Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến

* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học

GV: treo tranh vẽ để cho học sinh quan sát thông báo cho học sinh biết ở trường hợp 1 con bò thực hiện công cơ học; trường hợp 2 lực sĩ không thực hiện công cơ học

Vậy em nào có thể cho biết khi nào có công cơ học ?

HS: khi có lực tác dụng làm cho vật chuyển dời

GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi C2 rút ra kết luận

HS:

C2: (1) lực . (2) chuyển dời

GV: yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận vào vở

* Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học

GV: lần lượt nêu các câu hỏi C3, C4 yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời

HS: thảo luận nhóm trả lời

- C3: các trường hợp có công cơ học a, c, d

- C4: cả 3 câu a, b, c

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 15, Bài 13: Công cơ học - Năm học 2008-2009 - Hoàng Văn Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường thcs rờ kơI 	Giáo viên: Hoàng Văn Chiến
Tuần:15	Ngày soạn: 24/11/2008 
Tiết: 15	Ngày dạy: 26/11/2008 
Bài 13: công cơ học
I. Mục tiêu:
- Nêu được các thí dụ khác trong SGK về các trường hợp có công cơ học và không có công cơ học, chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp đó.
- Phát biểu được công thức tính công, nêu được tên các đại lượng và đơn vị, biết vận dụng công thức A = F.S để tính công trong trường hợp phương của lực cùng phương với chuyển dời của vật.
II. Chuẩn bị: Tranh vẽ (SGK)
- Con bò kéo xe; vận động viên cử tạ
- Máy xúc đất đang làm việc
III. Hoạt động dạy và học:
1. ổn địng lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV: Một vật có khối lượng 5,4 kg. Khối lượng riêng 900kg/m3. Hỏi vật nổi hay chìm khi thả nó vào trong nước
HS: Trọng lượng của vật: P = 10.M = 10. 5,4 = 54 (N)
Thể tích của vật: V = (m3)
Nếu nhúng ngập vào nước: Fn = V.dn = 0,006. 10000 = 60(N)
P<Fn: Vật nổi
3. Bài mới:
hoạt động của thầy và trò
nội dung
* Hoạt động 1: tổ chức tình huống dạy và học
(GV đặt vấn đề vào bài như SGK)
* Hoạt động 2: Hình thành khái niệm công cơ học
GV: treo tranh vẽ để cho học sinh quan sát thông báo cho học sinh biết ở trường hợp 1 con bò thực hiện công cơ học; trường hợp 2 lực sĩ không thực hiện công cơ học
Vậy em nào có thể cho biết khi nào có công cơ học ?
HS: khi có lực tác dụng làm cho vật chuyển dời
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu trả lời câu hỏi C2 rút ra kết luận
HS: 
C2: (1) lực ......... (2) chuyển dời
GV: yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận vào vở
* Hoạt động 3: Củng cố kiến thức về công cơ học
GV: lần lượt nêu các câu hỏi C3, C4 yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời
HS: thảo luận nhóm trả lời
- C3: các trường hợp có công cơ học a, c, d
- C4: cả 3 câu a, b, c
* Hoạt động 4: Thông báo kiến thức mới
Giả sử có một lực F tác dụng vào vật làm cho vật chyển dời quãng đường S theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức:
 A = F.S 
Trong đó:
A: công của lực F
F: lực tác dụng vào vật
S: quãng đường vật dịch chuyển
1KJ (ki lô Jun) = 1000 J
* Hoạt động 5: Vận dụng công thức tính công để giải bài tập
GV: lần lượt nêu các câu hỏi C5, C6, C7 yêu cầu học sinh làm việc cá nhân _ hợp tác nhóm phân tích trả lời
HS:
- C5: F = 5000N ; S = 1000m
 A = ? J
A = F.S = 5000N . 1000m = 5000000 J
- C6: m = 2Kg = 20N
 S = 6m ; A = ? J
A = F.S = 20N . 6m = 120 J
- C7: trọng lực có phương thẳng đứng, vuông góc với phương chuyển động của vật nên không có công cơ học của trọng lực
* Hoạt động 6: Củng cố bài và hướng dẫn học ở nhà:
GV: tóm tắt kiến thức cơ bản của bài học
- Yêu cầu học sinh cho ví dụ về công cơ học
- Khi nào có công cơ học (công)
- Công thức tính công A = F.S , đơn vị: J
I. Khi nào có công cơ học:
1. Nhận xét:
- Có lực tác dụng
- Làm cho vật chuyển dời
2. Kết luận:
- Chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời
- Công cơ học là công của lực
- Công cơ học thường được gọi tắt là công
3. Vận dụng:
II. công thức tính công:
1. Công thức tính công cơ học:
 A = F.S
Ta có F = 1N
 S = 1m
Thì A = 1N.1m = 1Nm
Đơn vị công là J
1J = 1Nm
* Chú ý:
- Nếu vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.
- Nếu vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác ta học ở lớp trên.
2. Vận dụng:
- C5) Giải:
áp dụng công thức tính công: 
A = F.S = 5000N. 1000m = 5000000 J
 = 5000 KJ 
- C6: A = F.S = 20N . 6m = 120 J 
4. Dặn dò: 
- Bài tập về nhà: 13.1 đến 13.5 sách bài tập
- Đọc phần em có thể chưa biết
Xem trước bài " Định luật về công"
5. Rút kinh ghiệm:
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc15 Cong co hoc.doc