Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 16

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 16

Qua kết quả thí nghiệm ta rút ra được nhận xét gì? từ đó trả lời C1?

H: Khi nhúng chìm một vật vào chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng 1 lực lên vật, nâng vật lên.

? Hãy nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường hợp vật bị nhúng vào trong chất lỏng?

H: Lực này có điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.

G: Y/c HS hoàn thành cầu C2.

G(TB): Lực có đặc điểm trên được gọi là lực đẩy Acsimet. GV giới thiệu một vài nét về nhà bác học

Ac-si-met.

? Như vậy khi nhúng một vật vào trong chất lỏng, nó chịu tác dụng của những lực nào?

H: Trọng lực và lực đẩy Ac-si-met của chất lỏng.

G(đvđ) Độ lớn của lực đẩy Ac-si-met được xác định như thế nào? Phần II.

 

doc 22 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11 (Bài 10 ) : LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
A/ Phần chuẩn bị:
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-met, chỉ rõ đặc điểm của lực này.
Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-met, nêu tên các đại lượng và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức.
Giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp có liên quan.
Vận dụng được công thức tính lực đẩy Ac-si-met để giải các bài tập đơn giản.
Kỹ năng : Biết mô tả và làm các thí nghiệm trong bài.
Thái độ: Tự giác, tích cực học tập.
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sbt. Dụng cụ thí nghiệm H10.3
HS : Mỗi nhóm: 1 giá đỡ, 1 quả nặng, 1 lực kế, 1 cốc thủy tinh, nước.
 Cá nhân: đọc trước bài mới.
B/ Phần lên lớp:
Sĩ số:
 I/ Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 9? Chữa bài tập 9.1; 9.2; 9.4?
 Đáp án: - Ghi nhớ: sgk – 34
Bài tập: 
9.1: B ; 9.2: C
9.4: + Khi ống Tô-ri-xen-li thẳng đứng, pkq = pA(pA áp suất ở đáy cột Hg trong ống)
 + Khi ống bắt đầu nghiêng, hHg giảm nghĩa là pA<pkq. Do chênh lệch áp suất đó, Hg trong chậu bị đẩy vào ống Tô-ri-xen-li đến khi độ cao của Hg bằng độ cao ban đầu nghĩa là pA = pkq. Vì vậy khi để nghiêng ống thì chiều dài của cột Hg thay đổi còn chiều cao không đổi.
 II/ Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(2ph)
 G: Y/c HS quan sát H10.1 và đọc câu hỏi nêu ra ở đầu bài.
? Đọc to câu hỏi nêu ra ở đầu bài?
G: Có phải nước đã tác dụng 1 lực lên gàu nước khi gàu ngập trong nước hay không? 
 Bài mới.
 Hoạt động 2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (12ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
G: Y/c HS đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H10.2
? Nêu mục đích của thí nghiệm H10.2?
H: Kiểm nghiệm tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
? Nêu dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm?
H: Dụng cụ: giá đỡ, lực kế, quả nặng, cốc nước.
 Tiến hành: + Treo lực kế vào giá đỡ.
 + Móc quả nặng vào lực kế (đọc P)
 + Nhúng quả nặng vào trong nước (đọc P1)
? Dự đoán so sánh P và P1?
G: Y/c các nhóm làm thí nghiệm – thảo luận trả lời C1.
 Gọi đại diện các nhóm ghi kết quả thí nghiệm vào bảng sau:
Nhóm	P(N)	P1(N)	So sánh P và P1
? Qua kết quả thí nghiệm ta rút ra được nhận xét gì? từ đó trả lời C1?
H: Khi nhúng chìm một vật vào chất lỏng, chất lỏng đã tác dụng 1 lực lên vật, nâng vật lên.
? Hãy nêu đặc điểm của lực đã tác dụng lên vật trong trường hợp vật bị nhúng vào trong chất lỏng?
H: Lực này có điểm đặt vào vật, phương thẳng đứng, chiều hướng từ dưới lên.
G: Y/c HS hoàn thành cầu C2.
G(TB): Lực có đặc điểm trên được gọi là lực đẩy Acsimet. GV giới thiệu một vài nét về nhà bác học 
Ac-si-met.
? Như vậy khi nhúng một vật vào trong chất lỏng, nó chịu tác dụng của những lực nào?
H: Trọng lực và lực đẩy Ac-si-met của chất lỏng.
G(đvđ) Độ lớn của lực đẩy Ac-si-met được xác định như thế nào? Phần II.
I/ Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
P: Trọng lượng của vật
P1: Trọng lượng của vật khi nhúng chìm trong nước.
C1: P1< P chứng tỏ chất lỏng đã tác dụng vào vật nặng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên.
C2:
* Kết luận:  dưới lên trên theo phương thẳng đứng. 
 Lực này gọi là lực đẩy Ac-si-mét.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acsimet (14ph)
G: Ta đã biết lực này do nhà bác học Acsimet tìm ra, vậy ông đã dự đoán độ lớn của lực này như thế nào? đọc sgk mục 1 phần II tìm hiểu về dự đoán của ông.
H: Đọc sgk và tự ghi vở dự đoán của Acsimet.
G: Người ta làm nhiều thí nghiệm khác nhau để kiểm tra dự đoán này và đều khảng định dự đoán trên là đúng. Trong sgk thí nghiệm H10.3 giới thiệu một cách để kiểm tra dự đoán. Hãy nghiên cứu thí nghiệm H10.3 sgk – 37.
G: Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và làm thí nghiệm kiểm tra theo 3 bước a, b, c như trong sgk.
B1: Treo cốc A chưa đựng nước và vật nặng vào lực kế. Lực kế chỉ giá trị P1.
H: Lên bảng đọc số chỉ của lực kế và ghi kết quả ra bảng.
 B2 : Nhúng vật nặng vào bình tràn đựng đầy nước, hứng nước tràn ra vào cốc B. Lực kế chỉ giá trị P2.
H: Đọc kết quả, ghi bảng P2.
? So sánh P2 và P1 ? Chứng tỏ điều gì?
H: P2 <P1 . Chứng tỏ vật nặng bị chất lỏng đẩy lên 1 lực.
? Độ lớn của lực đẩy được tính như thế nào?
H: bằng P1 – P2
? So sánh thể tích nước tràn ra với thể tích của vật nặng?
H: Bằng nhau
B3: Đổ nước ở cốc B vào cốc A. Lực kế chỉ P1.
H: Đọc kết quả và ghi ra bảng.
? Lực kế lại chỉ P1 cho ta biết điều gì?
H: Chứng tỏ lực đẩy Acsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.
G: Y/c HS dựa vào kết quả thí nghiệm trên thảo luận trả lời C3.
G: Từ khẳng định trên ta xây dựng công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet.
? Nêu công thức tính trọng lượng theo V và trọng lượng riêng d? Từ đó suy ra công thức tính FA?
H: P = d. V FA = d.V
G(Lưu ý): V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. Khi nhúng chìm vật trong chất lỏng thì thể tích này bằng thể tích của vật.
? Như vậy độ lớn của FA phụ thuộc vào những yếu tố nào?
H: Phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng (d) và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (V).
II/ Độ lớn của lực đẩy Acsimet:
1. Acsimet dự đoán: Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng (FA) bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra:
 H 10.3 (sgk – 37)
C3: Gọi FA là độ lớn của lực đẩy Acsimet. P là trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
+ Khi nhúng vật trong nước (H10.3b) ta thấy P2 < P1 , chứng tỏ vật nặng bị chất lỏng đẩy lên một lực FA và FA = P1 – P2 (1)
