Yêu cầu 2 HS đọc mẩu đối thoại đầu bài.
- GV đặt vấn đề :
Tàu to và nặng hơn kim
Thế mà tàu nổi kim chìm vì sao?
Qua bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- Yêu cầu HS đọc và trả lời C1.
+ H : Khi một vật chìm ở trong lòng chất lỏng nó chịu tác dụng của những lực nào? Chúng có phương và chiều như thế nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc và thảo luận trả lời C2.
- GV làm thí nghiệm với 3 quả bóng bàn cho HS quan sát.
- GV nhận xét và chốt lại về điều kiện để vật chìm, vật nổi.
- Yêu cầu HS quan sát hình 12.2 sgk.
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời C3, C4.
+ H : Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi
Ngày soạn : 9/11/2009 Ngày dạy : 11/11/2009 TIẾT 14 : SỰ NỔI I . Mục tiêu. 1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp học sinh : Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật. Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống. 2 . Kĩ năng : Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống. Có kỹ năng quan sát, so sánh, suy luận. 3 . Thái độ : Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, thích tìm hiểu, khám phá thực tế. Có ý thức bảo vệ môi trường. II . Chuẩn bị : 1 . Giáo viên : Tìm hiểu kĩ nội dung bài 12 sgk. Đối với cả lớp : 1 ca đựng nước, ba quả bóng bàn có đựng cát khác nhau, một miếng gỗ, một cái đinh. 2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 12 sgk. III . Hoạt động dạy và học. 1 . Ổn định : 2 . Bài mới : Hoạt động học của học sinh Trợ giúp của giáo viên Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập. - Đọc mẩu đối thoại đầu bài. - Lắng nghe. Hoạt động 2 : Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm. - Đọc và trả lời C1 theo hướng dẫn của GV. + C1. Một vật chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Aùc-si-mét FA. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. P FA FA FA P P - Lắng nghe. - Thảo luận nhóm trả lời C2. + C2. Khi P > FA : vật chìm xuống dưới. Khi P = FA : vật lơ lửng trong chất lỏng. Khi P < FA : vật chuyển động lên trên. - Lắng nghe. Hoạt động 3 : Xác định độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. - Quan sát hình vẽ. - Quan sát thí nghiệm của GV. - Thảo luận trả lời C3, C4. + C3. Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. + C4. Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì trọng lượng của nó sẽ bằng độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét. Vì miếng gỗ đứng yên thì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. - Lắng nghe. + Trả lời câu hỏi của GV, hoàn thành C5. - Lắng nghe, tiếp thu. Hoạt động 4 : Vận dụng – Tổng kết. - Trả lời các câu C6, C7, C8, C9 theo hướng dẫn của GV. + Trả lời các câu hỏi của GV. - Đọc ghi nhớ bài. - Đọc mục có thể em chưa biết. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Yêu cầu 2 HS đọc mẩu đối thoại đầu bài. - GV đặt vấn đề : Tàu to và nặng hơn kim Thế mà tàu nổi kim chìm vì sao? Qua bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C1. + H : Khi một vật chìm ở trong lòng chất lỏng nó chịu tác dụng của những lực nào? Chúng có phương và chiều như thế nào? - GV nhận xét. - Yêu cầu HS đọc và thảo luận trả lời C2. - GV làm thí nghiệm với 3 quả bóng bàn cho HS quan sát. - GV nhận xét và chốt lại về điều kiện để vật chìm, vật nổi. - Yêu cầu HS quan sát hình 12.2 sgk. - GV làm thí nghiệm cho HS quan sát. - Yêu cầu HS thảo luận trả lời C3, C4. + H : Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi? + H : Em có nhận xét gì về trọng lượng của miếng gỗ và độ lớn lực đẩy Aùc-si-mét tác dụng lên miếng gỗ trong trường hợp này? - GV nhận xét. + H : Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét được tính như thế nào? Giải thích các đại lượng có trong công thức? - GV nhận xét và chốt lại về độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét tác dụng lên vật nổi trên bề mặt chất lỏng. - GV hướng dẫn HS trả lời các câu C6, C7, C8, C9. + H : Khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong chất lỏng? + H : Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì độ lớn lực đẩy Aùc-si-mét được tính như thế nào? Giải thích các đại lượng trong công thức? - Yêu cầu 1 HS đọc ghi nhớ bài. - Yêu cầu 1 HS đọc mục có thể em chưa biết. - GV mở rộng kiến thức : + Vì dầu nhẹ hơn nước lên nổi trên mặt nước. Lớp dầu này ngăn cản việc hoà tan ôxi vào nước vì vậy sinh vật không lấy được ôxi sẽ bị chết. Do đó phải có biện pháp an toàn khi vận chuyển dầu cũng như có biện pháp khắc phục kịp thời nếu xảy ra sự cố. + Hàng ngày, con người, máy móc hoạt động thường thải ra các chất khí độc hại, làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và môi trường. Do đó chúng ta phải có những biện pháp làm thoáng khí ở nơi làm việc, cũng như hạn chế việc thải các chất khí độc hại ra mội trường. - Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài : Công cơ học. Nội dung ghi bảng : TIẾT 14 : SỰ NỔI I . Điều kiện để vật nổi, vật chìm. P FA FA FA P P C1. Một vật chìm trong chất lỏng sẽ chịu tác dụng của trọng lực P và lực đẩy Aùc-si-mét FA. Hai lực này cùng phương, ngược chiều. C2. Khi P > FA : vật chìm xuống dưới. Khi P = FA : vật lơ lửng trong chất lỏng. Khi P < FA : vật chuyển động lên trên. II . Độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng. C3. Miếng gỗ thả vào nước lại nổi vì trọng lượng riêng của miếng gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. C4. Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì trọng lượng của nó sẽ bằng độ lớn của lực đẩy Aùc-si-mét. Vì miếng gỗ đứng yên thì chịu tác dụng của hai lực cân bằng. C5. B III . Vận dụng. C6. C7. C8. Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi, vì trọng lượng riêng của thủy ngân lớn hơn trọng lượng riêng của thép. C9. Ghi nhớ : sgk. Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: