Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức : HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm các hoạt động:

- Các hoạt động: biến đổi lí học và biến đổi hóa học

- Cơ quan hoặc tế bào thực hiện

- Tác dụng của các hoạt động

2 . Kỹ năng :

 - Quan sát tranh hình, n/c thông tin phát hiện kiến thức.

- Tư duy dự đoán.

3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ dạ dày, tránh bị viêm nhiễm, loét, do dư axit, không ăn quá no và không nên để quá đói mới ăn,

II. Chuẩn bị :

1.Giáo viên: Tranh phóng to H27.1sgk.

 Bảng phụ kẻ bảng 27 và ghi nội dung củng cố

 2.Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài học,liên hệ việc ăn uống của bản thân, soạn bài

trong vở bài tập.

III. Tiến trình lên lớp:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 28: Tiêu hóa ở dạ dày", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND:7.12.2008 
Tuần 14 
Tiết 28 
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức : HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm các hoạt động:
- Các hoạt động: biến đổi lí học và biến đổi hóa học
- Cơ quan hoặc tế bào thực hiện
- Tác dụng của các hoạt động
2 . Kỹ năng : 
 	- Quan sát tranh hình, n/c thông tin phát hiện kiến thức.
- Tư duy dự đoán.
3. Thái độ : Giáo dục ý thức bảo vệ dạ dày, tránh bị viêm nhiễm, loét,  do dư axit, không ăn quá no và không nên để quá đói mới ăn, 
II. Chuẩn bị : 
1.Giáo viên: Tranh phóng to H27.1sgk.
 	Bảng phụ kẻ bảng 27 và ghi nội dung củng cố
 	2.Học sinh: Tìm hiểu trước nội dung bài học,liên hệ việc ăn uống của bản thân, soạn bài 
trong vở bài tập.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ôån định lớp : (1’)	
2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
Thu bài thu hoạch của tiết trước
3. Bài mới :
a-Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết thức ăn chỉ được tiêu hóa một phần ở khoang miệng. Vậy đến dạ dày, chúng được biến đổi như thế nào? 	
b- Tiến trình tiết dạy :
Tg
Hoạt Động Giáo Viên
Hoạt Động Học Sinh
Nội Dung
10’
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của dạ dày
* Mục tiêu : HS chỉ ra được cấu tạo cơ bản của dạ dày, cấu tạo đó phù hợp với chức năng tiêu hóa thức ăn.
- Yêu cầu hs đọc £ /1 sgk, q/s H27.1 và đvđ:
? Dạ dày có cấu tạo như thế nào?
?Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, hãy dự đoán xem ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?
- Gv treo H27.1, gọi 1 hs lên trình bày cho cả lớp theo dõi
à ghi các điều hs dự đoán lên bảng và đvđ:
? Tại sao lại dự đoán như vậy?
- GV giúp hs hoàn thiện kiến thức về cấu tạo dạ dày và phần dự đoán sẽ được làm rõ ở phần 2
- HS n/c £, q/s hình, thảo luận nhóm , trả lời:
-HSTB: Có hình túi, 3lít, thành dạ dày 4 lớp: lớp cơ dày-khỏe; lớp niêm mạc có nhiều tuyến tiết dịch vị.
- HS dự đoán hoạt động tiêu hóa ở dạ dày
- Đại diện 1 vài nhóm lên trình bày à nhóm khác nhận xét, bổ sung.
à hs nêu lí do ( có thể đúng hoặc sai) sẽ được làm rõ ở phần 2
Cấu tạo dạ dày:
- Dạ dày hình túi, có dung tích 3 lít
- Thành dạ dày có 4 lớp: lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp niêm mạc, lớp niêm mạc trong cùng.
+ Lớp cơ dày, khỏe gồm 3 lớp: cơ vòng, cơ dọc, cơ xiên (chéo).
+ Lớp niêm mạc: có nhiều tuyến tiết dịch vị.
25’
* Họat động 2: Tìm hiểu sự tiêu hóa ở dạ dày
* Mục tiêu: HS chỉ ra được các TB tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của các hoạt động đó đối với sự tiêu hóa thức ăn.
- GV yêu cầu hs đọc £ để hoàn thành bảng 27
- Yêu cầu hs chỉ rõ từng hoạt động và tác dụng của nó.
à yêu cầu đại diện 1 nhóm lên ghi kết quả vào bảng phụ à nhóm khác nhận xét
- GV giúp hs hoàn thiện kiến thức trong bảng 27.
- 1 hs đọc to £ sgk trước lớp à các hs khác theo dõi, n/c £
à Thảo luận nhóm hoàn thành bảng 27
à 1 đại diện lên bảng trình bày à hs khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi, tự sửa chữa à xem lại điều dự đoán có đúng không? 
II.Tiêu hóa ở dạ dày:
Biến đổi thức ăn ở dạ dày
Các hoạt động tham gia
Thành phần tham gia hoạt động
Tác dụng của hoạt động
Sự biến đổi lí học
- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày
- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày
- Hòa loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịc vị
Sự biến đổi hóa học
Hoạt động của enzim pepin
Enzim pepsin
Phân cắt protein chuỗi dài thành thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
? Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ hận nào?
? Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?
? Thử giải thích: P trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng P của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ không bị phân huỷ?
- Yêu cầu đại diện một vài nhóm trả lời các câu hỏi ànhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét bổ sung giải thích để học sinh hiểu rõ hơn.
- Dựa vào nội dung bảng 27 và £ sgkà trao đổi nhóm trả lời các câu hỏi
- Nhờ hđ co của các cơ ở dạ dày phối hợp với sụ co cơ vòng ở môn vị.
- Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hóa 1 phần nhỏ ở giai đoạn đầu không lâu. Khi dịch vị chứa HCl là pH thấp (2-3) chưa được trộn đều với thức ăn, Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải 1 phần tinh bột thành đường mantozơ.
Thức ăn không được tiêu hóa trong dạ dày vì trong dịch vị không có men tiêu hóa lipit.
- P trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng P có lớp niêm mạc dạ dày lại đứơc bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất này đước tiết ra từ các tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến vị. Các chất nhầy phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- CaÙc loại thức ăn khác như lipit, gluxit chỉ biến đổi về mặt lí học.
- Thời gian lưu lại thức ăn trong dạ dày từ 3-6 tiếng, tùy loại thức ăn.
4’
* Hoạt động 3 Củng cố
- Yêu cầu 1 học sinh đọc to kết luận chung trước lớp
Treo bảng phụ củng cố nội dung bài học: Chọn câu trả lời đúng
1-Loại thức ăn nào biến đổi cả về mặt lí hóa học ở dạ dày?
a.protein	b.gluxit
c.lipit	d.Khoáng
2-Biến đổi lí học ở dạ dày gồm:
a.sự tiết dịch vị
b.Sự co bóp của dạ dày
c.Sự nhào trộn thức ăn
d.Cả a, b, c đều đúng.
e.chỉ a và b đúng
3-Biến đổi hóa học ở dạ dày gồm:
a.Tiết các dịch vị
b.Thấm đều dịch vị với thức ăn
c.Hoạt động của Enzin Pepsin.
-Đọc nội dung SGK
- Làm BT củng cố.
1-a
2-d
3-c
4. Dặn dò: (1 phút)
- Về nhà tự hoàn chỉnh bảng thu hoạch (theo mẫu), nộp lại lấy điểm kiểm tra 
- Chuẩn bị cho bài mới, tìm hiểu quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Soạn bài trong vở bài tập .
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .28.doc