HOẠT ĐỘNG 1: KTBC- KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: HS nêu được vận tốc là gì, viết được công thức tính vận tốc, nêu được đơn vị của vận tốc.
Thời gian: 5
Cách tiến hành:
Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc như thế nào? Đơn vị vận tốc là gì?
ĐVĐ: Cung cấp thông tin về dấu hiệu của chuyển động đều, chuyển động không đều để học sinh rút ra đủ về mỗi loại HS nêu khái niệm vận tốc, viết công thức tính vận tốc, đơn vị của vận tốc.
Ngày soạn: 28.8.2010 Ngày dạy: 31.8.2010 Tiết 3 Chuyển động đều - chuyển động không đều I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình. Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc. 2. Kỹ năng: - Tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều. 3. Thái độ: Cẩn thận, tích cực, hợp tác, chính xác. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng 3.1. HS: mỗi nhóm 1bộ dụng cụ thí nghiệm, mỗi bộ gồm: 1 máng nghiêng, 1 bánh xe, 1 đồng hồ bấm giây. III. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm. IV. Cách tiến hành : Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: KTBC- khởi động Mục tiêu: HS nêu được vận tốc là gì, viết được công thức tính vận tốc, nêu được đơn vị của vận tốc. Thời gian : 5’ Cách tiến hành : Vận tốc là gì? Công thức tính vận tốc như thế nào? Đơn vị vận tốc là gì? ĐVĐ: Cung cấp thông tin về dấu hiệu của chuyển động đều, chuyển động không đều để học sinh rút ra đủ về mỗi loại HS nêu khái niệm vận tốc, viết công thức tính vận tốc, đơn vị của vận tốc. Hoạt động 1: Tìm hiểu về chuyển động đều và chuyển động không đều Mục tiêu: Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc. Thời gian : 10’ Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ 3.1 HS : Mỗi nhóm 1 máng nghiêng, 1 bánh xe, 1 đồng hồ bấm giây. Cách tiến hành : - Yêu cầu đọc thông tin SGK về chuyển động đều và chuyển động không đều - Yêu cầu học sinh đọc SGK và nghiên cứu câu 1, câu2 để trả lời ? Trên quãng đường nào trục bánh xe chuyển động đều, quãng đường nào chuyển động không đều trong thí nghiệm ? Trong câu 2 chuyển động nào là chuyển động đêu, chuyển động nào không đều - Đọc thông tin SGK và ghi vở - Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian - Làm thí nghiệm 2 theo nhóm và trả lời câu 1, câu 2 C1. Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động không đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 3s, trục lăn được các quãng đường AB, BC, CD không bằng nhau và tăng dần, còn trên đoạn đường DE, EF là chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3s trục lăn được quãng dường bằng nhau. C2. a) Là chuyển động đều b, c, d là chuyển động không đều. Hoạt động2: Tìm hiểu về vận tốc trung bình của chuyển động không đều Mục tiêu: Nêu được vận tốc trung bình là gì và tính được vận tốc trung bình của chuyển động không đều. Thời gian: 10’ Cách tiến hành: - Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK - Yêu cầu học sinh tính vận tốc của bánh xe trong các đoạn AB, BC, CD - Tổ chức cho học sinh tính toán ghi kết quả và giải đáp câu 3 trên đoạn AD trục bánh xe chuyển động như thế nào, chuyển động này là chuyển động đều hay không đều - Nêu rõ khái niệm vận tốc trung bình: Trong chuyển động không đều trung bình mỗi giây vật chuyển động được bao nhiêu mét thì ta nói vận tốc trung bình chuyển động này là bấy nhiêu m/s - Chú ý cho học sinh vận tốc trung bình trên quãng đường chuyển động không đều thường khác nhau. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường thường khác trung bình cộng của các vận tốc trung bình trên các quãng đường liên tiếp của cả đoạn đường đó - Đọc thông tin SGK - Tính đoạn đường lên được của bánh xe trong mỗi giây - Tính toán kết quả VAB = sAB/ tAB = 0.05/3= 0.017m/s VBC = 0.15/3 = 0.05 m/s VCD = 0.25/3 = 0.05 m/s - Chuyển động nhanh dần Lắng nghe ghi vở Hoạt động 4: Vận dụng - củng cố Mục tiêu: Vận dụng được công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều để làm bài tập. Thời gian: 15’ Cách tiến hành: GV: Nhấn mạnh lại chú ý - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK - Cho học sinh trả lời câu hỏi câu 4, câu 5, câu 6 Yêu cầu hs tự trả lời câu hỏi C7 C4. Chuyển động của ô tô từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều, 50km/h là vận tốc trung bình. C5. Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường là C6. s = vtb.t = 30.5 = 150 km Tổng kết và hướng dẫn về nhà (5’) GV chốt lại kiến thức cơ bản của bài Yêu cầu hs về nhà học thuộc lý thuyết Làm bài tập: 3.1;3.2; 3.3; 3.5 (SBT) Đọc trước bài 4. Biểu diễn lực
Tài liệu đính kèm: