Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc

Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo phù hợp với chức năng của dạ dày

- Nêu được diễn biến quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

- Phân tích được những đặc điểm cấu tạo giúp dạ dày thực hiện được chức năng tiêu hóa.

2. Kỹ năng

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lớ thụng tin để tìm hiểu cấu tạo dạ dày, ruột non và tiêu hóa ở dạ dày, ruột non.

- Kĩ năng ra quyết định không sử dụng các chất có hại cho tiêu hóa như: thuốc, rượu, bia, cà phê.; không ăn mặn quá, ăn uống điều độ.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm

 

docx 6 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 83Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
BÀI 27. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo phù hợp với chức năng của dạ dày
- Nêu được diễn biến quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
- Phân tích được những đặc điểm cấu tạo giúp dạ dày thực hiện được chức năng tiêu hóa.
2. Kỹ năng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lớ thụng tin để tìm hiểu cấu tạo dạ dày, ruột non và tiêu hóa ở dạ dày, ruột non.	
- Kĩ năng ra quyết định không sử dụng các chất có hại cho tiêu hóa như: thuốc, rượu, bia, cà phê...; không ăn mặn quá, ăn uống điều độ... 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ dạ dày
- Có ý thức bảo vệ môi trường để hạn chế nguyên nhân gây hại cho dạ dày.
4. Hình thành năng lực
- a. Nhóm năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Nhóm năng lực, kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học
- Các năng lực chuyên biệt trong môn Sinh học năng lực kiến thức về cấu tạo dạ dày, tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
- Các kĩ năng chuyên biệt trong môn Sinh học: quan sát cấu tạo dạ dày, vận dụng kiến thức vào ăn uống
II. Phương pháp dạy học
- Dạy học nhóm
- Hỏi chuyên gia
- Khăn trải bản
- Vấn đáp tìm tòi
III. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Hình ảnh liên quan đến bài học
- Mô hình nửa cơ thể người
- Video về hoạt động co bóp dạ dày.
- Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(1) Cấu tạo của dạ dày
(2) Đặc điểm
(3) Các hoạt động tiêu hóa dự đoán
(4) Các hoạt động tiêu hóa có thật
Vị trí
Hình dạng
Thành dạ dày
Những đặc điểm chủ yếu tham gia vào hoạt động tiêu hóa
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Cơ quan hay tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lý học
Sự biến đổi hóa học
2. Chuẩn bị của HS
- Tìm hiểu các tác nhân có hại với dạ dày và các bệnh liên quan đến dạ dày ở địa phương em.
- 
IV. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu các hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng?
3. Tiến trình dạy học
3.1. Khởi động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG: KHỞI ĐỘNG
GV đặt vấn đề: Thức ăn khi qua miệng sẽ được đi về đâu?
- Gluxit đã được tiêu hóa ở khoang miệng, vậy nhóm thức ăn còn lại được tiêu hóa như thế nào?
3.2. Hình thành kiến thức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO DẠ DÀY
- PPDH: Quan sát – tìm tòi
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, tia chớp
- Hình thức dạy học: Dạy học trên lớp
- Phát triển năng lực: Năng lực tự học, quan sát và xác định vị trí, cấu tạo, sử dụng ngôn ngữ, đề xuất dự đoán.
- GV: Treo tranh phóng to 27.1 hướng dẫn HS quan sát.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK.
- GV giao nhiệm vụ làm việc theo nhóm, quan sát hình, tìm hiểu cấu tạo của dạ dày và hoàn thành phiếu học tập số 1
- Yêu cầu HS trình bày trên tranh/ mô hình
- Ghi lại dự đoán của các nhóm trên bảng.
+ Tại sao nhóm lại dự đoán những hoạt động đó?
- GV: Giới thiệu cách xác định vị trí của dạ dày trên cơ thể
- HS: Tự đọc các thông tin trong SGK, ghi nhớ thông tin.
- Quan sát tranh phóng to hình 27.1.
- Thảo luận trong nhóm thống nhất câu trả lời hoàn thành PHT.
- Đại diện nhóm trình bày đặc điểm cấu tạo của dạ dày trên mô hình nửa cơ thể người
- Khái quát các đặc điểm cấu tạo chủ yếu:
+ Nêu hình dạng.
+ Tuyến tiêu hóa.
- Dự đoán các hoạt động tiêu hóa ghi vào cột 3.
nhóm khác nhận xét, đánh giá bổ sung.
-> Tự rút ra kết luận
I. Cấu tạo dạ dày
- Dạ dày hình túi thắt 2 đầu, dung tích 3lít
- Thành dạ dày có 4 lớp: 
+ Lớp màng ngoài, 
+ Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: Cơ vòng, cơ dọc, cơ xiên
+ Lớp niêm mạc Nhiều tuyến tiết dịch vị.
+ Lớp dưới niêm mạc 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
- PPDH: Dạy học giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật dạy học: Hỏi chuyên gia
- HTDH: Dạy học trên lớp
- Định hướng phát triển năng lực: Phát hiện và giải quyết vấn đề, phân nhóm các hoạt động tiêu hóa, quan sát và phân tích, giải thích được kết quả thí nghiệm, sử dụng ngôn ngữ
- GV nêu tình huống: “ Sau khi học xong cấu tạo dạ dày, 2 bạn HS lớp 8A tranh luận với nhau về vấn đề thức ăn xuống dưới dạ dày sẽ được tiêu hóa ra sao? + Một bạn cho rằng thức ăn vào đến dạ dày sẽ được ngấm vào thành dạ dày 1 phần, còn lại tiếp tục đẩy xuống ruột. 
+ Một bạn khác cho rằng thức ăn ở dạ dày sẽ được biến đổi thành 1 chất nào đó rồi mới đẩy xuống ruột”
- GV đặt câu hỏi: Ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa thức ăn như thế nào?
- GV hướng dẫn HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề
- Định hướng gợi ý: 
1. Nghiên cứu thí nghiệm “bữa ăn giả” – Paplop, tìm ra dịch tiêu hóa ở dạ dày, enzim tiêu hóa của dạ dày.
2. Xem đoạn video về sự co bóp dạ dày.
3. Tìm hiểu về tác dụng của enzim ở dạ dày
4. Sắp xếp các hoạt động tìm hiểu được vào phiếu học tập sô 2 (Bảng 27- SGK)
- Kết luận vấn đề: GV điều khiển các nhóm trình bày – phản biện kết quả.
- GV yêu cầu HS đánh giá kết quả đó và đối chiếu với các dự đoán ở hoạt động 1 (PHT số 1)
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và nhận xét vấn đề đặt ra.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?
+ Loại thức ăn Gluxít và Lipít được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?
+ Thử giải thích: Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ, nhưng Prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ, không bị phân huỷ?
- GV yêu cầu HS lên bảng trình bày phần chuẩn bị ở nhà “ Các tác nhân gây hại cho dạ dày và một số bệnh liên quan đến dạ dày ở địa phương em”
- Từ đó, yêu cầu HS liên hệ thực tế về các biện pháp, cách ăn uống để bảo vệ dạ dày
- HS phát hiện vấn đề cần giải quyết.
- HS thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề thông qua sự gợi ý của GV:
1. Nêu được cách tiến hành thí nghiệm.
- Thành phần Dịch tiêu hóa (dịch vị)
- Enzim Pepsin
2. Quan sát đoạn video mà GV chiếu và đưa ra hoạt động co bóp ở dạ dày (Khi đói và khi có thức ăn)
3. Chỉ ra được tác dụng enzim ở dạ dày: chỉ có tác dụng với Protein (biến đổi từ Protein thành protein dạng chuỗi ngắn)
4. HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành PHT số 2 (bảng 27- SGK)
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày và bảo vệ quan điểm.
- HS lắng nghe
- HS tự đánh giá về các dự đoán hoạt động của dạ dày ở phần HĐ1
- HS tự tổng hợp kiến thức.
- Yêu cầu nội dung đạt được:
+ Thức ăn được xuống dạ dày
 nhờ cơ vòng môn vị.
+ Gluxít và Lipít chỉ biến đổi về mặt lý học.
- Đại diện nhóm trình bày -> nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS tự rút ra kết luận
- Với sự chuẩn bị trước ở nhà, HS lên bảng trình bày.
- HS chú ý: thời gian ăn, loại thức ăn, lượng thức ăn.
II. Tiêu hóa ở dạ dày
ĐÁP ÁN
PHIẾU HỌC TẬP
- Các loại thức ăn khác như Lipít, Gluxít  chỉ biến đổi về mặt lý học.
- Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3 – 6 tiếng tuỳ loại thức ăn
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Cơ quan hay tế bào thực hiện
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lý học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày
- Hòa loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Sự biến đổi hóa học
Hoạt động của enzim Pepsin
Enzim Pepsin
Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 axit amin.
3.3. Luyện tập
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Sử dụng sơ đồ tư duy
- Hướng dẫn HS học theo các cụm từ khóa.
- Hoàn thành câu hỏi trắc nghiệm:
1 - Loại thức ăn nào bị biến đổi cả về vật lí và hóa học trong dạ dày.
 a) Prôtêin b) Gluxít c) Lipít d) Khoáng
2 - Biến đổi lí học ở dạ dày gồm:
 a) Sự tiết dịch vị b) Sự co bóp của dạ dày.
 c) Sự nhào trộn thức ăn. d) Cả a, b, c đều đúng. 
 e) Chỉ a và b đúng.
3 - Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm:
 a) Tiết các dịch vị.
 b) Thấm đều dịch vị với thức ăn c) Hoạt động của Enzim Pepsin
- HS tổng hợp kiến thức theo hệ thống.
1. A
2. D
3. C
3.4. Vận dụng
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
“ Mẹ của Linh là công nhân may của công ty may. Hàng ngày, mẹ đi làm từ 7 giờ sáng sau khi đã ăn bữa sáng với mì ăn liền pha nước nóng và nhiều khi là mì ăn liền khô. Giờ nghỉ trưa, mẹ có khoảng một giờ để vừa ăn và nghỉ nghơi. Nhưng để có thêm thu nhập thêm,mẹ của Linh thường chỉ nghỉ khoảng mười lăm phút sau khi ăn là đi làm luôn. 6h tối mẹ mới từ công ty về, rồi lại chuẩn bị bữa cơm tối cho gia đình và dọn nhà cửa....
 Gần đây, sau khi ăn tối xong, Linh hay thấy mẹ kêu đau bụng ở vùng trên bên trái. Mẹ của Linh đi khám ở bệnh viên thì bác sỹ kết luận mẹ bị viêm loét dạ dày ở vùng thượng vị (gần tâm vị).Bác sĩ đã chỉ ra nguyên nhân là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không điều độ của mẹ.
 Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích rõ chứng bệnh của mẹ bạn Linh, qua việc trả lời các câu hỏi sau:
Mô tả vị trí dạ dày trong cơ thể? Tâm vị ở vị trí nào của dạ dày?
Theo em bị viêm loét dạ dày thì lớp tế bào của thành dạ dày bị tổn thương đầu tiên?
Thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc nào của mẹ Linh có thể ảnh hưởng không tốt tới dạ dày? Giải thích?
 4. Nếu là Linh thì em có lời khuyên và giúp đỡ mẹ thế nào để mẹ điều trị bệnh bằng thuốc hiệu quả, đồng thời không để bệnh tái phát?
1. Vị trí dạ dày: là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng, nằm ở điểm chính giữa đoạn thẳng nối từ rốn tới ức.
- Tâm vị: nối liền với thực quản, giúp tăng sức chứa của dạ dày.
2. Viêm loét dạ dày: là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày.
3. Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ ảnh hưởng tới dạ dày: làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học gây mất cân bằng sự tiết
Ăn quá nhanh khiến thức ăn không tiêu hóa kĩ ở khoang miệng, trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày.
4. Biện pháp:
+ Nên ăn uống lành mạnh: ăn chậm, nhai kĩ, tránh bỏ bữa, hạn chế đồ ăn nhanh, dầu mỡ,..
+ Vận động phù hợp
3.5. Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung bài học
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG KIẾN THỨC
- GV giao nhiệm vụ:
Có nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày phải cắt bỏ 2/3 dạ dày mà vẫn có thể sống được. Em hãy giải thích hiện tượng trên và cho biết, ở những bệnh nhân đó, chức năng tiêu hóa ở dạ dày có giống như người bình thường không?
4. Dặn dò
- Học bài theo câu hỏi cuối SGK.
- Đọc mục “ Em có biết”.
- Chuẩn bị bài mới
V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_sinh_hoc_8_bai_27_tieu_hoa_o_da_day_nam_hoc_2022.docx