+ Đổ phần nước tràn ra vào cốc A (H10.3c) lực kế lại chỉ P1, chứng tỏ:
 P + P2 = P1 
 P = P1- P2 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: FA = P
Vậy dự đoán của Acsimet là đúng.
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet: 
 FA = d . V
FA . Lực đẩy Acsimet (N)
d. Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
V. Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
Hoạt động 4: Vận dụng (7 ph)
G: Y/c cá nhân HS nghiên cứu C4, C5, C6 sau đó thảo luận cả lớp để đưa ra câu trả lời đúng.
- ở câu C5 cần y/c HS chỉ rõ cái gì đã biết và yêu cầu gì? dựa vào công thức FA = d . V trả lời.
- ở câu C6 GV nhấn mạnh lực đẩy Acsimet không phụ thuộc vào chất làm vật.
- C7 giáo viên HD HS về nhà làm tương tự thí nghiệm H10.3 chỉ khác là thay lực kế bằng cân.
III/ Vận dụng:
C4: Kéo gàu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn khi kéo gàu trong không khí, vì gàu chìm trong nước bị nước tác dụng 1 lực đẩy Acsimet hướng từ dưới lên do đó lực kéo tác dụng lên gàu nhỏ hơn trọng lượng của gàu. 
C5: Hai thỏi nhôm, đồng có thể tích V bằng nhau, được nhúng chìm trong cùng một chất lỏng (d như nhau). Do đó lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai thỏi bằng nhau.
C6: Hai thỏi đồng có thể tích V bằng nhau nhưng được nhúng chìm trong hai chất lỏng khác nhau (d khác nhau).
 Vì dnước > ddầu (10 000 > 8000)
Nên lực đẩy Acsimet tác dụng lên thỏi đồng nhúng trong nước lớn hơn.
C7: BTVN
 Hoạt động 5: Củng cố (3ph)
 G: Y/c HS đọc ghi nhớ của bài và lưu ý HS: Các kết luận trên được áp dụng cho cả chất khí. Nhưng vì trọng lượng riêng của không khí nhỏ nên lực đẩy Acsimet do không khí tác dụng lên vật chỉ đáng kể khi vật rỗng, có kích thước lớn (kinh khí cầu) hoặc vật rỗng có trọng lượng nhỏ (bóng bay)
? (kh): Nếu nhúng vật vào trong chất lỏng càng nhiều thì có nhận xét gì về lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật? Vì sao?
H: Càng lớn, vì khi đó thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ càng lớn.
?(kh): Nếu nhúng vật chìm càng sâu vào trong chất lỏng thì lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật càng lớn đúng không? Vì sao?
H: Không. Vì FA không phụ thuộc vào độ sâu của vật trong chất lỏng mà chỉ phụ thuộc vào thể tích nước bị chiếm chỗ và trọng lượng riêng d của chất lỏng.
III/ Hướng dẫn về nhà: (2ph)
 - Học thuộc bài và ghi nhớ
 - Đọc “Có thể em chưa biết”
 - BTVN: 10.1 10.6 (SBT)
 HD:
 Yêu cầu: Mỗi HS kẻ sẵn một báo cáo thực hành (sgk -42) chuẩn bị cho tiết sau thực hành. Tự trả lời các câu hỏi trong bài thực hành.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 12 (Bài 11 ) : Thực hành
NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY ACSIMET
A/ Phần chuẩn bị:
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet, nêu được đúng tên và đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
Kỹ năng : Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có. Sử dụng được lực kế, bình chia độ,  để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn của lực đẩy Acsimet.
Thái độ:
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sbt.
HS :+ Cá nhân: Học và làm BTVN; kẻ báo cáo thí nghiệm theo HD.
