Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp

Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp

I/MỤC TIÊU :

1.Kiến thức :

 - HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp

 - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách

 - Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí

2.Kĩ năng :

 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế

 - Kĩ năng hoạt động nhóm

3.Thái độ :

 - Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp

 -Ý thức bảo vệ môi trường

II/CHUẨN BỊ :

1.Chuẩn bị của giáo viên :

 - Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại

 - Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt

2.Chuẩn bị của học sinh :

 -Xem trước bài

 - Sưu tầm tư liệu như trên

 

doc 5 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 8 - Trường THCS Đạ MRông - Tiết 23: Vệ sinh hô hấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn:23/10/2010	
Tiết : 23 Ngày giảng: 	
BÀI 22 : VỆ SINH HÔ HẤP
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 - HS trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp 
 - Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập TDTT đúng cách 
 - Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí 
2.Kĩ năng :
 - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế 
 - Kĩ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ :
 - Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp 
 -Ý thức bảo vệ môi trường 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Hình ảnh ô nhiễm không khí và tác hại
 - Hình ảnh các vận động viên có rèn luyện tốt 
2.Chuẩn bị của học sinh :
 -Xem trước bài 
 - Sưu tầm tư liệu như trên 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
 -Thực chất sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì ?
 -Dung tích sống là gì ? Làm thế nào đểtăng dung tích sống ?
2.Mở bài : Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng thì hơn 25% bệnh nhân đến khám bác sĩ là do mắc bệnh đường hô hấp .Vậy nguyên nhân nào gây ra các hâu quả tai hại đó ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này .
3.Phát triển bài :
Hoạt động 1: Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại 
a.Mục tiêu :
 - Học sinh chỉ ra được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp 
 - Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại 
b.Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK .Trao đổi nhóm trả lời câu hỏi 
+Có những tác nhân nào gây hại tới hoạt động hô hấp ?
+Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại ?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung hoàn chỉnh kiến thức 
-GV tóm tắt thành 3 vấn đề:
+Bảo vệ môi trường chung 
+Môi trường làm việc 
+Bảo vệ chính mình 
-GV nêu câu hỏi : Em đã làm gì để tham gia bảo vệ môi trường trong sạch ở trường lớp?
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK bảng 22 trang 72 trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung và phân tích cơ sở của các biện pháp tránh các tác nhân gây hại 
-HS tự rút ra kết luận 
-Yêu cầu : Không vứt rác bừa bãi , xé giấy , khạc nhổ bừa bãi  Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia .
Tiểu kết 1:
- Các tác nhân gây hại cho đường hô hấp là :Bụi, chất khí độc , vi sinh vật  Gây nên các bệnh :Lao phổi , viêm phổi , ngộ độc , ung thư phổi 
- Biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân gây hại :
+Xây dựng môi trường trong sạch 
+Không hút thuốc lá 
+Đeo khẩu trang trong khi lao động và nơi có nhiều bụi
Hoạt động 2:Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
a.Mục tiêu :HS chỉ ra được lợi ích của việc tập luyện hít thở sâu từ nhỏ và xây dựng cho mình phương pháp tập luyện phù hợp có hiệu quả 
b.Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK Kết hợp thực tế trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+Vì sao khi tập luyện thể thao đúng cách thì cò được dung tích sống lí tưởng ? Giải thích vì sao khi hít thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp ?
-GV yêu cầu đại diện các nhóm trả lời 
-GV bổ sung thêm :
+Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích cặn 
+Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực 
+Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của khung xương sườn 
+Ở độ tuổi phát triển luyện tập thì khung xương sườn mở rộng sau tuổi đó thì không phát triển được nữa 
+Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ tăng hiệu quả hô hấp 
-GV nêu câu hỏi :
