Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 49 đến tiết 54

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 49 đến tiết 54

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của đại não( chất xám và chất trắng)

- Xác định được các vùng chức năng của võ não

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.

3. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh.

B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.

C. Chuẩn bị giáo cụ:

1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK

2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà

D. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Trình bày cấu tạo và chức năng của tiểu não?

3. Nội dung bài mới:

a, Đặt vấn đê: (2’) Tiểu não có phải là bộ phận duy nhất của hệ thần kinh có vỏ chất xám không? Đại não cũng có đặc điểm đó. Đại não có cấu tạo và chức năng gì?

 

doc 17 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1081Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tiết 49 đến tiết 54", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 49	Ngày soạn: ... / ... / ...
ĐẠI NÃO
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả cấu tạo và trình bày chức năng của đại não( chất xám và chất trắng)
- Xác định được các vùng chức năng của võ não
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh.
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày cấu tạo và chức năng của tiểu não?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) Tiểu não có phải là bộ phận duy nhất của hệ thần kinh có vỏ chất xám không? Đại não cũng có đặc điểm đó. Đại não có cấu tạo và chức năng gì?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cấu tạo của đại não (16’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H. 47.1- 3, xác định vị trí của đại não, hoàn thành bài tập điền từ.
HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV cùng HS rút ra kết luận:
GV: 
- Trường hợp người bị tai nạn có thể chỉ liệt nửa người? Vì sao?
- Khi bị tổn thương bán cầu não trái, nạn nhân có thể bị liệt nửa người phía bên nào? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Giải thích thêm
Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não (14’)
GV cho HS quan sát H.47.4, đọc thông tin SGK trang 144. Yêu cầu thảo luận nhóm: hoàn thành bài tập SGK trang 149.
HS: Các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập, trình bày, 
GV: Thông báo đáp án đúng. 
HS: Hoàn thiện kết quả
GV: 
- Những vùng nào có ở người và động vật? Những vùng nào chỉ có ở người?
- Khi người quản thú yêu cầu chú hổ làm một động tác nào đó, hổ liền làm theo. Như vậy, có phải hổ có vùng hiểu tiếng nói không? Em hãy giải thích? 
- Vậy, đại não có chức năng gì?
HS: Trả lời 
GV: kết luận về chức năng của đại não. 
GV: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
1. Cấu tạo của đại não
* Kết luận:
- Cấu tạo ngoài:
+ Rãnh liên bán cầu chia đại não thành hai nửa (hai bán cầu).
+ Rãnh sâu chia mỗi bán cầu thành 4 thuỳ (Trán, đỉnh, thái dương và thuỳ chẩm).
+ Các rãnh và khe chia mỗi thuỳ thành các khúc cuộn não (hồi) làm diện tích bề mặt của võ não tăng lên 2300 - 2500 cm2.
- Cấu tạo trong:
+ Chất xám: ở ngoài tạo nên vỏ não, dày 2 - 3 mm, gồm 6 lớp.
+ Chất trắng: ở trong, là các đường thần kinh, hầu hết các đường này đều bắt chéo ở hành tuỷ hoặc tuỷ sống.
2. Sự phân vùng chức năng của đại não
*Kết luận: 
- Vỏ đại não là trung ương thần kinh của các phản xạ có điều kiện.
- Vỏ não có nhiều vùng chức năng, mỗi vùng có một tên gọi và chức năng riêng.
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
Một số loài chim như sáo, dòng, cưỡng, vẹt,... có thể nói được tiếng người. Vậy, chúng có vùng vận động ngôn ngữ. Nhận định trên là đúng hay sai? Vì sao?
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 48, kẻ phiếu học tập.
Tiết: 50	Ngày soạn: ... / ... / ...
HỆ THẦN KINH SINH DƯỠNG
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Trình bày sơ lược chức năng của hệ thần kinh sinh dưỡng.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể, bảo vệ hệ thần kinh.
