Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong

1) Lực ma sát trượt.

HS: Lực ma sát trượt xuất hiện ở giữa má phanh và vành, ơ bánh xe với mặt đường.

Học sinh làm câu C1 và phát biểu

HS nghe và ghi vở

2. Lực ma sát lăn.

HS đọc SGK và phát biểu: Khi hòn bi đang lăn trên mặt đất

Học sinh phát biểu.

Hoc sinh ghi vở.

Học sinh phân tích hình vẽ và trả lời

Học sinh làm thí nghiệm và phát biểu:

Fms lăn < fms="">

3. Lực ma sát nghỉ.

Học sinh trình bày cách làm thí nghiệm

Học sinh làm thí nghiệm

Học sinh thảo luận và trả lời câu C4.

 Fk = Fms

Học sinh trả lời câu C5. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu lực tác dụng mà vẫn đứng yên.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6, Bài 6: Lực ma sát - Năm học 2011-2012 - Vũ Vân Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6	BÀI 6: LỰC MA SÁT
A- MỤC TIÊU:
Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học, phân biệt được các loại lực ma sát: Ma sát nghỉ, ma sát lăn, ma sát trượt và đặc điển của mỗi loại ma sát này.
Làm thành công thí nghiệm phát hiện lực ma sát nghỉ
Phân tích được ích lợi cũng như tác hại của lực ma sát, vận dụng của nó trong cuộc sống hàng ngày và những công việc cụ thể.
B- CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Tranh vẽ vòng bi, tranh vẽ người đẩy vật nặng trên con lăn, lực kế và hai miếng gôc có bề mặt nhẵn và ráp
Học sinh: Ôn lại kiến thức về lực.
C- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
Hoạt động 1 
Tạo tình huống học tập( 8 ph)
Giáo viên nêu câu hỏi:
- Đặc điểm của hai lực cân bằng. Quán tính là gì?
- Chữa bài tập 5.4
- Chữa bài tập 5.3
Cho học sinh đọc tình huống trong SGK.
Trong các ổ trục của máy móc và các loại xe đều có ổ bi, dầu mỡ, chúng có tác dụng gì?
HS phát biểu
Học sinh đọc SGK
Hoạt động 2
Nghiên cứu khi nào có lực ma sát ( 20 ph)
- Hãy cho biết lực ma sát trượt (Fms) xuất hiện ở đâu?
Yêu cầu học sinh làm câu C1 và cho biết lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu.
Giáo viên chốt lại: Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật chuyển động trượt trên mặt vật khác.
- Khi nào lực ma sát xuất hiện giữa hòn bi và mặt đất? 
Cho học sinh làm C2. Và cho biết khi nào thì xuất hiện lực ma sát lăn.
Giáo viên chốt lại: Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật chuyển động lăn trên mặt vật khác.
Yêu cầu học sinh làm câu C3.
Cho học sinh làm thí nghiệm để rút ra kết luận về cường độ lực trong hai loại ma sát trên.
Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
Cho học sinh làm thí nghiệm.
Sau khi tiến hành thí nghiệm trên yêu cầu các nhóm thảo luận câu C4
Yêu cầu học sinh làm câu C5 và trả lời lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào?
1) Lực ma sát trượt.
HS: Lực ma sát trượt xuất hiện ở giữa má phanh và vành, ơ bánh xe với mặt đường.
Học sinh làm câu C1 và phát biểu
HS nghe và ghi vở
2. Lực ma sát lăn.
HS đọc SGK và phát biểu: Khi hòn bi đang lăn trên mặt đất
Học sinh phát biểu.
Hoc sinh ghi vở.
Học sinh phân tích hình vẽ và trả lời
Học sinh làm thí nghiệm và phát biểu:
Fms lăn < Fms trượt
3. Lực ma sát nghỉ.
Học sinh trình bày cách làm thí nghiệm
Học sinh làm thí nghiệm
Học sinh thảo luận và trả lời câu C4.
	Fk = Fms
Học sinh trả lời câu C5. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật chịu lực tác dụng mà vẫn đứng yên.
Hoạt động 3
 Nghiên cứu lực ma sát trong đời sông và trong kĩ thuật( 8 ph)
? Cho học sinh làm câu C6.
Sau khi học sinh phát biểu xong giáo viên chốt lại tác hại của ma sát và cách khắc phục nó làm giảm lực ma sát.
Yêu cầu học sinh làm câu C7
Sau khi học sinh trả lời xong giáo viên chốt lại lợi ích của ma sát và cách làm tăng ma sát.
1. Lực ma sát có thể có hại.
HS làm câu C6
- Ma sát trượt làm mòn xích đĩa nên cần tra dầu.
- Ma sát trượt làm mòn trục, cản trở chuyển động của bánh xe, nên cần có vòng bi và tra dầu.
- Ma sát trượt làm cản trở chuyển động nên cần có con lăn
Hs nghe giảng.
2. Lực ma sát có thể có ích.
HS làm câu C7. Cách tăng ma sát: Bề mặt sần sùi, vít có rãnh, lốp xe và dép có khía, vật liệu 
HS: nghe giảng
Hoạt động 4
Vận dụng – củng cố(7 ph)
Yêu cầu học sinh làm câu C8
Yêu cầu học sinh làm câu C9
? Có mấy loại lực ma sát, đặc điểm của từng loại, cách làm tăng giảm lực ma sát
Học sinh làm câu C8
a) Fms có lợiÞ Đi dép xốp
b) Fms có lợi Þ Rải cát
c) Fms có hại
d) Fms có lợi Þ Khía sâu hơn
e) Fms có lợi
HS làm câu C9
ổ bi có tác dụng biến ma sát trượt thành ma sát lăn để giảm ma sát trên máy cho chuyển động được dễ dàng. 
HS phát biểu
Hoạt động 5
Hướng dẫn học ở nhà( 2 ph)
Giáo viên hướng dẫn học sinh học ở nhà
Học thuộc phần ghi nhớ
Đọc bài đọc thêm “Có thể em chưa biết”
Làm các bài tập trong SBT
 - Rút kinh nghiệm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 6.doc