Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 17: Kiểm tra học kỳ I - Lê Xuân Độ

Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 17: Kiểm tra học kỳ I - Lê Xuân Độ

I- Mục tiêu

 - Kiểm tra đánh giá việc học của học sinh, từ đó có biện pháp ôn tập kịp thời

ii- chuẩn bị

 - Đề kiểm tra

II- nội dung đề kiểm tra

I- Trắc nghiệm: < 4="" điểm="">

 Hãy chọn phương án đúng.

1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong

các thước đã cho sau đây ?

A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.

C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.

D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.

 

doc 2 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 191Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 6 - Tiết 17: Kiểm tra học kỳ I - Lê Xuân Độ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 17: KiÓm tra häc kú i
I- Môc tiªu
 - KiÓm tra ®¸nh gi¸ viÖc häc cña häc sinh, tõ ®ã cã biÖn ph¸p «n tËp kÞp thêi
ii- chuÈn bÞ
 - §Ò kiÓm tra
II- néi dung ®Ò kiÓm tra
I- Tr¾c nghiÖm: 
 	Hãy chọn phương án đúng.
1. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong
các thước đã cho sau đây ?
A. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
B. Thước có giới hạn đo 20 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
C. Thước có giới hạn đo 50 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
D. Thước có giới hạn đo 1m và độ chia nhỏ nhất 5 cm.
2. Người ta dùng một bình chia độ chứa 55 cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100 cm3. Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu?
A. 45 cm3. 	B. 55 cm3.	 C. 100 cm 3. 	D. 155 cm 3.
3. Hai lực nào sau đây được gọi là cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
4. Trọng lượng của một vật 20 g là bao nhiêu?
A. 0,02 N. 	B. 0,2 N. 	C. 20 N.	 D. 200 N.
5. Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực có thể làm cho một vật đang đứng yên
phải chuyển động?
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sân.
B. Một vật được tay kéo trượt trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
6. Phát biểu nào sau đây về lực đàn hồi của một lò xo là đúng ?
A. Trong hai trường hợp lò xo có chiều dài khác nhau : trường hợp nào lò xo dài hơn
thì lực đàn hồi mạnh hơn.
B. Độ biến dạng của lò xo càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
C. Chiều dài của lò xo khi bị kéo dãn càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ.
D. Chiều dài của lò xo khi bị nén càng nhỏ thì lực đàn hồi càng nhỏ.
7. Khi treo một quả nặng vào đầu dưới của một lò xo thì chiều dài lò xo là 98 cm. Biết độ
biến dạng của lò xo khi đó là 2 cm. Hỏi chiều dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
A. 102 cm.	 	B. 100 cm. 	C. 96 cm. 	D. 94 cm.
8. Một vật đặc có khối lượng là 8000 g và thể tích là 2 dm 3. Trọng lượng riêng của chất
làm vật này là bao nhiêu ?
A. 4 N/m3.	 B. 40 N/m3. 	 C. 4000 N/m3. 	 D. 40000 N/m3.
9. Khi kéo vật khối lượng 1 kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000N.	B. Lực ít nhất bằng 100N.
C. Lực ít nhất bằng 10N.	D. Lực ít nhất bằng 1N.
10. Trong 4 cách sau :
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng
Các cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ?
A. Các cách 1 và 3	B. Các cách 1 và 4
C. Các cách 2 và 3	D. Các cách 2 và 4
11. Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao. So với cách kéo thẳng
vật lên, cách sử dụng mặt phẳng nghiêng có tác dụng gì?
A. Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. Có thể làm giảm trọng lượng của vật.
C. Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
D. Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật
12. Đơn vị khối lượng riêng là gì?
A. N/m 	B. N/ m3 	C. kg/ m2 	D. kg/ m3
13. Đơn vị trọng lượng là gì ?
A. N	 B. N. m	 C. N. m2	D. N.m3
14. Đơn vị trọng lượng riêng là gì?
A. N/ m2. 	B. N/ m3	C. N.m2	D. kg/ m3
15. Một lít (l) bằng giá trị nào dưới đây?
A. 1 m3	B. 1 dm3	 C. 1 cm3	D. 1 mm3
16. Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng
của cùng một chất?
A. d = V.D 	B. d = P.V 	C. d = 10D 	D. P = 10.m
II. Tù luËn: 
 Một vật có khối lượng 600 g treo trên một sợi dây đứng yên.
a. Giải thích vì sao vật đứng yên.
b. Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích vì sao vật đang đứng yên lại chuyển động.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_lop_6_tiet_17_kiem_tra_hoc_ky_i_le_xuan_do.doc