 + Mỗi nhóm: 1 lực kế(GHĐ 3N); 1 vật nặng; 1 bình chia độ 100ml; 1 đế sắt có móc treo; 1 bình nước; 1 khăn lau khô.
B/ Phần lên lớp:
 * Sĩ số:
 I/ Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức? (C4)
 Đáp án: Công thức: FA = d . V 
 Trong đó: FA: Lực đẩy Acsimet (N)
 d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
 ? Trả lời C5?
 H: Cần đo 2 đại lượng:
 + Lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật nhúng chìm trong nước (FA)
 + Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ (Pnước = d. V)
G: Y/c HS tự điền vào báo cáo câu trả lời C4, C5.
 II/ Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1:Nghiên cứu nội dung thực hành – Tiến hành làm thí nghiệm (33ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
? Nêu MĐ của tiết thực hành?
H: Nghiệm lại lực đẩy Acsimet.
? Nghĩa là ta phải làm gì?
H: Bằng thí nghiệm kiểm tra công thức tình lực đẩy Acsimet.
G: Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm. Y/c HS đọc sgk tìm hiểu thí nghiệm H11.1; 11.2.
? Để đo lực đẩy Acsimet người ta làm thí nghiệm như thế nào?
H: Đo trọng lượng P của vật
 Đo hợp lực F của các lực tác dụng lên vật.
? Trả lời C1?
G: Nhắc HS khi làm thí nghiệm ta tiến hành 3 lần lấy giá trị TB điền vào báo cáo.
G: Y/c HS quan sát H11.3; 11.4 đọc sgk tìm hiểu cách làm thí nghiệm để đo trọng lượng của phần nước có thể tích bằng thể tích của vật.
G: Để đo trọng lượng phần nước có thể tích bằng thể tích của vật, trước hết ta cần XĐ thể tích phần nước cần đo trọng lượng.
? Làm thế nào để XĐ thể tích phần nước đó?
H: Đo thể tích của vật 
(Vì Vvật = Vnước)
? Muốn đo V của vật không thấm nước = bình chia độ người ta làm ntn?
H: + Đo V1 (thể tích nước trong bình khi chưa có vật)
 + Cho vật vào bình
 + Đo V2 (thể tích nước trong bình khi nhúng vật trong đó)
? Trả lời C2?
G: HD HS đo trọng lượng của chất lỏng có V bằng V vật:
Dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước khi nước ở mức 1 (V1) ghi P1 = ..
Đổ nước vào bình đến mức 2(V2), dùng lực kế đo trọng lượng của bình nước ở mức 2 ghi P2 = 
? Trả lời C3?
G: Y/c HS làm thí nghiệm 3 lần rồi ghi kết quả vào báo cáo bảng 11.2 (42 – sgk). Các nhóm thảo luận trả lời phần 4 trong báo cá ... Có thể em chưa biết” để giải thích vì sao công A2 đưa vật lên cao S(m) bằng RRĐ lại lớn hơn công A1 đưa vật lên cao S(m) trực tiếp?
G(giải thích): Trong thực tế các máy cơ đơn giản bao giờ cũng có ma sát công A2 thực hiện phải để thắng ma sát và nâng vật lên. Khi đó công A2 là công toàn phần, công để nâng vật lên là công có ích, công để thắng ma sát là công hao phí. Công toàn phần = công có ích + công hao phí.
 Trong khi đó A1 là công để nâng vật lên khi không có ma sát (hoặc ma sát không đáng kể) tức là khi kéo vật lên 1 cách trực tiếp theo phương thẳng đứng thì công toàn phần = công có ích. Do đó A2 > A1
? Vậy định luật bảo toàn công chỉ thật đúng trong trường hợp nào?
H: Trường hợp không có ma sát hoặc ma sát không đáng kể.
G(TB): Tỉ số giữa công có ích và công toàn phần gọi là hiệu suất của máy(H).
Nếu A1 là công có ích; A2 là công toàn phần thì:
 H = . 100%
 Vì A1 luôn nhỏ hơn A2 nên hiệu suất của máy luôn nhỏ hơn 100%
? Hiệu suất của máy càng lớn khi nào?
