Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - Mét

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - Mét

II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét:

1. Dự đoán:

Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

2. Thí nghiệm kiểm tra: hình 10.3 SGK.

B1: Đo P1 của cốc và vật.

B2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2.

B3: so sánh P2 và P1

 P2 <>

 P2 + Fđầy = P1

B4: Đổ nước tràn ra vào cốc:

 P1 = P2 + Pnước tràn ra.

Kết luận: Pđẩy = Pnước tràn ra.

3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét.

Trong đó:

d: trọng lượng riêng của chất lỏng.

V: Thể tích mà vật chiếm chỗ.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 10: Lực đẩy Ác - Si - Mét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	
Ngày dạy :	
Tiết PPCT:	
Tuần:	
BÀI 10. LỰC ĐẨY ÁC – SI – MÉT 
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: 
- Học sinh nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại lực đẩy của chất lỏng (lực đẩy Ác-si-mét), chỉ rõ đặc điểm của lực này.
- Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức. 
2. Về kỹ năng:
- Vận dụng công thức tính lực đẩy Ac-si-mét để giải thích các hiện tượng đơn giản.
3. Về thái độ:
- HS có ý thức quan sát hiện tượng, thí nghiệm để rút ra nhận xét. 
II. Trọng tâm bài dạy và những chuẩn bị cần thiết:
1. Trọng tâm:
- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
- Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét
2. Chuẩn bị:
- GV: Nghiên cứu bài 10 trong SGK, Dụng cụ TN như hình 10.2, hình 10.3.
- HS: Tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Các hoạt động học – dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra sĩ số:
3. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
HS1: Yêu cầu HS giải bài tập 9.1, 9.2, 9.3 SBT.
HS2: Yêu cầu HS làm bài tập 9.5 SBT
4. Tổ chức hoạt động dạy học: 
Giới thiệu bài: SGK ( 2 phút)
Trợ giúp của giáo GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: (12 phút)
Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó.
Yêu cầu HS nghiên cứu TN ở hình 10.2.
? Thí nghiệm gồm có những dụng cụ gì?
? Bước tiến hành thí nghiệm?
Tiến hành làm TN như hình 10.2 cho HS quan sát.
Yêu cầu HS trả lời C1
Yêu cầu HS rút ra kết luận C2.
1 giá treo, 1 cốc nước, 1 lực kế, 1 quả nặng.
Hình a: dùng lực kế đo trọng lượng của quả nặng khi đặt ngoài không khí.
Hình b: nhúng quả nặng chìm trong nước, xem lại giá trị của lực kế.
Quan sát TN, ghi lại kết quả.
Trả lời C1.
Trả lời C2.
I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó:
1. Thí nghiệm 1: hình 10.2 SGK.
B1: Treo vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P.
B2: Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1
Nhận xét: P1 < P
2. Kết luận: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Đó chính là lực đẩy Ac-si-mét.
Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét (12 phút)
Yêu cầu HS đọc dự đoán và mô tả tóm tắt dự đoán.
Cho HS trao đổi nhóm nghiên cứu TN hình 10.3 và nêu phương pháp TN.
GV tiến hành làm TN như hình 10.3 và yêu cầu HS:
+ Đọc P1 của cốc, vật.
+ Đọc P2 khi nhúng quả nặng vào bình tràn.
+ Đọc P3 khi đổ nước từ cốc B sang cốc A.
+ So sánh P1 và P3.
? Qua TN trên em rút ra được nhận xét gì?
? Fđẩy của chất lỏng lên vật được tính bằng công thức nào?
Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
+ Đọc P1
+ Đọc P2
+ Đọc P3
+ P1 = P3
Fđẩy = Pnước mà vật chiếm chỗ.
Fđẩy = d.V
Với:
 d: trọng lượng riêng của chất lỏng.
V: Thể tích mà vật chiếm chỗ.
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét:
1. Dự đoán:
Độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
2. Thí nghiệm kiểm tra: hình 10.3 SGK.
B1: Đo P1 của cốc và vật.
B2: Nhúng vật vào nước, nước tràn ra cốc, đo trọng lượng P2.
B3: so sánh P2 và P1
 P2 < P1
 " P2 + Fđầy = P1
B4: Đổ nước tràn ra vào cốc:
 P1 = P2 + Pnước tràn ra.
Kết luận: Pđẩy = Pnước tràn ra.
3. Công thức tính độ lớn của lực đẩy Ac-si-mét.
FA = d.V
Trong đó:
d: trọng lượng riêng của chất lỏng.
V: Thể tích mà vật chiếm chỗ.
Hoạt động 3: Vận dụng - Củng cố - Dặn dò (10 phút)
Yêu cầu HS giải thích hiện nêu ở đầu bài.
Cho HS thảo luận nhóm trả lời C5, C6.
GV có thể hướng dẫn HS:
? Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào yếu tố nào?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
Đọc phần có thể em chưa biết
Yêu cầu HS giải bài tập trong SBT 
Yêu cầu HS về nhà học bài và hoàn thành các câu “C” trong bài
Chuẩn bị bài thực hành:
- Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành.
- Kẻ bảng báo cáo TN vào giấy.
Khi gầu nước ngập dưới nước thì bị nước tác dụng một lực đẩy Ac-si-mét hướng từ dưới lên.
Phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
III. Vận dụng:
C5: 
 FAnhôm= d.Vnhôm
 FAthép= d.Vthép
 Mà: Vnhôm = Vthép
 g FAnhôm = FAthép
C6: 
FA1 = dd.V
FA2 = dn.V
Vì dd < dn Ž FA1 < FA2
g thỏi nhúng trong dầu có lực đẩy chất lỏng nhỏ hơn.
* Giáo dục môi trường: Mọi vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng đẩy thẳng đứng từ dưới lên với một lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. 
Các tàu thuỷ lưu thông trên biển, trên sông là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hoá chủ yếu giữa các quốc gia. Nhưng động cơ của chúng thải ra rất nhiều khí gây ô nhiễm môi trường.
* Biện pháp: Tại các khu du lịch nên sử dụng tàu thuỷ dùng nguồn năng lượng sạch (năng lượng gió) hoặc kết hợp giữa lực đẩy của động cơ và lực đẩy của gió để đạt hiệu quả cao nhất
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 10 vat ly 8.doc