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày cấu tạo và chức năng của đại não?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) Dựa vào chức năng hệ thần kinh được phân chia như thế nào?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cung phản xạ sinh dưỡng (10’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H. 48.1 - 2, yêu cầu HS 
+ Phân tích đường đi của cung phản xạ ở hình A và B?
+ Hoàn thành phiếu học tập: so sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động?
HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV đưa ra bảng phụ ghi đáp án.
HS: Quan sát và hoàn thiện 
GV cùng HS rút ra kết luận:
Hoạt động 2: Sự phân vùng chức năng của đại não (10’)
GV cho HS quan sát H.48.3, đọc thông tin SGK trang 151, 152. Trả lời câu hỏi:
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có cấu tạo như thế nào?
+ Tìm điểm sai khác cơ bản giữa phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
HS trình bày.
GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. 
HS tự rút ra kết luận:
Hoạt động 3 Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng(10’)
GV yêu cầu HS quan sát lại hình 48.3 và nội dung bảng 48.2, trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét về chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm?
+ Hệ thần kinh sinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với đời sống?
HS quan sát trả lời.
GV chính xác hoá kiến thức
GV: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
1. Cung phản xạ sinh dưỡng
* Kết luận: Nội dung bảng phụ (Phụ lục)
2. Sự phân vùng chức năng của đại não
*Kết luận: 
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm, mỗi phân hệ đều có:
+ Trung ương thần kinh.
+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh.
3. Chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng
* Kết luận:
- Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác động đối lập nhau đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
- Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hoà được hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng.
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
- Yêu cầu HS trình bày phản xạ điều hoà nhịp tim khi huyết áp tăng?
5. Dặn dò:(2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 49.
Phụ lục
Bảng so sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động
Đặc điểm
Cung phản xạ vận động
Cung phản xạ sinh dưỡng
Cấu tạo
- Trung ương
- Hạch thần kinh
- Đường hướng tâm
- Đường li tâm
- Chất xám (Đại não và tuỷ sống)
- Không có
- Từ cqtc đến TƯTK
- Đến thẳng cơ quan phản ứng
- Chất xám (Trụ não và sừng bên tuỷ sống)
- Có
- Từ cqtc đến TƯTK
- Qua sợi trước hạch và sợi sau hạch.
Chức năng
Điều khiển hoạt động cơ vân (có ý thức)
Điều khiển hoạt động các nội quan (không có ý thức)
Tiết: 51	Ngày soạn: ... / ... / ...
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THỊ GIÁC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các phần đó trong cơ quan phân tích thị giác
- Mô tả cấu tạo của mắt qua sơ đồ (Chú ý cấu tạo của màng lưới) và chức năng của chúng. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh mắt.
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Phân biệt cấu tạo bộ phận thần kinh giao cảm và đối giao cảm?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) 	Để cảm nhận được các kích thích của môi trường, cơ thể cần có các cơ quan phân tích. Đó là những cơ quan nào? Chúng cơ cấu tạo và hoạt động ra sao?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Cơ quan phân tích (10’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo của một cơ quan phân tích, trả lời câu hỏi:
+ Cơ quan phân tích có cấu tạo như thế nào?
+ Bộ phận nào của cơ quan phân tích quan trọng nhất?
+ Cơ quan phân tích có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể?
HS thảo luận, trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV cùng HS rút ra kết luận:
Hoạt động 2: Cơ quan phân tích thị giác (20’)
GV: Cơ quan phân tích thị giác gồm những bộ phận nào?
GV cho HS quan sát H.49.1-2, đọc thông tin SGK, hoàn thành bài tập:
HS Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập.
GV gọi HS trình bày cấu tạo của cầu mắt, dự đoán chức năng của các bộ phận?
GV yêu cầu HS quan sát H.49.3: 
+ Nêu cấu tạo của màng lưới?
+ Phân biệt vai trò của tế bào hình nón và tế bào hình que? Vận dụng giải thích một số hiện tượng:
- Tại sao ảnh của vật rơi trên điểm vàng thì nhìn rõ nhất, rơi trên điểm mù thì không nhìn thấy?
- Tại sao ban đêm không nhìn rõ màu sắc của vật?
HS trình bày, GV ghi lại các ý chính, lớp trao đổi hoàn thiện. HS tự rút ra kết luận:
GV hướng dẫn HS quan sát thí nghiệm về quá trình tạo ảnh qua thấu kính hội tụ.
+ Vai trò của thể thuỷ tinh trong cầu mắt?
+ Trình bày quá trình tạo ảnh ở màng lưới?
HS: Trình bày
GV: Chốt kiến thức
GV: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
1. Cơ quan phân tích:
* Kết luận: Cơ quan phân tích gồm:
+ Cơ quan thụ cảm.
+ Dây thần kinh (Dẫn truyền hướng tâm)
+ Bộ phận phân tích (Vùng thần kinh ở vỏ não)
- ý nghĩa: giúp cơ thể nhận biết được tác động của môi trường.
2. Cơ quan phân tích thị giác
- Cơ quan phân tích thị giác gồm:
+ Cơ quan thụ cảm (Các tb thụ cảm trên màng lưới)
+ Dây thần kinh thị giác (Dây số II)
+ Vùng thị giác ở thuỳ chẩm
a. Cấu tạo cầu mắt: gồm:
- Màng bọc:
+ Màng cứng: phía trước là màng giác.
+ Màng mạch: Có nhiều mạch máu, phía trước là lòng đen
+ Màng lưới: Có các tế bào thụ cảm thị giác
- Môi trường trong suốt: Thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh.
b. Màng lưới:
+ Tế bào hình nón: tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc.
+ Tế bào hình que: tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu.
+ Điểm vàng: Nơi tập trung của các tế bào hình nón.
+ Điểm mù: Là nơi đi ra của các sợi trục của các tế bào thụ cảm thị giác.
c. Sự tạo ảnh ở màng lưới
* Kết luận:
- Thể thuỷ tinh như một thấu kính hội tụ có khả năng điều tiết để nhìn rõ vật.
- ánh sáng phản chiếu từ vật qua môi trường trong suốt tới màng lưới tạo nên một ảnh thu nhỏ, lộn ngược, kích hích tế bào thụ cảm, xung thần kinh theo dây thị giác về vùng thị giác ở thuỳ chẩm cho ta biết về hình dạng, kích thước và màu sắc của vật.
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5)
- Làm bài tập số 2 SGK
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 50, tìm hiểu các bệnh và tật về mắt.
Tiết: 52	Ngày soạn: ... / ... / ...
VỆ SINH MẮT
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Phòng tránh các bệnh về mắt.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh mắt. 
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Xác định các thành phần cấu tạo của cơ quan phân tích, bộ phận nào là quan trọng nhất? Trình bày cấu tạo của cầu mắt?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) Trong 3 bộ phận của cơ quan phân tích thị giác thì mắt là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, chúng ta cần tạo điều kiện để cơ quan này hoạt động có hiệu quả nhất. Để làm được điều này chúng ta cần tìm hiểu các bệnh và tật về mắt.
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Các tật của mắt (12’)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát sơ đồ H.50.1 - 4, hoàn thành phiếu học tập.
HS thảo luận, trình bày lên bảng, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV chốt bằng bảng phụ.
Hoạt động 2: Bệnh về mắt (18’)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, Kết hợp thông tin thực tế, trả lời câu hỏi:
+ Trinhg bày nguyên nhân, con đường lây lan, triệu chứng, hậu quả và cách khắc phục của bệnh đau mắt hột?
HS trình bày.
GV ghi lại các ý chính lên bảng. 
HS trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế và kể một vài bệnh về mắt. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục của các bệnh này.
+ Vì sao chúng ta thường mắc các bệnh về mắt?
+ Em hãy thử đưa ra một số cách khắc phục các bệnh về mắt?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại kiến thức
GV: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
1. Các tật của mắt:
* Kết luận: Nội dung bảng phụ (Phụ lục)
2. Bệnh về mắt
a. Bệnh đau mắt hột:
- Nguyên nhân: Do một loại virut.
- Con đường lây truyền: 
+ Dùng chung khăn, chẩu rửa với người bị bệnh.
+ Tắm, rửa trong ao tù hãm.
- Triệu chứng: 
+ Mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên
+ Gây xốn, ngứa mắt.
- Hậu quả: Khi hột vỡ tạo thành sẹo, kéo mi mắt vào trong gây hiện tượng lông quặm dẫn tới làm đục màng giác gây mù loà.
- Cách khắc phục:
+ Giữ vệ sinh mắt.
+ Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.
+ Nạo hột.
b. Các bệnh khác
