Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 17

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 17

1.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

-HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo nhóm

-Trả lời câu C1, C2.Thảo luận để thống nhất câu trả lời và rút ra kết luận

Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét

2.Độ lớn của lực đẩy Acimét

a.Dự đoán

-HS nghe truyền thuyết về Acimétvà tìm hiểu dự đoán của ông

b.Thí nghiệm kiểm tra

-Cá nhân HS tìm hiểu thí nghiệm và quan sát thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimét

-Từ thí nghiệm HS , HS trả lời câu C3

Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: P2= P1- FA.Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

 

doc 16 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 11 đến 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần - Tiết 11
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
Bài 10
Lực đẩy Ac-si-mét
 I.Mục tiêu
*Kiến thức: - Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Acsimét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này. 
 - Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. 
*Kĩ năng: - Vận dụng giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp và giải các bài tập.
 -Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.
*Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm.
 II.Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và đọc trước bài.
2.Giáo viên: Giáo án.
 *Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 3 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng,1 bình tràn.
 III.Tổ chức hoạt động dạy học
A.Tổ chức lớp: 8A 8B  
B.Kiểm tra: Không kiểm tra.
C.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập
-Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?
Tại sao lại có hiện tượng đó ?
Hoạt động 2:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó (15’)
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS
-Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2
-GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét
Hoạt động 3: Tìm hiểu về độ lớn của lực đẩy Acimét (15ph)
-GV kể cho HS nghe truyền thuyết về Acimét và nói thật rõ là Acsimét đã dự đoán độ lớn lực đẩy Acsimét bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
-GV tiến hành thí nghiệm kiểm tra, yêu cầu HS quan sát
-Yêu cầu HS chứng minh rằng thí nghiệm đã chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Acsimét là đúng (C3)
(P1 là trọng lượng của vật
FA là lực đẩy Acsimét)
-GV đưa ra công thức tính và giới thiệu các đại lượng
 d: N/ m3 
 V: m3 FA : ?
HĐ 4: Vận dụng và ghi nhớ (7 ph)
-Hướng dẫn HS vận dụng các kiến thức vừa thu thập được giải thích các hiện tượng ở câu C4, C5, C6
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
-Yêu cầu HS đề ra phương án TN dùng cân kiểm tra dự đoán (H10.4).
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
-HS trả lời câu hỏi của GV và dự đoán (giải thích được theo suy nghĩ chủ quan của mình)
-Ghi đầu bài
1.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó
-HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm theo nhóm
-Trả lời câu C1, C2.Thảo luận để thống nhất câu trả lời và rút ra kết luận
Kết luận: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét 
2.Độ lớn của lực đẩy Acimét
a.Dự đoán
-HS nghe truyền thuyết về Acimétvà tìm hiểu dự đoán của ông
b.Thí nghiệm kiểm tra
-Cá nhân HS tìm hiểu thí nghiệm và quan sát thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Acsimét
-Từ thí nghiệm HS , HS trả lời câu C3
Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ đưới lên số chỉ của lực kế là: P2= P1- FA.Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1, chứng tỏ FA có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
c.Công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimét
 FA= d.V
d:là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/ m3 )
V: là thể tích của phần chát lỏng bị vật chiếm chỗ (m3 )
III.Vận dụng
-HS trả lời lần lượt trả lời các câu C4, C5, C6.Thảo luận để thống nhất câu trả lời
1.Bài C4: Vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy ác si mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn băbgd trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.
2.Bài C5: FAn= d.Vn ; FAt= d.Vt 
 Mà Vn = Vt nên FAn = FAt
Lực đẩy Acsimét tác dụng lên hai thỏi có độ lớn bằng nhau 
3.BàiC6: 
 dnước= 10 000N/ m3
 ddầu = 8000 N/ m3
 So sánh: FA1& FA2
Lực đẩy của nước và của dầu lên thỏi đồng là: FA1= dnước.V
 FA2= ddầu .V
Ta có dnước > ddầu FA1 > FA2
4. BàiC7 : GV gợi ý HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đưa ra phương án thí nghiệm(Dùng cân thay cho lực kế)
5.Ghi nhớ: SGK (t38).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D.Củng cố
 -Chất lỏng tác dụng lên vật nhúng chìm trong nó một lực có phương, chiều
 như thế nào?
 -Công thức tính lực đẩy Acimét? Đơn vị? Lực đẩy Acimét phụ thuộc gì?
 -GV thông báo: Lực đẩy của chất lỏng còn được áp dụng cả với chất khí
E.Hướng dẫn
 -Học thuộc phần ghi nhớ và làm bài tập 10.1, 10.2,10.3 (SBT)
 -Đọc trước bài 11 và chép sẵn mẫu báo cáo thực hành ra giấy (GSK/ 42)
Tuần - Tiết 12.
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
Bài 11
Thực hành 
Nghiệm lại lực đẩy Acsimet
 I.Mục tiêu
*Kiến thức: - Viết được công thức tính tính độ lớn lực đẩy Ac-si-mét: F = P chất lỏng mà vật chiếm chỗ; FA= d.V.
 - Nêu được tên và đơn vị đo các đại lượng có trong công thức
 *Kĩ năng: - Tập đề xuất phương án thí nghiệm trên cơ sở những dụng cụ đã có
 -Sử dụng được lực kế, bình chia độ,....để làm thí nghiệm kiểm chứng độ lớn lực đẩy Ac-si-mét.
*Thái độ : - Nghiêm túc, trung thực trong thí nghiệm.
 II. Chuẩn bị
 1.Học sinh :Học bài và 1 mẫu báo cáo .
2.Giáo viên: Giáo án., bảng phụ kẻ bảng1,2 (T42 SGK)
 *Mỗi nhóm : 1 lực kế, 1 vật nặng, 1 bình chia độ, 1 giá thí nghiệm, 1 bình nước, 1 cốc treo
 III.Tổ chức hoạt động dạy học
A.Tổ chức: Lớp: 8A..8B . 
B.Kiểm tra
 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
C.Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Phân phối dụng cụ thí nghiệm (5ph)
-GV phân phối dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS
Hoạt động 2: Giới thiệu mục tiêu của bài thực hành (5ph)
-GV nêu rõ mục tiêu của bài thực hành
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
Hoạt động 3: Tổ chức HS trả lời câu hỏi (8ph)
-Yêu cầu HS viết công thức tính lực đẩy
Acsimet
Nêu được tên và đơn vị của các đơn vị có trong công thức
-Yêu cầu HS nêu phương án thí nghiệm kiểm chứng
(Gợi ý HS : Cần phải đo những đại lượng nào? )
-GV hướng dẫn HS thực hiện theo phương án chung
Hoạt động 4: Tiến hành đo (12ph)
-Yêu cầu HS sử dụng lực kế đo trọng lượng của vật và hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng chìm trong nước (đo 3 lần)
-Yêu cầu HS xác định trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ ( thực hiện đo 3 lần)
-GV theo dõi và hướng dẫn cho các nhóm HS gặp kó khăn
Hoạt động 5: Hoàn thành báo cáo (8ph)
-Từ kết quả đo yêu cầu HS hoàn thành báo cáo TN, rút ra nhận xét từ kết quả đo và rút ra kết luận
Yêu cầu HS nêu được nguyên nhân dẫn đến sai số và khi thao tác cần phải chú ý gì?
-Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ thí nghiệm
-HS nắm được mục tiêu của bài thực hành và dụng cụ thí nghiệm
-HS viết công thức tính lực đẩy Acsimet
 FA = d.V
d : trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
V : thể tích của phần chất lỏng của bị vật chiếm chỗ (m3)
-HS nêu phương án thí nghiệm kiểm chứng lực đẩy Acsimet (Có thể đưa ra nhiều phương án)
-HS tiến hành đo trọng lượng vật P và hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật F (đo 3 lần)
-Ghi kết quả đo được vào báo cáo thí nghiệm
-HS xác định trọng lượng phần nước bị vật chiếm chỗ
 Xác định : P1 : trọng lượng cốc nhựa