H: Khi công có ích càng lớn (hoặc công hao phí càng nhỏ).
I/ Thí nghiệm: H14.1 (sgk-49)
C1: F1 = 2F2 
 F2 = F1
C2: S2 = 2 S1
C3: A1 = A2 =  J
C4: Dùng ròng rọc động được lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi, nghĩa là không được lợi gì về công.
II/ Định luật về công:
 Sgk - 50
 Hoạt động 3: Làm BT vận dụng định luật về công (15ph)
G: Yc HS nghiên cứu C5.
? Bài cho biết gì? Yc gì?
G: vẽ hình minh họa và ghi tóm tắt.
? Cho biết có những lực nào tác dụng vào vật? Biểu diễn các lực đó trên hình vẽ?
G: ở đây ta sử dụng MCĐG đưa vật lên cao. Hãy dựa vào định luật về công để so sánh câu a.
? ở hình a: dùng mặt phẳng nghiêng được lợi bao nhiêu lần về lực? Vì sao?
H: Vì l1 = 4 . h tức là thiệt 4 lần về đường đi nên lợi 4 lần về lực.
? ở hình b được lợi mấy lần về lực? Vì sao?
H: Vì l2 = 2 . h nên được lợi 2 lần về lực.
G: Gọi công thực hiện khi kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng a là 
A1, theo mặt phẳng nghiêng b là A2.
? Theo định luật về công em có nhận xét gì về A1 và A2? Vì sao?
? Có nhận xét gì về công kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng và công kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng? Vì sao?
H: Bằng nhau, vì dùng MCĐG không được lợi gì về công.
? So sánh F và P? Vì sao?
H: Dùng RRĐ được lợi 2 lần về lực tức là: F < P và F = 
? Tính h? Vì sao?
? Nêu cách tính công nâng vật lên? Có mấy cách?
H: Có 2 cách:
 + Tính công theo P và h
 + Tính công theo F và S
G(Lưu ý): Khi tính công của lực phải XĐ rõ lực nào nhân với quãng đường dịch chuyển của lực đó.
III/ Vận dụng:
C5: 
h = 1m
l1 = 4m
l2 = 2m
P = 500 N
(bỏ qua ma sát)
------------------
a) So sánh F1 và F2
b) So sánh A1 và A2
c) A1 = ?; A2 = ?
Giải:
a) Theo định luật về công:
Ha: l1 = 4.h F1 = 
Hb: l2 = 2.h F2 = 
 F1 < F2 và 2F1 = F2
 Vậy dùng mặt phẳng nghiêng ở hình a kéo với lực nhỏ hơn 2 lần khi kéo ở hình b.
b) Theo định luật về công, công thực hiện trong 2 trường hợp bằng nhau: A1 = A2
c) Vì công của lực kéo vật lên theo mặt phẳng nghiêng cũng bằng công của lực kéo vật trực tiếp lên theo phương thẳng đứng.
 Do đó: A = F . S 
 hay A = P . h = 500 N . 1 m = 500 J
Vậy A = 500 J
C6: 
P = 420 N Giải:
S = 8 m a) Dùng RRĐ được lợi 2 lần 
(bỏ qua ma sát) về lực tức là:
-------------- F = 
a) F = ? Nhưng lại thiệt 2 lần về đường
 h = ? đi tức là: S = 2. h
b) A = ? h = 
 b) Công nâng vật lên là:
 A = P . h = 420 . 4 = 1680(J)
 Hoặc: A = F . S = 210 . 8 = 1680 (J)
 ĐS: a) 210N; 4m
 b) 1680 J
III/ Hướng dẫn về nhà: (2ph)
Học thuộc bài, ghi nhớ, đọc “Có thể em chưa biết”
BTVN: 14.1 đến 14.7 (SBT)
Ngày soạn:
 Ngày giảng:8A................................
 8B...............................
 8C...............................
 8D...............................
 8E............................... 
Tiết 16 (Bài 15 ) : CÔNG SUẤT
A/ Phần chuẩn bị:
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1 giây, là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy VD minh họa.
Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
Kỹ năng : Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để XD khái niệm về đại lượng công suất.
Thái độ:
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sbt; Tranh vẽ to hình 15.1
