8 và bài tập 26-27.3, 26-27.4.
Bài 28 sự sôi
 a. mục tiêu
Kiến tức : Mô tả được sự sôi và kể được các đạc điểm của sự sôi.
Kỹ năng: Biết cách tiến hành thí ngfhiệm , theo dõi thí nghiệm và khai thác các số liệu thu thập được từ thí nghiệm về sự sôi.
Thái độ : cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực .
b. chuẩn bị 
Mỗi nhóm :
- Một giá đỡ thí nghiệm 
- Một kẹp vạn năng.
- Một kiềng và lưới kim loại.
- Một bình cầu đáy bằng, có nút cao su để cắm nhiệt kế.
- Một đèn cồn.
- Một đồng hồ.
- Một nhiệt kế thuỷ ngân.
Cho mỗi Hs:
- Chép bảng 28.1 SGK vào một trang của vở ghi.
- Một tờ giấy kẻ ô khổ vở Hs.
c. tổ chức hoạt động dạy học
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1(7 phút)
1. Kiểm tra 
- Yêu cầu Hs 1điền quá trình xảy ra vào sơ đồ câm
 Sau đó Gv hỏi thêm : Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho ví dụ.
- HS trả lời theo yêu cầu của GV, HS khác theo dõi câu trả lời của bạn để nêu nhận xét.
2. Tổ chức tình huống học tập 
- Cho học sinh đọc mẩu đối thoại đầu bài .
- Đọc SGK phần đối thoại mở đầu.
- GV gọi 1, 2 HS nêu dự đoán .
ĐVĐ: Chúng ta phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng , ai sai ?
Hoạt động 2: I Làm thí nghiệm về sự sôi( 30 phút)
1. Tiến hành thí nghiệm 
- Cá nhân nêu dự đoán của mình.
- Hướng dẫn HS bố trí thí nghiệm như hình 28.1 SGK:
Đổ vào bình cầu ( dùng bình cầu hiện tượng xảy ra rõ hơn so với cốc đốt) khỏng 100 cm3, điều chỉnh nhiệt kế để bầu nhiệt kế không chạm vào đáy cốc.
- Trước khi cho HS đun, GV phải kiểm tr4a cách lắp đặt thí nghiệm cho Hs, điều khiển bấc của đèn cồn sao cho đun khoảng 15 phút thì nước sôi.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm 
- Lưu ý mục đích của thí nghiệm làtheo dõi hiện tượng xảy ra nhằm trả lời 5 câu hỏi trong mục II.
- HS đọc 5 câu hỏi phần II( tr 78) để xác định đúng mục đích của thí nghiệm .
- Khi nước đạt tới 400C mới bắt đầu ghi các giá trị thời gian và nhiệt độ của nước tương ứng.
- Nhắc nhở Hs đảm bảo an toàn khi làm thí nghệm .
- Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, ghi phần mô tả hiện tượng khi thấy có một hiện tượng mới xảy ra. Chỉ cần ghi vào bảng các chữ cái hoặc con số La mã đúng với thời gian xảy ra hiện tượng.
Lưu ý : Kết quả thí nghiệm , nước sôi ở nhiệt độ chưa đến 1000C. GV phải giải thích lý do tại sao nước soi mà nhiệt kế không chỉ 1000C. Nguyên nhân : Nước không nguyên chất , chưa đạt điều kiện chuẩn, do nhiệt kế mắc sai số...
Nhưng nếu nước nguyên chất và điều kiện thí nghiệm là điều kiện chuẩn ( phần này các em sẽ được nghiên cứu sau) thì nhiệt độ sôi của nước là 1000C. Sau này khi nói đến nhiệt độ sôi của chất lỏng nào đó thường được coi là nói đến nhiệt độ sôiả điều kiện chuẩn.
Hoạt động 3: 2. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước ( 8 phút)
- Mỗi nhóm cử đại diện ghi lại nhiệt độ của nước sau mỗi phút. HS trong nhóm thảo luận,nhận xét hiện tượng trên mặt nước, hiện tượng trong lòng nước để ghi vào vở theo phàn bảng đã chép sẵn. Trong thời gian đun nước phải làm đúng theo sự phân , công , tránh chạm tay vào cốc, tránh đổ vỡ có thể gây bỏng.
- Khi nước đun sôi được 2-3 phút thì dừng không đun nữa( tắt đèn cồn đúng kỹ thuật)
- Ghi nhận xét hiện tượng xảy ra.
- Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diểntên giấy kẻ ô vuông.
Lưu ý : Trục nằm ngang là trục thời gian; trục thẳng đứng là trục nhiệt độ Gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian la f 0 phút.
- Dựa vào kết quả ở bảng có được từ việc làm thí nghiệm ở trên, vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước theo hướng dẫn trong SGK
- Yêu càu HS ghi nhận xét về đường biểu diẽn:
+ Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ . Đường biểu diễn có đặc điểm gì?
+ Nước sôi ở nhiệt độ nào? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không . Đường biểu diễn trên hình vẽ có đặc điểm gì?
- Ghi nhận xét về đường biểu diễn.
- Yêu cầu Hs nêu nhận xét về đường biểu diễn , thảo luận trên lớp. ( Thời điểm nước sôi ở các nhóm có thể khác nhau nhưng yêu cầu nhận xét được trong suốt thời gian nước sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi , thể hiện đường biêu diễn là đường nằm ngang song song với trục thời gian).
- GV thu một số bài của HS nhận xét hoạt động của các nhóm cá nhân . Cho điểm khuyến khích HS hoạt động tích cực vẽ đường biểu diễn đúng.
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà
- Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian . Nhận xét về đường biểu diễn .
- Bài tập 28-29.4, 28-29.6
- Tham gia thảo luận trên lớp.
Bài 29 sự sôi ( tiép theo ) 
a. Mục tiêu 
 Kiến thức: Nhận biết được hiện tượng và đặc điểm của sự sôi.
Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến đặc ddiểm của sự sôi.
b. chuẩn bị
Cả lớp: Một bộ dụng cụ thí nghiệm vèe sự sôi đã làm trong bài trước.
Mỗi HS:
- Bảng 28.1 đã hoàn thành ở vở.
_ Đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy ô vuông.
c. tổ chức tiến trình dạy học
Giáo viên
 Học sinh
Hoạt động 1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi( 25 phút)
- GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm ( của tiết trước) lên bàn GV.
- Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi được tiến hành ở nhóm mình: Cách bố trí thí nghiệm , phân công các bạn trong nhóm theo dõi và ghi lại kết quả thí nghiệm nêu kết quả và nhận xét về ddường biểu diễn theo hướng dẫn từ tiết trước .
- đại diện nhóm mô tả lại thí nghiệm .
- HS theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý kiến về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm
- THảo luận nhóm về câu trả lời của cs nhân để có câu trả lời chung.
- Điều khiển HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hopỉ C1, C2, C3, C4, C5, C6, SGK ( tr 87).
- Làm thí nghiệm tương tự với các chất lỏng khác người ta cũng rút ra được kết luận tương tự.
- Thảo luận ở lớp về các câu hỏi
- Cá nhân tự chữa vào vở những câu trả lời và kết luận.
- Giới thiệu bảng 29.1 nhiệt độ sôi của một số chất ở nhiệt độ chuẩn.
- Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một ssó chất.
Hoạt động 2: Vận dụng (15 phút)
- theo dõi bảng 29.1 để nhận xét được mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định .
- Hướng dẫn HS thảo luận về các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng.
- HS hoạt động cá nhân trả lời cau hỏi C7, C8, C9.
- Tham gia thảo luận trên lớp về các câu hỏi trên.
- Yêu càu HS rute ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi .
Hoạt động cá nhân
 HS ghi kết luạn( phần ghi nhớ ) vào vở.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3. Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi hẫy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào ?
_ GV nêu đáp án đúng.
 - HS vận dụng giải thích sự khác nhau, thảo luận để đi đến đáp án đúng ghi vở.
- Hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “ có thể em chưa biết ” tr 88.
- Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường?
- HS đọc phần “ có thể em chưa biết”
- Nêu một số ứng dụng trong thực tế.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà ( 5 phút)
- Bài tap 28-29.1, 28-29.2, 28-29.6, 28-29.7, 28-29.8(SBT).
- Ôn tập chương II chuẩn bị cho tiết tổng kết chương.
- Cá nhân HS thảo luận câu trả lời trên lớp.
Bài 30 tổng kết chương II - nhiệt học 
a. mục tiêu
Kiến thức: Hớ lại kiến thức cơ bản có liên quanđến sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất.
Kỹ năng : Vận dụng được một cách tổng hợp được những kiến thjức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan.
Thái độ : Yêu thích môn học , m,ạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp.
b. chuẩn bị
Cả lớp:
 - Bảng ô chữ về sự chuyển thể ( tr 92).
- Bảng phụ ghi sẵn cau hỏi 5.
- Phiếu học tập : Chuẩn bị cho bài tập vận dụng 1, 2, 3, 4, 5, 6.
- Đèn chiếu ( nếu có)
c. tổ chức tiến trình dạy học 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập ( 5 phút)
- Gv nêu từng câu hỏi để HS thảo luậntừng vấn đề theo các câu hỏi SGK.
- Nêu câu hỏi: Tóm tắt kại thí nghiệm dẫn đến việc rút ra được nội dung này?( Cho cau hỏi C1, C2, C3, C4, C5, C6, C7, C8, C9,)
 - Câu C5: GV treo bảng phụ đã ghi sẵn câu hỏi, gọi 1 HS điền vào bảng. Sau đó điều khiển học sinh hoàn thành câu trả lời.
- GV có thể cho điểm những HS tích cực tham gia phần thảo luận ôn tâpợ kiến thức cũ.
Hoạt động 2: Vận dụng (20 phut)
- Hs làm việc cá nhân , tham gia thảo luậncác câu trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
- Nên tổ chức ch HS làm bài tập vận dụng ra phiếu học tập và điều khiển việc thảo luận bằng đèn chiếu sẽ giúp kiểm tra được nhiều học sinh hơn và tiết kiệm thời gian trên lớp.
- Để thời gian cho HS trả lời câu hỏi ra phiếu học tập , sau đó GV thu lại phiếu học tập, chiếu một số phiếu học tập để HS trong lớp nhận xét đưa ra đáp án đúng .
Hoạt động 3: Giải ô chữ về sự chuyển thể ( 9 phut)
- Cá nhân chuẩn bị cau trả lời.
- Tham gia thảo luận trên lớp để hoàn thành phần bài tạp vận dụng.
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn ( nên dán ô giấy che chữ và nhấc giấy ra dần giống như trò chơi của chương trình đường lên đỉnh Olympia).
- Chọn 4 HS đại diện cho 4 tỏ tham gia chương trình , điều khiển HS chơi.
- Luật chơi: Mỗi HS được phép trả lời 2 câu hỏi , trả lời đúng cho 1 điểm .
- GV đọc nội dung của ô chữ trong hàng để HS đoán ô chữ đó.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn về nhà( 2 phút)
Ôn tập tòan bộ chương trình chuẩn bị cho tiết kiểm tra.
- HS tham gia chơi trò chơi đoán ô chữ dưới sự điêu khiển của GV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_tiet_23_den_35_le_xuan_do.doc