I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển
Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng.
C1: khi hút hết không khí trong bình ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn ánh sáng trong hộp nên nó làm vỏ bẹp lại.
C2: Nước không chảy ra vì ánh sáng khí quyển lớn hơn trọng lượng cột nước.
C3: Trọng lượng nước cộng với áp suất không khí trong ống lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài.
C4: Vì không khí trng quả cầu lúc này không có (chân không) nên ánh sáng trong bình bằng O. Áp suất khí quyển ép 2 bánh cầu chặt lại.
Ngày soạn: 17/09/2009 TIẾT 09 ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giải thích được sự tồn tại của lớp khí quyển và áp suất khí quyển Giải thích được cách đo áp suất khí quyển của thí nghiệm Tôrixenli và một số hiện tượng đơn giản. Hiểu được vì sao áp suất khí quyển thường được tính bằng độ cao của cột thủy ngân và biết đổi từ đơn vị mmHg sang N/m2 2. Kĩ năng : Biết suy luận, lập luận từ các hiện tượng thực tế và kiến thức để giải thích sự tồn tại của áp suất khí quyển và đo được áp suất khí quyển. 3. Thái độ : Ổn định, tập trung, phát triển tư duy trong học tập B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trực quan - vấn đáp - hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Một ống thủy tinh dài 10 -15cm, tiết diện 2-3 mm; một cốc nước; Bộ TN minh hoạ hình 9.1. Tranh phóng to hình 9.5 2. Học sinh : Nghiên cứu SGK. Hộp sữa D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: + Ổn định lớp: + Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: HS1: Hãy viết công thức tính áp suất chất lỏng, Nêu ý nghĩa, đơn vị từng đại lượng trong công thức? HS2: Hãy mô tả một TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng? III. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: GV hãy dự đoán xem khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước có chảy ra ngoài không? HS: Dự đoán GV: Làm TN kiểm chứng HS: Quan sát và nêu hiện tượng GV: Để giải thích ta vào nghiên cứu bài mới 2. Triển khai bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất khí quyển GV: Cho 1 hs đọc to phần thông báo HS: Đọc theo yêu cầu GV: Vì sao không khí lại có áp suất? Áp suất này gọi là gì? HS: Vì không khí có trọng lượng nên có áp suất tác dụng lên mọi vật, Áp suất này là áp suất khí quyển. GV: Có vô số hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển. Sau đây là một vài ví dụ: GV: Dự đoán hiện tượng xãy ra khi hút hộp sữa HS: Vỏ hộp bị bép theo nhiều phía GV: Minh hoạ hiện tượng. Yêu cầu HS giải thích hiện tượng? HS: Vì khi hút hết không khí trong hộp ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn trong hộp nên vỏ hộp bẹp lại. GV: Dự đoán hiện tượng xãy ra khi cắm một ống thuỷ tinh ngập trong nước sau đó kéo ống ra khỏi nước trong hai trường hợp: + Lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên + Không lấy ngón tay bịt kín phía trên HS: Dự đoán GV: Yêu cầu HS làm TN theo nhóm để kiểm tra dự đoán và giải thích hiện tượng HS: Hoạt động nhóm + Làm TN kiểm tra dự đoán + Giải thích hiện tượng GV: Hướng dẫn HS: Nhóm trình bày kết quả TN và giải thích hiện tượng Nhóm khác nhận xét và bổ sung GV: Nhận xét và chốt lại câu trả lời GV: Cho HS đọc TN3 SGK. HS: Đọc và thảo luận 2 phút GV: + 1HS trình bày lại TN + Em hãy giải thích tại sao vậy? HS: Trình bày TN và giải thích hiện tượng GV: Chấn chỉnh và cho HS ghi vào vở. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng. C1: khi hút hết không khí trong bình ra thì áp suất khí quyển ở ngoài lớn hơn ánh sáng trong hộp nên nó làm vỏ bẹp lại. C2: Nước không chảy ra vì ánh sáng khí quyển lớn hơn trọng lượng cột nước. C3: Trọng lượng nước cộng với áp suất không khí trong ống lớn hơn áp suất khí quyển nên nước chảy ra ngoài. C4: Vì không khí trng quả cầu lúc này không có (chân không) nên ánh sáng trong bình bằng O. Áp suất khí quyển ép 2 bánh cầu chặt lại. HOẠT ĐỘNG 2: Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào? GV: Cho HS đọc về TN tôixenli HS: Đọc TN GV: Giảng cho HS thí nghiệm Tôrixenli. HS: Theo dõi để biết TN GV: Áp suất tại A và tại B có bằng nhau không? Tại sao? HS: Trả lời GV: Áp suất tại A là áp suất nào? tại B là áp suất nào? HS: Tại A là áp suất khí quyển, tại B là áp suất cột thủy ngân. GV: Hãy tính áp suất tại B HS: P = d.h = 136000 . 0,76 = 103360N/m2 GV: Vì áp suất tại A và tại B bằng nhau nên áp suất khí quyển là bao nhiêu? HS: 103360N/m2 II. Độ lớn của áp suất khí quyển Thí nghiệm Tô-ri-xen-li (SGK). Độ lớn của áp suất khí quyển. C5: Áp suất tại A và tại B bằng nhau vì nó cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang trong chất lỏng. C6: Áp suất tại A là áp suất khí quyển, tại B là áp suất cột thủy ngân. C7: P = d.h = 136000. 0,76 = 103360 N/m2 Độ lớn của áp suất khí quyển là: 103360N/m2 Kết luận: Áp suất khí quyển bằng áp suất của cột thuỷ ngân trong ống Tô – ri-xen –li. Đơn vị đo áp suất khí quyển là mmHg HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng GV: Em hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài? HS: Nước không chảy xuống được là vì áp suất khí quyển lớn hơn trọng lượng cột nước GV: Hãy nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển? HS: Lấy ví dụ (Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra được, bẻ cả hai đầu ông thuốc chảy ra dễ dàng) GV: Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có nghĩa là gì? Tính ra N/m2? HS: Nghĩa là khí quyển gây ra áp suất bằng áp suất đáy cột thủy ngân cao 76cm GV:Hướng dẫn HS trả lời các câu C11 C12 III. Vận dụng C8: Nước không chảy xuống được vì áp suất khí quyển lớn hơn trọng lượng cột nước. C10: Nghĩa là khí quyển gây ra áp suất bằng áp suất ở đáy cột thủy ngân cao 76cm. P = d.h = 136000. 0,76 = 103360 N/m2 C11: P0 = Pnước = d.h => C12: Không thể tính áp suất khí quyển bằng công thức P = d.h vì + h không xác định được + d giảm dần theo độ cao IV. Củng cố: Trình bày một hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển? Độ lớn của áp suất khí quyển được tính như thế nào? V. Dặn dò : a. Bài vừa học: Học thuộc ghi nhớ SGK. Xem cách trả lời các câu từ C1 đến C12 b. Bài sắp học: Ôn tập (Xem lại những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 9)
Tài liệu đính kèm: