Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Bài tập về áp suất khí quyển

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Bài tập về áp suất khí quyển

1. Tính áp suất khí quển ở một độ cao nhất định.

* Tại một vị trí trên trái đất.

Ta dùng ống tô ri xe li. Nếu tại đó cột Hg trong ống cao bao nhiêu mm thì áp suất khí quyển tại đó có giá trị bấy nhiêu mmHg.

* Tại một vị trí có độ cao so với mặt biển không quá 250m

Cứ lên cao 12m, áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg.

* Tại một vị trí A có độ cao H lớn hơn 250m

pA = pc – pH. Trong đó

+ pc là áp suất khí quyển tại mặt đất(Chân điểm A), được đo bằng ống Tô - ri – xe – li hay bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế.

+ pH là áp suất do cột không kí có chiều cao H gây ra tại chân điểm A, được tính bằng công thức pH = dkk.H

Từ đó suy ra: pc = pA + pH hay pH = pc – pA.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8: Bài tập về áp suất khí quyển", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp 8 ..
Tiết 8
Bài tập về áp suất khí quyển
I. Mục Tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách giải và giải được các bài tập của bài áp suất khí quyển
2. Kĩ Năng: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
3. Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, kiên trì, sáng tạo.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Các phương pháp giải bài tập và các bài tập trong SBT.
2. Học sinh: Làm trước các bài tập ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp (1’):
Lớp 8A: Tổng số:  Vắng: .
Lớp 8B: Tổng số:  Vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ (5’):
Câu hỏi: Viết công thức tính áp suất chất lỏng.
Trả lời: p = dh
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 (15’): Tìm hiểu các phương pháp giải bài tập.
GV: Để tính áp suất khí quyển tại một vị trí trên trái đất thì ta làm như thế nào?
HS: Cá nhân suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Thông báo cách tính áp suất với độ cao không quá 250m
HS: Ghi nhớ.
GV: Thông báo cách tính áp suất của một điểm bất kì có độ cao trên 250m
HS: Ghi nhớ.
GV: Thông báo cách tính độ cao của một điểm bất kì khi biết áp suất khí quyển tại điểm đó.
HS: Ghi nhớ.
GV: áp suất tại một điểm ở trong lòng chất lỏng thì ta tính như thế nào?
HS: Cá nhân xây dựng công thức tính.
GV: Thông báo cách đổi đơn vị từ mmHg sang N/m2 và ngược lại.
Hoạt động 2 (20’): Bài tập vận dụng.
GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời bài tập từ 9.1 đến 9.6 SBT
HS: Thảo luận hoàn thành theo yêu cầu của GV
GV: Yêu cầu 2 hs trả lời 9.1 và 9.2 và giải thích tại sao lại chọn như vậy?
HS: 2 hs trả lời. Các hs khác nhận xét.
GV: Nhận xét chung
GV: Yêu cầu 4 hs trình bày các bài từ 9.3 đến 9.6 SBT lên trên bảng, các hs khác nhận xét.
HS: Thực hiện yêu cầu của giáo viên.
GV: Cho các hs khác nhận xét các bài trình bày trên bảng, sau đó chỉnh sửa.
I. Phương pháp giải bài tập.
1. Tính áp suất khí quển ở một độ cao nhất định.
* Tại một vị trí trên trái đất.
Ta dùng ống tô ri xe li. Nếu tại đó cột Hg trong ống cao bao nhiêu mm thì áp suất khí quyển tại đó có giá trị bấy nhiêu mmHg.
* Tại một vị trí có độ cao so với mặt biển không quá 250m
Cứ lên cao 12m, áp suất khí quyển giảm khoảng 1 mmHg.
* Tại một vị trí A có độ cao H lớn hơn 250m
pA = pc – pH. Trong đó
+ pc là áp suất khí quyển tại mặt đất(Chân điểm A), được đo bằng ống Tô - ri – xe – li hay bằng một dụng cụ gọi là khí áp kế.
+ pH là áp suất do cột không kí có chiều cao H gây ra tại chân điểm A, được tính bằng công thức pH = dkk.H
Từ đó suy ra: pc = pA + pH hay pH = pc – pA.
2. Tính độ cao của mỗt điểm bất kì khi áp suất khí quyển tại điểm đó, tại mặt đất và trong lượng riêng của không khí.
Căn cứ vào: pH = pc – pA mà pH = dkk.H
=> H = 
3. Tính áp suất tại một điểm ở trong lòng chất lỏng.
áp suất do cột chất lỏng gây ra tại A:
pA = dCL.hA
áp suất tại A: p’A = po + dCL.hA
po là áp suất của khí quyển tại mặt thoáng của chất lỏng.
4. Cách đổi đơn vị của áp suất.
1mHg = 136N/m2
II. Bài tập
9.1 B
9.2: C
9.3: Để rót nước rễ dàng. Vì có lỗ thủng trên nắp nên khí trong ấm thông với khí quyển, áp suất khí trong ấm cộng với áp suất nước trong ấm lớn hơn áp suất khí quyển, bởi vậy làm cho nước chảy từ trong ấm ra dễ ràng hơn.
9.4
9.5: Thể tích phòng là: V = 72m3
a) Khối lượng khí trong phòng:
m = V.D = 72.1,29 = 92,88 kg
b) Trọng lượng của không khí trong phòng là: 
P = m.10 = 92,88.10 = 928,8N
9.6.
4. Củng cố (3’): Nhấn mạnh lại các phương pháp giải bài tập.
5. Hướng dẫn học ở nhà (1’): Trình bày lại các bài tập đã làm trên lớp vào vở bài tập và làm trước các bài tập của bài lực đẩy asimet.

Tài liệu đính kèm:

  • docT9 Ap suat khi quyen.doc