HS : Học và làm BTVN.
B/ Phần lên lớp:
 * Ổn định tổ chức: KTSS
8A
8B
8C
8D
8E
 I/ Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: 
HS 1: Phát biểu định luật về công? Chữa BT 14.1 (SBT)
HS 2: Chữa BT 14.4 (SBT)
 Đáp án: 
 HS 1: - Định luật về công: sgk – 51
 - Bài 14.1: Chọn E (theo định luật về công)
 HS2: Bài 14.4(SBT):
 h = 7m Giải:
 F = 160 N Dùng RRĐ được lợi 2 lần về lực Trọng lượng của vật 
 Dùng RRĐ là: P = 2. F = 2 . 160 = 320 (N)
 ------------- Vậy công mà người công nhân đó thực hiện là:
 A = ? A = P . h = 320 . 7 = 2240 (J)
 Cách khác: Dùng RRĐ thiệt 2 lần về đường đi Vật được 
 nâng lên cao 7m thì đầu dây tự do phải kéo đi một đoạn 
 14m. Do đó công mà người công nhân thực hiện là:
 A = F . S = 160 . 14 = 2240 (J)
 ĐS: 2240 J
 II/ Bài mới:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(13 ph) 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
G: Y/c HS quan sát hình 15.1(sgk) và đọc thông tin ở mục I. Sau đó yêu cầu HS tóm tắt đề bài
? Dự đoán ai làm việc khỏe hơn?
H: dự đoán An hoặc Dũng.
G: Y/c HS thảo luận nhóm bàn trả lời C1, C2, C3.
 Sau đó gọi 1 HS lên bảng làm C1. Dưới lớp tự làm bài vào vở.
G: Gọi đại diện nhóm trả lời C2(có yêu cầu giải thích)
H: a) Sai. Vì còn thời gian thực hiện của 2 người khác nhau.
b) Sai, vì công thực hiện của hai người khác nhau.
c) Đúng
d) Đúng.
? Nếu theo phương án c thì so sánh như thế nào?
G(gợi ý): Nếu để thực hiện cùng một công là 1J thì thời gian thực hiện của mỗi người được tính như thế nào?
H: t1 = tA/A1; t2 = tD / A2
Sau đó so sánh t1 và t2. Ai có thời gian thực hiện nhỏ hơn thì người đó làm nhanh hơn.
G: Như vậy theo phương án c anh Dũng thực hiện công nhanh hơn.
? So sánh theo phương án d?
H: Tính công thực hiện của mỗi người trong cùng một giây sau đó so sánh 2 công đó.
G: Y/c HS dựa vào kết quả C2 hoàn chỉnh C3.
H:
+ Theo phương án 1(c) :
 (1): Dũng
 (2): Để thực hiện cùng một công là 1 J thì anh Dũng mất ít thời gian hơn.
+ Phương án 2: (d) ghi bảng
G: Y/c 1 HS đọc to lại câu C3 đã hoàn chỉnh.
G(nhấn mạnh): Dù có so sánh bằng cách nào thì kết quả vẫn là duy nhất.
G(TB): Trong vật lí, để biết người nào (máy nào) thực hiện công nhanh hơn (làm việc khỏe hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong cùng một giây như cách so sánh ở phương án d.
 Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người (máy móc) gọi là công suất.
? Vậy công suất là gì?
I/ Ai làm việc khỏe hơn?
(H 15.1)
Tóm tắt:
h = 4 m
P1 = 16 N
FA = 10.P1 ; tA = 50s
FD = 15. P1 ; tD = 60s
-------------------------
Ai làm việc khỏe hơn?
C1: Công của Anh An thực hiện:
A1 = FA . h = 10 . 16. 4 = 640 (J)
Công của Anh Dũng thực hiện:
A2 = FD . h = 15. 16. 4 = 960 (J)
C2: Cả hai phương án c và d đều đúng.
* Theo phương án c: Để thực hiện cùng một công là 1 J thì:
 Anh An phải mất 1 khoảng thời gian là:
t1 = 
Anh Dũng phải mất 1 khoảng thời gian:
t2 = 
Ta thấy: t2 < t1. Do đó Anh Dũng làm việc khỏe hơn.
* Theo phương án d: 
 Thời gian kéo của anh An là 50 giây, thời gian kéo của anh Dũng là 60 giây.
Nếu xét trong cùng thời gian là 1 giây.
 Anh An thực hiện được một công là:
A1= 
Anh Dũng thực hiện được một công là:
A2= 
Ta thấy A2 > A1. Do đó anh Dũng làm việc khỏe hơn.
C3: 
* Kết luận: Anh Dũng làm việc khỏe hơn, vì trong cùng thời gian 1 giây anh Dũng thực hiện được công lớn hơn.
 Hoạt động 2: Thông báo kiến thức mới: Khái niệm công suất (7ph)
G:Y/c HS tự đọc thông tin ở mục II
? Công suất là gì? Công thức tính?
? Nêu nhận xét về quan hệ giữa 2 đại lượng P và t?
H: Khi A không đổi thì P ~ 
G: Y/c HS tự đọc thông tin mục III để tìm hiểu đơn vị của công suất.
? Đơn vị chính của công suất là gì? Mối quan hệ giữa đơn vị W với đơn vị J và s ?
G giới thiệu các đơn vị bội của W.
? Từ công thức P = ta có thể tính A như thế nào?
G: Như vậy nếu biết P và t ta có thể tính A theo công thức A = P . t
II/ Công suất:
* Khái niệm: 
 Công suất là công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian.
* Công thức: (1) P = 
 A - Công thực hiện được (J)
 t – Thời gian thực hiện công đó(s)
 P – Công suất
III/ Đơn vị công suất:
- Đơn vị chính: Oát (W)
1W = 
- Đơn vị bội:
 Ki-lô-oát (kW): 1kW = 1000W
 Mê-ga-oát(MW): 1MW = 1 000 000W
Từ (1) ta có: A = P . t
Hoạt động 4: Vận dụng ( ph)
G: Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C4, C5, C6. Sau đó gọi 3 HS đồng thời lên bảng giải C4, C5, C6; HS dưới lớp tự làm ra nháp; tổ chức thảo luận và xác định kết quả đúng.
? Nói công suất của Anh Dũng là 16W em hiểu nghĩa là gì?
H: Trong 1s, anh Dũng thực hiện được 1 công là 16J
? Muốn so sánh P1 và P2 ta cần xác định đại lượng nào?
H: Cần so sánh công thực hiện.
? Nêu nhận xét về công của máy cày và công của con trâu trong bài toán? Vì sao?
H: Bằng nhau. Vì cùng cày một sào đất (khối lượng công việc như nhau).
? Nhận xét gì về 2 đại lượng P và t trong trường hợp này? Vì sao?
H: tỉ lệ nghịch. Vì A không đổi.
G(Lưu ý): Khi A không đổi thì nên dựa vào mối tương quan tỉ lệ nghịch của P và t để giải.
? Dựa vào công thức nào để tính P? muốn tính P ta cần biết gì?
 H: P = A/t Tính A và t(s)
? Để tính A cần biết đại lượng nào?
H: cần biết S (m)
? Dựa vào đâu để tính S(m) và t(s)?
H: Dựa vào v = 9km/h.
IV/ Vận dụng:
C4: Tóm tắt: Giải: 
A1 = 640J ; t1 = 50s Công suất của anh An là:
A2 = 960 J ; t2 = 60 s P1 = 
-------------------------- Công suất của anh Dũng là:
P1 = ? ; P2 = ? P2 = 
 ĐS: 12,8W; 16W
C5: t1 = 2h = 120 ph ; t2 = 20 ph
 -------------------------------
 So sánh P1 và P2?
Giải:
Cùng cày một sào đất nghĩa là công thực hiện của trâu và máy là như nhau. Tức là: A1 = A2 = A.
* Cách 1: Ta thấy t1 = 6. t2
 Do P và t là hai đại lượng tỉ lệ nghịch nên P2 = 6. P1
 Vậy máy cày có công suất lớn hơn và lớn hơn 6 lần.
* Cách 2: 
 Công suất của trâu và máy cày là:
P1 = ; P2 = 
 P2 = 6 . P1
C6: 
 v = 9km/h ; F = 200 N
 --------------------------------
P = ? ; 
b) c/m P = F . v
Giải: 
a)Vì v = 9km/h nên trong 1h (3600s) con ngựa kéo xe đi được quãng đường là: S = 9km = 9000m
 Công của lực kéo của con ngựa trên đoạn đường S là: A = F . S = 200N. 9 000m = 1 800 000 J
Vậy công suất của con ngựa là:
P = 
b) Công suất của ngựa :
 P = (đpcm)
 ĐS: 500W
III/ Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc bài, ghi nhớ, đọc thêm “Có thể em chưa biết”
BTVN: Từ bài 15.1 bài 15.6(SBT)
 HD:
Về nhà ôn từ bài 1 đến bài 16 kể cả lí thuyết và bài tập. Tiết sau kiểm tra học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docT11- T16.doc