Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Hoạt động 2 (15 phút)

Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng

GV chia 2 bàn một nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rồ trả lời câu hỏi C1

GV: Cho học sinh trả lời câu C2

GV chia 2 bàn một nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rồ trả lời câu hỏi C1

? Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào  nhận xét

GV: Qua hai thí nghiệm trên em hãy rút ra kết luận? HS: làm thí nghiệm trả lời câu C1

- Màng cao su biến dạng phồng ra  chất lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.

HS: Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây áp suất trên mọi phương diện

HS: Làm thí nghiệm  đĩa trong nước không rời đáy bình.

Nhận xét: Chất lỏng tác dụng lên đĩa D ở các phương khác nhau

Kết luận:

Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 9+10 - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9. ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
A- MỤC TIÊU
Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên đơn vị các đại lượng trong công thức.
Vận dụng công thức để giải thích các bài tập đơn giản.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Giáo viên: Chuẩn bị cho các nhóm, bình trụ, bình đáy có bịt màng cao su, cốc nước, bình trụ có đĩa tách rời làm đáy.
Học sinh: Ôn lại bài áp suất.
C- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
Hoạt động 1 (5 phút)
Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu yâu cầu:
? áp suất là gì? Viết biểu thức tính áp suất nêu tên đơn vị các đại lượng trong biểu thức?
? Chữa bài tập 7.1 và 7.2
GV: Đặt vần đề như SGK, nếu người thợ lặn không mặc áo lặn thì khi lặn xuống độ sâu thì sẽ tức ngực khó thở.
HS lên bảng
Hoạt động 2 (15 phút)
Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng
GV chia 2 bàn một nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rồ trả lời câu hỏi C1
GV: Cho học sinh trả lời câu C2
GV chia 2 bàn một nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm và yêu cầu học sinh làm thí nghiệm rồ trả lời câu hỏi C1
? Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào Þ nhận xét
GV: Qua hai thí nghiệm trên em hãy rút ra kết luận?
HS: làm thí nghiệm trả lời câu C1
- Màng cao su biến dạng phồng ra Þ chất lỏng gây ra áp lực lên đáy bình, thành bình và gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình.
HS: Chất lỏng tác dụng áp suất không theo một phương như chất rắn mà gây áp suất trên mọi phương diện
HS: Làm thí nghiệm Þ đĩa trong nước không rời đáy bình.
Nhận xét: Chất lỏng tác dụng lên đĩa D ở các phương khác nhau
Kết luận: 
Chất lỏng không chỉ gây ra áp suất lên đáy bình, mà lên cả thành bình và các vật trong lòng chất lỏng.
Hoạt động 3 (20 phút)
Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng
? Hãy lập luận để tính áp suất chất lỏng
- Biểu thức tính áp suất?
- áp lực F = ? biết d, V Þ P =?
GV: So sánh pA; pB ; pC ?
.
.
.
A
B
C
HS:
Trong đó:
d: Trọng lượng riêng chất lỏng (N/m3)
h: Chiều cao cột chất lỏng (m) độ sâu
p: áp suất ở đáy cột chất lỏng (N/m2)
	1N/m2 = 1Pa
* Chất lỏng đứng yên, tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau.
Hoạt động 4 (3 phút)
Hướng dẫn học ở nhà
Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK về áp suất chất lỏng
- Làm tiếp các câu hỏi trong SGK
- Làm bài tập trong SBT về áp suất
HS: Nghe và ghi nhớ
............
Tiết 10. BÌNH THÔNG NHAU-MÁY NÉN THỦY LỰC
A- Mục tiêu
Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
Hiểu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy nén thủy lực.
B- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: Chuẩn bị cho các nhóm bình thông nhau.
Học sinh: Ôn lại bài áp suất chất lỏng.
C- Tiến trình dạy và học
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh 
Hoạt động 1 (7 phút)
Kiểm tra bài cũ
Giáo viên nêu yâu cầu:
? áp suất là gì? Viết biểu thức tính áp suất nêu tên đơn vị các đại lượng trong biểu thức?
? Chữa bài tập 7.1 và 7.2
GV: Đặt vần đề như SGK, nếu người thợ lặn không mặc áo lặn thì khi lặn xuống độ sâu thì sẽ tức ngực khó thở.
HS lên bảng
Hoạt động 2 (18 phút)
Nghiên cứu bình thông nhau
Yêu cầu học sinh đọc câu C5 nêu dự đoán của mình.
Gợi ý: Lớp nước ở đáy bình D chuyển động khi nước chuyển động. Vậy lớp nước chịu áp suất nào?
hA
A
B
hB
D
Có thể gợi ý cho học sinh so sánh pA ; pB bằng phương pháp khác
GV: Tương tự cho học sinh làm câu b và c 
HS:
Trường hợp a:
D chịu áp suất : PA = hA.d
D chịu áp suất : PB = hB.d
hA> hB Þ pA > pB
- Lớp nước D sẽ chuyển từ nhánh A sang nhánh B.
HS: Làm thí nghiệm
hA = hB Þ chất lỏng đứng yên
3. Kết luận
Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên các mực chất lỏng ở các nhánh luôn luôn có cùng một độ cao
Hoạt động 4 (3 phút)
Vận dụng 
GV hướng dẫn học sinh trả lời câu C8: ấm và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
HS: Nguyên tắc bình thông nhau. Nước trong ấm và vòi luôn luôn ở trạng thái ngang bằng nhau
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà
Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK
- Làm tiếp các câu hỏi trong SGK
- Làm bài tập trong SBT
HS: Nghe và ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9_10.doc