Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009

I. MỤC TIÊU :

1- Kiến thức:

- Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.

- Viết được công thức tính áp suất p = d.h , nêu được tên và đơn vị tính của các đại lượng có mặt trong công thức.

- Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản .

- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và vận dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống .

2- Kĩ năng: quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.

II. CHUẨN BỊ

Mỗi nhóm HS:

- Bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng như (h8.3 SGK)

- 1Bình hình trụ và đĩa D tách rời làm đáy như (h8.4 SGK)

- Bình thông nhau như (h8.6 SGK)

- nước và chậu thuỷ tinh để đựng nước, cốc múc, giẻ khô sạch.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. KTBC (5phút)

- Áp lực là gì? Cho ví dụ.

- áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào? (nghĩa là áp lực do người đó tác dụng lên 1m2 sàn nhà có độ lớn là 1,7.104 N)

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 574Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 8, Bài 8: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	Ngày28/08/2008	
Tiết 8	Bài 8
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU
I. MỤC TIÊU :
1- Kiến thức:
- Mô tả được TN chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
- Viết được công thức tính áp suất p = d.h , nêu được tên và đơn vị tính của các đại lượng có mặt trong công thức.
- Vận dụng công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản .
- Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và vận dùng nó để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong cuộc sống .
2- Kĩ năng: quan sát hiện tượng thí nghiệm rút ra nhận xét.
II. CHUẨN BỊ 
Mỗi nhóm HS:
- Bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình bịt bằng màng cao su mỏng như (h8.3 SGK)
- 1Bình hình trụ và đĩa D tách rời làm đáy như (h8.4 SGK)
- Bình thông nhau như (h8.6 SGK)
- nước và chậu thuỷ tinh để đựng nước, cốc múc, giẻ khô sạch.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp
KTBC (5phút)
- Áp lực là gì? Cho ví dụ.
- áp suất là gì? Viết công thức tính áp suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.Nói một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104 N/m2 em hiểu ý nghĩa con số đó như thế nào? (nghĩa là áp lực do người đó tác dụng lên 1m2 sàn nhà có độ lớn là 1,7.104 N)
Tăng F
- Dựa vào nguyên tắc nào để làm tăng giảm áp suất ? Nêu những ví dụ về việc làm tăng, giảm áp suất trong thực tế.(dựa vào nguyên tắc p phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép p= 
Giảm S
 *Tăng áp suất 
*Giảm áp suất: ngược lại
3. Bài mới
TL
THẦY
TRÒ 
GHI BẢNG 
5
10
10
5
10
HĐ 1: Tổ chức tình huống học tập.
- Các em hãy quan sát h8.1 và cho biết hình đó mô tả gì?
- Tại sao người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn ? Nếu không mặc bộ áo đó thì có nguy hiểm gì đối với người thợ lặn không?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng nghiên cứu bài 8.
HĐ 2: Nghiên cứu sự tồn tại áp suất trong lòng chất lỏng.
1.Tìm hiểu áp suất tác dụng lên đáy bình và thành bình
- Nhắc lại về áp suất của vật rắn tác dụng lên mặt bàn nằm ngang (h8.2) theo phương của trọng lực.
-Với chất lỏng thì sao? Khi đổ chất lỏng vào bình thì chất lỏng có gây áp suất lên bình không? Và lên phần nào của bình?
- Các em làm TN (h8.3) để kiểm tra dự đoán và trả lời C1, C2.
-GV: giới thiệu dụng cụ TN 
-Mục đích TN : Kiểm tra xem chất lỏng có gây áp suất như chất rắn không?
2. Tìm hiểu áp suất tác dụng lên các vật đặt trong lòng chất lỏng.
- Các vật đặt trong chất lỏng có chịu áp suất do chất lỏng gây ra không?
- Để kiểm tra ta làm TN 2 .
- Mục đích : kiểm tra sự gây ra áp suất trong lòng chất lỏng . 
- Giới thiệu dụng cụ TN theo (h8.4) : Khi đặt trong không khí nếu buông tay giữ sợi dây thì đĩa D sẽ như thế nào?
- Đĩa D được lực kéo tay ta giữ lại, khi nhúng sâu ống có đĩa D vào chất lỏng , nếu buông tay ra thì điều gì xảy ra với đĩa D?
- Các em hãy làm TN và đại diện nhóm cho biết kết quả TN .
+Đĩa D chịu tác dụng của những lực nào? – nhận xét.(đĩa D chịu tác dụng của các lực do chất lỏng gây ra.)
+Chấy lỏng tác dụng lên đĩa D theo phương nào?(C3)
- Qua 2 TN, HS rút ra kết luận.
-HS tự điền vào chỗ trống ở C4 hoàn thành kết luận.
HĐ2: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng.
- Yêu cầu 1 HS nhắc lại công thức tính áp suất ( tên gọi của các đại lượng có mặt trong công thức )
-GV thông báo khối chất lỏng hình trụ(h8.5), có diện tích đáy S, chiều cao h . Hãy tính trọng lượng của khối chất lỏng?
- Dựa vào kết quả tìm được của P hãy tính áp suất của khối chất lỏng lên đáy bình?
-GV: công thức mà các em vừa tìm được chính là công thức tính áp suất chất lỏng.
- Hãy cho biết tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức?
- Một điểm A trong chất lỏng cóđộ sâu hA , hãy tính áp suất tại A.Độ sâu hA được tính thế nào?
- Nếu hai điểm trong chất lỏng có cùng độ sâu ( nằm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang ) thì áp suất tại hai điểm đó thế nào?
+So sánh pA, pB?
Giaiû thích – nhận xét?
GV : đặc điểm này được ứng dụng trong khoa học và đời sống hàng ngày. Một trong những ứng dụng đó là bình thông nhau. 
HĐ 3: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau
-GV : giới thiệu bình thông nhau: là bình có chung đáy.
- Khi đổ nước vào nhánh A của bình thông nhau, thì sau khi nước đã đứng yên mực nước trong hai nhánh sẽ ở trạng thái nào trong 3 trạng thái h8.6a),b),c)?
- các nhóm hãy làm TN để kiểm tra .
- Có thể gợi ý HS so sánh pA và pB bằng phương pháp khác.
a) Hình a: hA> hB
 pA>pB
Nước chảy từ A sang B.
b)Hình b: hA< hB
 pA<pB
Nước chảy từ B sang A
c)Hình c: hA= hB
 pA=pB
 nước đứng yên
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống phần kết luận.
HĐ 6: Vận dụng
- Yêu cầu Hstrả lời C6.
GV thông báo: h lớn tới hàng nghìn métáp suất chất lỏng lớn.
- Yêu cầu HS ghi tóm tắt đề bài câu C7: gọi 1 HS lên chữa bài.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu C8: Aám và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
-Yêu cầu HS trung bình giải thích tại sao bình b chứa được ít nước ?
-GV: có một số dụng cụ chứa chất lỏng trong bình kín không nhìn được mực nước bên trongMuốn quan sát mực nước phải làm như thế nào?Giải thích trên hình vẽ?
Củng cố:
- Chất lỏng gây ra áp suất có giống chất rắn không?
- Nêu công thức tính áp suất chất lỏng?
- Châùt lỏng đứng yên trong bình thông nhau khi có điều kiện gì? Nếu bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng mực chất lỏng của chúng như thế nào?
*Hướng dẫn về nhà:
- giao câu C9 về nhà 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- học thuộc phần ghi nhớ và làm các bài tập trong SBT.
-Nhận xét tiết học.
- HS : Quan sát tranh và mô tả người thợ lặn ở đáy biển.
-HS:thảo luận nhóm đưa ra dự đoán:
 + khối chất lỏng có trọng lượng nên gây áp suất lên đáy bình.
- Các nhóm làm TN, thảo luận.
C1: Màng cao su ở đáy và thành bình đều biến dạng,phồnglên chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên cả đáy và thành bình.
C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo nhiều phương, khác với chất rắn chỉ theo phương của trọng lực.
-HS : Để trong không khí khi buông tay đĩa bị rơi do tác dụng của trọng lực.
-HS dự đoán:
+ Đĩa bị rơi
+ đĩa không rời
+ tách rời khi quay.
- Các nhóm làm TN 
 -Kết quả TN:
trong mọi trường hợp đĩa D không rời khỏi đáy.
Nhận xét:
 Chất lỏng tác dụng lên đĩa D ở các phương khác nhau.
HS : làm câu C4
(1) đáy bình; (2) thành bình; (3) trong lòng chất lỏng.
-HS nhắc lại công thức tính áp suất: p = F/S
- HS tính trọng lượng P của khối chất lỏng:
P = d.V = d.S.h
GV : thông báo trọng lượng này chính là áp lực của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình
 P = F 
- HS tính: p = F/S = P/S = d.S.h/S =d.h
- HS nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức.
-HS: độ sâu hA được tính từ điểm A đến mặt thoáng chất lỏng.
PA= d.hA
- bằng nhau.
A
B
* Chất lỏng đứng yên, tại các điểm có cùng độ sâu thì áp suất chất lỏng như nhau.
- HS quan sát h8.6
- Các nhóm thảo luận đưa ra dự đoán : h8.6c vì pA = pB độ cao của các cột nước phía trên A và B bằng nhau.
- Các nhóm làm TN thảo luận và báo cáo kết quả : h8.6c.
- Làm TN
-Kết quả: hA= hBchất lỏng đứng yên
-HS điền vào phần kết luận .
- C6: người lặn xuống dưới nước biển chịu áp suất chất lỏng làm tức ngựcáo lặn chịu áp suất này.
C7:
H1= 1,2m
H2= 1,2-0,4=0,8m
PA= d.h1=10000.1,2
=12000N/m2.
PB= d.(hA – 0,4)=8000 N/m2
C8:Aám và vòi hoạt động dựa trên nguyên tắc bình thông nhaunước trong ấm và vòi luôn luôn có mực nước ngang nhau.
Vòi a cao hơn vòi bbình a chứa nhiều nước hơn.
C9: Mực nước A ngang mực nước ở BNhìn mực nước ở Abiết mực nước ở B.
-Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi hướng lên đáy bình, thành bình và các vật trong lòng nó.
P = h.d
- Chất lỏng đứng yên thì lớp chất lỏng ở đáy bình chịu áp suất của chất lỏng trong hai nhánh cân bằng nhau.
- Bình đựng cùng chất lỏngmặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh đều cùng độ cao.
- Đọc phần ghi nhớ.
- Ghi nhiệm vụ về nhà.
Bài 8
ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG
1. Thí nghiệm 1: (h8.3)
2. Thí nghiệm 2: (h8.4)
3. kết luận:
vDo có trọng lượng mà chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó .
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT CHẤT LỎNG
v Công tính áp suất chất lỏng: 
p = d.h.
 trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng 
III. BÌNH THÔNG NHAU
+Bình thông nhau là một bình có hai nhánh nối thông đáy với nhau.
+ Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau đều ở cùng một độ cao. 
Chú ý: Một trong những ứng dụng cơ bản của bình thông nhau và sự truyền áp suất trong chất lỏng là máy dùng chất lỏng.
GHI NHỚ: tr.31 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docT8.doc