Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên

? Khi có hai lực tác dụng lên cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực này gọi là 2 lực gì?

? Thế nào là 2 lực cân bằng?

+ GV dẫn dắt tìm hiểu về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.

. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc.

? Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật như thế nào?

? Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

? Vật sẽ chuyển động như thế nào?

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 5, Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính - Năm học 2010-2011 - Phạm Hữu Thiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/9/2010
Ngày dạy: 13/9/2010
Tuần: 05 – Tiết: 05
BÀI 05
	SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
I- MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
Nêu được một số ví dụ về hai lực cân bằng.Nhận biết đặc điểm hai lực cân bằng và biểu thị bằng véc tơ lực.
Từ dự đoán khoa học (về tác dụng hai lực cân bằng lên vật đang chuyển động) và làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán để khẳng định: “Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì vận tốc không đổi, vật sẽ chuyển động thẳng đều”. 
2. Kĩ năng: 
Nêu được một số ví dụ về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính biểu hiện trong một số trường hợp cụ thể. 
3.Thái độ: 
- Yêu thích bộ môn, yêu koa học. 	
II- CHUẨN BỊ
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
Dụng cụ để làm các TN H.5.3 (Máy A- Tút)– H.5.4 – Bài C8 c,d,e 
Đối với mỗi nhóm: 
2.Chuẩn bị của học sinh: 
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
HS vắng: 8a1 . . . . . . . . . . . . 8a2 . . . . . . . . . . . . .8a3 . . . .. . . . . . . . 8a4 . . . . . . . . . . . . . 
 8a5 . . . . . . . . . . . . . . 8a6 . . . . . . . . . . . . . . 8a7 . . . . . . . . . . . . . . 
2.Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
HS1: Gọi 01 em lên kiểm tra – Tất cả HS làm vào giấy nháp
 a/ Lực là đại lượng véc tơ được biểu diễn như thế nào?
 	 b/ Cho một vật đặt trên bàn (như hình vẽ). Hãy biểu diễn các lực sau đây:
	+ Điểm đặt tại A, chiều từ trái sang phải, cường độ FA = 10N
	+ Điểm đặt tại B, chiều từ phải sang trái, cường độ FB = 10N
Dự kiến: Để biểu diễn lực người ta dùng một mũi tên có:
. Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt)
. Phương và chiều là phương và chiều của lực
. Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước.
 GV: Gọi HS nhận xét, thống nhất cho điểm	
3.Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: (2 phút) 
+ Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, GV nêu câu hỏi: 
? Hai lực FA và FB gọi là hai lực gì? 
? Vật chuyển động hay đứng yên? (khi chịu tác dụng của hai lực này)
GV đặt vấn đề: 
? Nếu vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng sẽ như thế nào?
 -> GV giới thiệu Giảng bài mới 
Tiến trình bài dạy:
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
20/
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lực cân bằng 
+ Yêu cầu HS quan sát H 5.2
+ Yêu cầu HS đọc C1, dùng viết chì để biểu diễn các lực vào hình vẽ SGK. Yêu cầu vài nhóm nêu nhận xét.
? Khi có hai lực tác dụng lên cùng một vật mà vật vẫn đứng yên thì 2 lực này gọi là 2 lực gì?
? Thế nào là 2 lực cân bằng?
+ GV dẫn dắt tìm hiểu về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động.
. Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc.
? Khi các lực tác dụng lên vật không cân bằng nhau thì vận tốc của vật như thế nào?
? Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?
? Vật sẽ chuyển động như thế nào?
+ GV làm thí nghiệm kiểm chứng bằng máy A-Tút. Giới thiệu dụng cụ và mục đích thí nghiệm. Chú ý cho HS quan sát theo thứ tự các giai đoạn sau:
Ban đầu quả cân A đứng yên
Quả cân A chuyển động (H5.3)
Quả cân A tiếp tục chuyển động khi A’ bị giữ lại.
+ Lưu ý cho HS quan sát kỹ giai đoạn c.
+ GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi từ C2 -> C4.
? Tại sao ban đầu quả cân A đứng yên?
? Tại sao quả cân A cùng với A’ sẽ chuyển động nhanh dần?
? Khi quả cân A chuyển động qua lỗ K thì vật nặng A’ bị giữ lại. Lúc này quả cân A còn chịu tác dụng của những lực nào?
+ Dựa vào kết quả TN , GV cho HS làm C5.
? Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động ntn?
+ HS làm việc cá nhân., quan sát H5.2. 
C: Biểu diễn các lực tác dụng lên quyển sách, quả cầu, quả bóng. (như hình vẽ)
N: đại diện nêu nhận xét (mỗi vật chịu tác dụng của 2 lực, 2 lực này cùng đặt lên vật, có cường độ bằng nhau, có phương cùng nằm trên đường thẳng có chiều ngược nhau) 
C: Hai lực cân bằng
+ C: Vận tốc của vật sẽ bị thay đổi.
+ C: Dự đoán: vận tốc không thay đổi, vật chuyển động thẳng đều
+ HS theo dõi GV làm thí nghiệm. Quan sát và ghi kết quả thí nghiệm
+ HS tự đọc đề. Thảo luận nhóm hoàn thành các câu hỏi từ C2-> C5. Tham gia nhận xét.
C: Quả cân A chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là trọng lực và lực căng nên đứng yên.
C: -Khi chưa đặt A’ thì PA = T
- Đặt thêm A’ lên A thì A và A’ chuyển động nhanh dần vì: PA + P’A > T
C: Khi A’ bị giữ lại ở lỗ K, quả cân A chỉ còn chịu tác dụng của 2 lực cân bằng: và . 
C: Trả lời (sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều) 
I.Lực cân bằng:
1. Hai lực cân bằng là gì?
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
2/ Tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật đang chuyển động:
a/ Dự đoán:
b/Thí nghiệm kiểm tra: Máy A-Tút
c/ Kết luận :
Một vật đang chuyển động mà chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
15/
Hoạt động 2: Tìm hiểu về quán tính
+ GV tổ chức tình huống học tập giúp HS phát hiện quán tính . Cho HS đọc SGK.
+ Đưa ra một số ví dụ về quán tính mà HS thường gặp trong thực tế. Yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ...
+ GV thông báo về khái niệm quán tính
? Có 2 xe: một ô tô và 01 xe đạp đang chạy cùng vận tốc. Nếu hãm phanh cùng một lúc thì xe nào ngừng trước?
? Mức quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ GV tổ chức cho HS trả lời C6-C8
C6, C7: có thể cho Hs kiểm chứng lại bằng thí nghiệm
+ HS đọc SGK để thu thập thông tin 
+ HS nêu một số ví dụ về quán tính
+ Cá nhân theo dõi, trả lời
(xe đạp)
+ HS trả lời (mức quán tính phụ thuộc vào khối lượng, khối lượng càng lớn thì mức quán tính càng lớn)
+ Làm việc cá nhân trả lời C6, C7
C6: Búp bê ngã về phía sau
C7: Búp bê ngã về phía trước
+ Làm việc theo nhóm trả lời C8.
II. Quán tính
1. Nhận xét:
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
2. Vận dụng:
C6: -Khi xe đứng yên, búp bê đứng yên cùng với xe.
-Khi bất ngờ đẩy tới trước, phần chân của búp bê chuyển động tới trước cùng với xe nhưng do quán tính nên thân và đầu búp bê chưa kịp chuyển động
4. Tổng kết, giao nhiệm vụ: (1 phút)
Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào?
Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng, vật đang chuyển động sẽ chuyển động như thế nào?
Mức quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào? Làm thí nghiệm bài tập 5.7 (SBT). Yêu cầu HS giải thích cách làm? (Giật nhanh tờ giấy ra khỏi chén nước. Do quán tính, chén nước chưa kịp thay đổi vận tốc nên chén nước không bị đổ)
5.Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) 
Yêu cầu về nhà học thuộc phần ghi nhớ.
Về nhà làm các bài tập trong Sách bài tập từ 5.1 đến 5.15
Hướng dẫn 5.6:
	+ Khi vật đứng yên trên mặt bàn thì nó chịu tác dụng của những lực nào? ( và )
	+ Khi vật chuyển động thẳng đều với lực kéo 2N ()
IV.RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 05.doc