+Hãy đề ra biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khỏe mạnh ?
+Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Cá nhân tự nghiên cứu thông tin SGK , kết hộp thực tế rèn luyện của bản thân trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời yêu cầu :
+Tập thường xuyên từ nhỏ tăng thể tích lồng ngực 
+Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài 
-Đại diện nhóm trình bày nh1om khác bổ sung nhận xét 
-HS tự hòan thiện kiến thức 
-Học sinh tiếp tục trao đổi nhóm trả lời câu hỏi 
-Đại diện nhóm trình bày nhóm khác bổ sung 
-Học sinh tự rút ra kết luận 
Tiểu kết 2:
-Cần luyện tập thể dục thể thao phối hợp với tập thở sâu và nhịp thở thường xuyên từ bé sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh .
-Luyện tập thể dục thể thao phải vừa sức và rèn luyện từ từ 
4.Kết luận : Học sinh đọc kết luận SGK 
5.Kiểm tra đánh giá :
 -Trongmôi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp mỗi chúng ta cần phải làm gì đẻ bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình ?
6.Dặn dò :
-Học bài trả lời cau hỏi sách giáo khoa
-Đọc mục em có biết 
-Tìm hiểu về hô hấp nhân tạo
7.Rút kinh nghiệm:
..
Tuần: 12 Ngày soạn:25/10/2010	
Tiết : 24 Ngày giảng: 	
BÀI 23 : THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO
I/MỤC TIÊU :
1.Kiến thức :
 -Biết được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo 
 -Hiểu rão cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo 
 -Biết phương pháp hà hơi tổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực 
2.Kĩ năng :
 -Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế 
 -Kĩ năng hoạt động nhóm 
3.Thái độ :
 - Giáo dục ý thức bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp 
 - Sự yêu thương chăm sóc con người 
II/CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của giáo viên :
 - Chiếu cá nhân , gối bông cá nhân 
 - Gạc cứu thương và vải mềm 
2.Chuẩn bị của học sinh :
 - Chiếu cá nhân gối bông cá nhân 
 - Gạc cứu thươkng và vải mềm 	 
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:G V kiểm tra sự chuẩn bị của các tổ 
2.Mở bài :Đôi khi trong cuộc sống chúng ta có thể bị một số tai nạn không mong muốn ảnh hưởng tới hệ hô hấp thậm chí là gây ngừng thở hòan toàn . Nếu gặp trường hợp như thế chúng ta phải làm gì ?
3.Phát triển bài :
Hoạt động 1:Tìm hiểu các nguyên nhân làm gián đọan hô hấp 
a.Mục tiêu :Biết được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến gián đoạn hô hấp 
b.Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK trả lời câu hỏi 
+Có những nguyên nhân nào làm gián đọan hô hấp ?
-HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa tìm câu trả lời 
-Một học sinh trả lời HS khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết 1:Có các nguyên nhân :
-Khi bị chết đuối nước vào phổi cần loại bỏ nước 
-Khi bị điện giật cần ngắt dòng điện 
-Khi bị thiếu khí hay có nhiều khí độc 
Hoạt động 2: Tiến hành hô hấp nhân tạo 
a.Mục tiêu :HS biết được các bước tiến hành khi hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực 
b.Tiến hành :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu thông tin SGK Kết hợp thực tế trao đổi nhóm trả lời câu hỏi :
+Phương pháp hà hơi thổi ngạt được tiến hành như thế nào ?
+Gọi một làm nạn nhân giáo viên minh họa làm mẫu 
-GV yêu cầu 
+Thực hiện phương pháp ấn lồng ngực ở nhóm 
-GV giám sat các nhóm thực hiện và giúp đỡ các nhóm còn yếu 
-GV gọi vài nhóm kiểm tra 
-GV đánh giá công việc của các nhóm 
-HS nghiên cứu thông tin SGK ghi nhớ các thao tác 
-Một cìa HS trình bày học sinh khác nhận xét bổ sung 
-Tấp tiến hành trong nhóm và thay phiên nhau 
-Một vài nhóm biểu diễn thao tác của phương pháp ấn lồng ngực và trình bày từng thao tác các nhóm khác theo dõi nhân xét 
Tiểu kết 2:
-Phương pháp hà hơi thổi ngạt :
+Các bước tiến hành :SGK trang 76
+Chú ý :Nếu miệng nạn nhân bị cứng khó mở có thể dùng tay bịt miệngvà thổi vào mũi.Nếu tim đồng thời ngừng đập có thể vừa thổi ngạt vừa xoa bóp tim 
-Phương pháp ấn lồng ngực 
+Các bườc tiến hành : SGK 
+Chú ý :Cóthể đặt nạn nhân nằm sấp đầu hơi nghiên sang một bên .Dùng hai tay và sức nặng cơ thể ấn vòa phần ngực dưới phía lưng nạn nhân theo từng nhịp 
4.Kiểm tra đánh giá :
-GV nhận xét chung buổi thực hành về kết quả học tập và ý thức kỉ luật 
-Cho điểm các nhóm nhắc nhở rút kinh nghiệm nhóm yếu 
-HS dọn dẹp vệ sinh 
5.Dặn dò :
-Viết báo cáo thu hoạch theo mẫu SGK 
-Oân tập kiến thức hệ tiêu hóa lớp 7
7.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docCHU TUAN 12.doc