 P2 : trọng lượng cốc và nước
 PN = P2- P1
-Ghi kết quả vào báo cáo
-HS hoàn thành báo cáo, rút ra nhận xét về kết quả đo và kết luận
-Rút ra được nguyên nhân dẫn đến sai số
và những điểm cần chú ý khi thao tác thí nghiệm
D.Củng cố
 -GV thu bài báo cáo của HS, nhận xét về thái độ và chất lượng của giờ thực
 hành,đặc biệt là kĩ năng làm thí nghiệm của HS
E.Hướng dẫn về nhà
 -Nghiên cứu lại bài lực đẩy Acsimet và tìm các phương án khác để làm thí
 nghiệm kiểm chứng
 -Đọc trước bài : Sự nổi
Tuần - Tiết 13
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
Bài 12
Sự nổi
 I.Mục tiêu
*Kiến thức: - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. Nêu được điều kiện nổi của vật
 - Giải thích được các hiện tượng vật nổi thường gặp trong đời sống.
*Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, nhận xét hiện tượng
*Thái độ : - Nghiêm túc trong học tập, thí nghiệm và yêu thích môn học.
 II.Chuẩn bị
1.Học sinh : Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án.
 * Các nhóm: 1 cốc thuỷ tinh to đựng nước, 1 chiếc đinh, 1 miếng gỗ, 1 ống nghiệm nhỏ đựng cát có nút đậy kín
 III.Tổ chức hoạt động dạy học
A.Tổ chức: Lớp:8A . 8B 
B.Kiểm tra
HS1-Khi vật bị nhúng chìm trong chất lỏng, nó chịu tác dụng của những lực nào? Lực đẩy Ac-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C.Bài mới
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3ph)
-GV làm thí nghiệm: Thả 1 chiếc đinh, 1 mẩu gỗ, 1 ống nghiệm đựng cát có nút đậy kín vào cốc nước. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và giải thích
HĐ 2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm (12 ph)
-GV hướng dẫn, theo dõi và giúp đỡ HS trả lời C1
-Tổ chức cho HS thảo luận chung ở lớp để thống nhất câu trả lời
-GV treo H12.1, hướng dẫn HS trả lời C2. Gọi 3 HS lên bảng biểu biễn véc tơ lực ứng với 3 trường hợp
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
HĐ 3: Xác định độ lớn của lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng (10ph)
-GV làm thí nghiệm: Thả một miếng gỗ vào cốc nước, nhấn cho miếng gỗ chìm xuống rồi buông tay
-Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, trả lời câu C34, C4, C5. Thảo luận nhóm rồi đại diện nhóm trình bày
GV thông báo : Khi vật nổi : FA > P , khi lên mặt thoáng thể tích phần vật chìm trong nước giảm nên FA giảm ( P = FA2)
HĐ 4: Vận dụng và ghi nhớ(11ph)
-Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu C6, C7, C8, C9
-Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
Với C9: yêu cầu HS nêu điều kiện vật nổi, vật chìm
ý 1 : HS dễ nhầm là vât M chìm thì 
FAM > FAN 
GV chuẩn lại kiến thức cho HS :FA phụ thuộc vào d và V
*Qua bài học cần nắm nội dung gì?
-HS quan sát vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng trong cốc nước
(Có thể giải thích theo sự hiểu biết của bản thân )
I.Điều kiện để vật nổi, vật chìm
HS trả lời câu C1, thảo luận để thống nhất
C1: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của 2 lực : trọng lực P và lực đẩy Ac-si-mét FA ,hai lực này có cùng phương nhưng ngược chiều....
-HS quan sát H12.1, trả lời câu C2, HS lên bảng vẽ theo hướng dẫn của GV
Thảo luận để thống nhất câu trả lời
 P > FA P = FA P < FA
C2:
a)Vật sẽ chìm xuống đáy bình P>FA.
b)Vật sẽ đứng yên(lơ lửng trong chất lỏng)P=FA.
c)Vật sẽ nổi lên mặt thoángP<FA.
II. Độ lớn của lực đẩy Ac-si-met khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng
-HS quan sát thí nghiệm: Miếng gỗ nổi lên trên mặt thoáng của chất lỏng
-HS thảo luận, đại diện nhóm lên trả lời C3, C4, C5
C3: Miếng gỗ nổi, chứng tỏ : P < FA
C4:Miếng gỗ đứng yên, chứng tỏ: P = FA2
 FA= d.V
d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ
C5 :B.V là thể tích của cả miếng gỗ
III.Vận dụng
-HS làm việc cá nhân trả lời C6 đến C9
-Thảo luận để thống nhất câu trả lời
1.Bài C6:a) Vật chìm xuống khi :
 P > FA hay dV.V > dl.V dV > dl
b) Vật lơ lửng khi :
 P = FA hay dV.V = dl.V dV = ... thức và đơn vị của chúng?