- Bệnh viêm kết mạc
- Bệnh quáng gà.
- Bệnh khô mắt
c. Cách khắc phục
- Giữ mắt sạch sẽ
- Rửa bằng nước muối pha loãng hoặc thuốc nhỏ mắt.
- Không dụi mắt khi thấy ngứa.
- Khẩu phần ăn cung cấp đủ vitamin
- Đeo kính khi làm việc trong môi trường có nhiều bụi bẩn.
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
Vì sao ngày nay học sinh mắc các tật cận thị chiếm tỷ lệ khá cao? Theo em cần làm gì để hạn chế điều này?
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài.
VI. Phụ lục
Tiêu chí so sánh
Tật cận thị
Tật viễn thị
Khái niệm
- Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
- Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa.
Nguyên nhân
- Bẩm sinh: Do cầu mắt quá dài.
- Tập nhiễm: Thể thuỷ tinh quá phồng do thói quen thiếu vệ sinh đọc sách
- Bẩm sinh: Do cầu mắt quá ngắn.
- Tập nhiễm: Do thể thuỷ tinh bị lão hoá không phồng lên được 
Cách khắc phục
- Đeo kính phân kì (2 mặt lõm)
- Đeo kính hội tụ, kính lão (2 mặt lồi)
Tiết: 53	Ngày soạn: ... / ... / ...
CƠ QUAN PHÂN TÍCH THÍNH GIÁC
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Liệt kê các thành phần của cơ quan phân tích bằng một sơ đồ phù hợp. Xác định rõ các phần đó trong cơ quan phân tích thính giác.
- Mô tả cấu tạo của tai và trình bày chức năng thu nhận kích thích của sóng âm bằng một sơ đồ đơn giản.
- Phòng tránh các bệnh về tai.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh tai thường xuyên.
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Có những tật nào của mắt? Nguyên nhân và cách khác phục?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) Chúng ta có thể nghe được một bản nhạc, một bài hát là nhơ cơ quan phân tích thính giác. Vậy cơ quan phân tích thính giác có cấu tạo và hoạt động như thế nào? 
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (10’)
GV: Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào?
HS: Trình bày, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H.51.1, hoàn thành bài tập điền từ.
HS thảo luận, trình bày lên bảng, lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV yêu cầu HS xác định trên mô hình các bộ phận cấu tạo của tai? Nêu chức năng từng bộ phận?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2:(12’)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H.51.2
+ Trình bày cấu tạo của ốc tai?
+ Sóng âm sẽ truyền vào cơ quan coocti như thế nào?
HS trình bày
GV ghi lại các ý chính lên bảng. 
HS: Trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3 (8’)
GV: 
+Để tai hoạt động tốt cần lưu ý điều gì? Vì sao?
+ Hãy nêu các biện pháp giữ vệ sinh và bảo vệ tai?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức
GV: Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
Cơ quan phân tích thính giác gồm 3 bộ phận: 
+ Cơ quan thụ cảm: Các tế bào thụ cảm thính giác trong cơ quan coocti.
+ Dây thần kinh tính giác (dây VIII)
+ Vùng thính giác trên vỏ não ở thuỳ thái dương.
1. Cấu tạo của tai:
* Kết luận: Cấu tạo tai:
- Tai ngoài:
+ Vành tai: hứng sóng âm.
+ ống tai: hướng sóng âm.
+ Màng nhĩ: Khuếch đại âm.
- Tai giữa: 
+ Chuổi xương tai: truyền sóng âm
+ Vòi nhĩ: cân bằng áp suất 2 bên màng nhĩ.
- Tai trong: 
+ Bộ phân tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận cảm giác về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian
+ ốc tai: thu nhận kích thích sóng âm.
2. Chức năng thu nhân sóng âm
a. Cấu tạo ốc tai::
- ốc tai xương ở ngoài
- ốc tai màng ở trong gồm:
+ Màng tiền đình ở trên 
+ Màng cơ sở ở dưới có chứa cơ quan coocti là nơi tập trung các tế bào thụ cảm thính giác
b. Cơ chế truyền và thu nhận cảm giác âm thanh.
- Sóng âm từ noài làm rung màng nhĩ, qua chuổi xương tai truyền vào ốc tai. Tại đây, sóng âm làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch gây ra sự rung động của màng cơ sở và tuỳ vào tần số sóng âm mà gây hưng phấn tế bào thụ cảm thính giác tương ứng, làm xuất hiện xung thần kinh theo dây số VIII về vùng thính giác.
3. Vệ sinh tai
- Giữ vệ sinh tai thường xuyên.
- Bảo vệ tai: 
+ Không dùng vật nhọn chọc vào tai.
+ Vệ sinh mũi họng.
+ Chống, giảm tiếng ồn ở nơi ở, làm việc và học tập.
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
	Trình bày quá trình thu nhận sóng âm?
5. Dặn dò:(2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Đọc bài 52, tìm hiểu hoạt động của các loài vật nuôi trong gia đình.
Tiết: 54	Ngày soạn: ... / ... / ...
PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Nêu rõ ý nghĩa các phản xạ này đối với đời sống của sinh vật nói chung và con người nói riêng 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, rèn luyện nghiêm túc, chăm chỉ.
B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp, làm việc với SGK.
C. Chuẩn bị giáo cụ: 
1. Giáo viên: Tranh màu màu SGK
2. Học sinh: Đọc bài trước ở nhà
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Trình bày cấu tạo của ốc tai và quá trình thu nhận cảm giác âm thanh?
3. Nội dung bài mới: 
a, Đặt vấn đê: (2’) Hàng ngày chúng ta thực hiện rất nhiều các động tác, hoạt động nhằm thích ghi với môi trường sống. Tất cả những hoạt động đó đều là các phản xạ của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng các phản xạ này có thể khác nhau về bản chất. Vậy, có những loại phản xạ nào? Chúng khác nhau ở những đặc điểm gì? Chúng hình thành và biến mất trong cơ thể chúng ta ra sao?
b, Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (15’)
GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập bảng 52.1.
HS thảo luận, trình bày 
GV ghi nhanh đáp án của HS lên góc bảng (Chưa cần chữa bài)
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, giải thích các lựa chọn của nhóm mình.
HS: Giải thích
GV treo bảng đáp án:
PXKĐK: 1, 2, 4.
PXCĐK: 3, 5, 6.
HS: Hoàn thiện
GV: Thế nào là phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
HS: Trả lời
GV: Kết luận
Hoạt động 2: (8’)
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H.52.1 - 3
+ Mô tả thí nghiệm của Pavlov?
+ Để thành lập được pxcđk cần có những điều kiện gì?
+ Bản chất của quá trình hình thành pxcđk là gì?
HS trình bày
GV ghi lại các ý chính lên bảng. 
HS: Trao đổi, hoàn thiện kiến thức.
GV: Trong thí nghiệm trên, sau khi phản xạ đã được hình thành, nếu ta chỉ bật đèn mà không cho ăn trong nhiều lần thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
HS: Trả lời
GV: Nêu ý nghĩa của sự hình thành và ức chế pxcđk đối với đời sống con người?
HS: Trả lời
GV: Chốt lại kiến thức
Hoạt động 3 (7’)
GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 52.2
HS thảo luận, hoàn thành bảng, cử đại diện lên bảng trình bày.
Lớp trao đổi, bổ sung, hoàn thiện.
GV chốt bằng bảng phụ.
Gọi 1 - 3 HS đọc kết luận chung
1. Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
* Kết luận: 
- Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có không phải trải qua quá trình học tập.
- Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện.
2. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
a. Sự hình thành phản xạ có điều kiện
* Kết luận:
- Điều kiện để hình thành pxcđk:
+ Phải có sự kết hợp giữa một kích thích có điều kiện với một kích thích không điều kiện.
+ Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
- Thực chất của quá trình hình thành pxcđk là sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời nối các vùng của vỏ não.
b. ức chế phản xạ có điều kiện
* Kết luận:
- Khi pxcđk không được củng cố thì sẽ bị mất dần đi.
- ý nghĩa:
+ Đảm bảo sự thích nghi với môi trường sống và điều kiện sống luôn thay đổi.
+ Hình thành những thói quen, tập quá sống mới.
3.So sánh tính chất của pxcđk với pxkđk
* Kết luận: Bảng phụ (Phụ lục)
* Kết luận chung: SGK
4. Củng cố: (5’)
	Trả lời các câu hỏi phần "em có biết?"
5. Dặn dò: (2’)
- Học, trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc mục "Em có biết?"
- Xem trước bài mới
Phản xạ không diều kiện
Phản xạ có diều kiện
- Trả lời kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện.
- Bẩm sinh
- Không bị mất đi
- Có tính chất di truyền và chủng loại
- Số lượng có hạn
- Cung phản xạ đơn giản
- Trung ương TK nằm ở trụ não và tuỷ sống
- Trả lời kích thích bất kỳ hay kích thích có điều kiện đã được kết hợp với kích thích không điều kiện 1 số lần.
- Hình thành qua quá trình học tập
- Dễ mất khi không được củng cố.
- Không di truyền, mang tính cá thể.
- Cung phản xạ phức tạp, hìnhthành đường liên hệ tạm thời.
- Trung ương TK nằm ở võ não. 

Tài liệu đính kèm:

  • docsinh 8 tiet 4954 theo chuan.doc