 Câu 9: Đặc điểm của áp suất chất lỏng? Viết công thức tính? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
 Câu 10: Bình thông nhau có đặc điểm gì? Viết công thức của máy dùng chất lỏng?
 Câu 11: Độ lớn áp suất khí quyển được tính như thế nào?
 Câu 12: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng? Có mấy cách xác định lực đẩy Acsimet?
 Câu 13: Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng?
 Câu 14: Khi nào có công cơ học? Viết công thức tính công? Giải thích các đại lượng có trong công thức và đơn vị của chúng?
	 Hoạt động 2: Chữa một số bài tập(20ph)
GV Yêu cầu HS đọc đầu bài và tóm tắt đề bài theo kí hiệu đã học và gọi HS lên bảng giải GV chữa và đánh giá cho điểm HS, HS chép bài vào vở
Bài 3.3(SBT/7)
Tóm tắt: S1= 3km Giải
 v1 = 2m/s =7,2km/h Thời gian người đó đi hết quãng đường đầu là:
 S2= 1,95km t1= = = (h)
 t1 = 0,5h Vận tốc của người đó trên cả hai quãng đường là:
 vtb=? km/h vtb= = = 5,4 (km/h)
 Đáp số: 5,4km/h 
Bài 7.5 (SBT/12)
Tóm tắt: p = 1,7.104N/m2 Giải
 S = 0,03m2 Trọng lượng của người đó là:
 P = ?N p = = P = p.S = 1,7.104.0,03= 510 N 
 m = ?kg Khối lượng của người đó là:
 m = = = 51 (kg)
 Đáp số: 510N; 51kg
Bài 12.7 (SBT/ 17)
Tóm tắt: dv = 26 000N/m3 Giải
 F = 150N Lực đẩy của nước tác dụng lên vật là:
 dn = 10 000N/m3 FA= P - F
 F là hợp lực của trọng lượng và lực đẩy Acsimet
 P = ?N P là trọng lượng của vật
 Suy ra: dn.V = dv.V – F
 V(dv – dn) = F
 V = = =0,009375(m3)
 Trọng lượng của vật đó là:
 P = dv.V = 26000.0,009375 = 243,75 (N)
 Đáp số: 243,75N
D. Củng cố: - Nhận xét giờ ôn tập.
E- Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập lại các kiến thức đã học và giải lại các bài tập trong sách bài tập
	- Chuẩn bị giấy giờ sau kiểm tra học kì I 
Tuần 16 - Tiết 16
Ngày soạn:
Ngày dạy: 8a ... //20 
 8b//20 
Kiểm tra Học kì I
	I. Yêu cầu
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kỹ năng và vận dụng.
- Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
	II. Mục tiêu
 Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về: chuyển động cơ học, lực (cách biểu diễn, lực cân bằng, lực ma sát,...), áp suất (chất rắn, chất lỏng và khí quyển), lực đẩy Acsimet.
	III. Chuẩn bị:
1.Học sinh : Học bài và chuẩn bị giấy kiểm tra.
2.Giáo viên: Giáo án và phô tô đề kiểm tra.
 IV. Các hoạt động trên lớp: 
A.Tổ chức lớp:8A../.8B../
B.Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
C. Bài mới:
I.Phần I: Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Mục tiêu
Các cấp độ tư duy
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chuyển động cơ học
1
 0,5
1
 0,5
1
 2,5
3
 3,5
Lực
1
 0,5
1
 0,5
1
 0,5
3
 1,5
áp suất
1
 0,5
1
 0,5
1
 2
3
 3
Lực đẩy Acsimet
1
 0,5
1
 1,5
2
 2
Tổng
4
 2
2
 1
2
 1
3
 6
11
 10
II.Phần II: Đề bài:
I. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng:
1. Một ôtô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ôtô xem là chuyển động? Chọn câu trả lời đúng.
A. Bến xe B. Một ôtô khác đang rời bến
C. Cột điện trước bến xe D. Một ôtô khác đang đậu trong bến
2. 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s? Chọn kết quả đúng
A. 15 m/s B. 25 m/s C. 20 m/s D. 30 m/s
3. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vận tốc của vật thay đổi?
A. Khi có một lực tác dụng lên vật 
B. Khi không có lực nào tác dụng lên vật
C. Khi có hai lực tác dụng lên vật cân bằng nhau
D. Khi các lực tác dụng lên vật cân bằng
4. Một vật có khối lượng m = 4,5 kg buộc vào một sợi dây. Cần phải giữ dây với một lực là bao nhiêu để vật cân bằng ?
A. F > 45 N B. F = 4,5 N C. F < 45 N D. F = 45 N
5. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào ma sát là có hại ?
A. Khi đi trên sàn gỗ, sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã
B. Giày đi mài đế bị mòn.
C. Khía rãnh ở mặt lốp ôtô vận tải phải có độ sâu trên 1,6cm.
D. Phải bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo nhị.
6. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật lên mặt sàn nằm ngang?
A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép D. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép
7. Một thùng cao 1,2 m đựng đầy nước. Hỏi áp suất của nước lên đáy thùng và lên một điểm ở cách đáy thùng 0,4 m có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. p1 = 1200 N/m2 và p2 = 800 N/m2 B. p1 = 800 N/m2 và p2 = 1200 N/m2
C. p1 = 8000 N/m2 và p2 = 12000 N/m2 D. p1 = 12000 N/m2 và p2 = 8000 N/m2
8. Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây?
A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và của vật
B. Trọng lượng riêng và thể tích của vật
C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
II. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
9. Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m. Trong 12s đầu đi được 30m, đoạn dốc còn lại đi với vận tốc 18km/h. Tính vận tốc trung bình trên đoạn dốc đầu và trên cả dốc.
10. Một vật treo vào lực kế, lực kế chỉ 10N. Nếu nhúng vật chìm trong nước, lực kế chỉ 6N.
a) Hãy xác định lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật?
b) Nhúng chìm vật trong một chất lỏng khác thì số chỉ của lực kế là 6,8N. Hỏi chất lỏng đó là chất gì?
11. Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích tiếp xúc của chân với mặt sàn là 3dm2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
PhầnIII-Đáp án và biểu điểm
I- 4 điểm Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.B 2. C 3. A 4. D
5. B 6. A 7. D 8. C
II- 6 điểm
9.( 2,5 điểm)
Tóm tắt: 
S = 120m
S1= 30m 
t 1= 12s 
v2= 18km/h = 5m/s v1=? m/s 
vtb=? m/s 
Giải
Vận tốc của người đó trên đoạn dốc đầu là:
v1== = 2,5 (m/s) (0,75 điểm)
Thời gian người đó đi đoạn dốc còn lại là:
t2 == = = 18 (s) ( 0,75 điểm)
Vận tốc trung bình của người đó trên cả dốc là:
vtb= = = 4 (m/s) ( 1 điểm)
10. (1,5 điểm)
a) Lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên vật là:
 FA= P1- P2 = 10 – 6 = 4 (N) ( 0,75 điểm)
b) Lực đẩy của chất lỏng khác lên vật là:
 FA’ = P1 – P2’ = 10 – 6,8 = 3,2 (N) = d’.V
 FA = d.V
 Vậy: d’.V/ d.V = 3,2/ 4 d’ = 0,8.d = 0,8.10 000 = 8000 (N/m3)
 Chất đó là dầu ( 0,75 điểm)
11. (2 điểm)
 Trọng lượng của người đó là:
 P = p.S = 1,7.104.0,03 = 510 (N) (1 điểm)
 Khối lượng của người đó là:
 m = = 51 (kg) ( 1 điểm)
D. Củng cố: 
 - Thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
E.Hướng dẫn về nhà:
 - Đọc trước bài 14 Định luật về công.
Tuần - Tiết 17
Ngày soạn:..
Ngày dạy: 8a..
 8b..
Bài 14
ĐỊNH LUẬT VỀ CễNG
I.Mục tiêu
*Kiến thức:- Phát biểu được định luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
 - Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc động ( nếu có thể giải được bài tập về đòn bẩy).
* Kĩ năng:- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối quan hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng được định luật công.
* Thái độ: -Cẩn thận, nghiêm túc, chính xác.
	II.Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2. Giáo viên: Giáo án.
 * Mỗi nhóm:1 lực kế 5N,1 ròng rọc động, 1 quả nặng 200g, 1giá TN, 1 thước đo.
	III.Tổ chức hoạt động dạy học
A. Tổ chức :Lớp:8A8B 
B. Kiểm tra:
HS1: a)Khi nào có công cơ học? Công cơ học phụ thuộc yếu tố nào? Bài 13.1SBT.
 HS2b)Người ta dùng cần cẩu để nâng một thùng hàng có khối lượng 2000kg lên độ cao 15m. Tính công thực hiện được trong trường hợp này.
C. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập(3ph)
- Muốn đưa một vật lên cao, người ta có thể kéo lên bằng cách nào?
- Sử dụng máy cơ đơn giản có thể cho ta lợi về lực nhưng có thể cho ta lợi về công không?
HĐ2: Tiến hành TN để so sánh công của máy cơ đơn giản với công kéo vật khi không dùng máy cơ đơn giản (12ph)
- GV tiến hành thí nghiệm H14.1/ SGK) vừa làm vừa hướng dẫn HS quan sát (Có thể hướng dẫn HS tự làm theo nhóm)
- Yêu cầu HS xác định quãng đường dịch chuyển và số chỉ của lực kế trong hai trường hợp, ghi kết quả vào bảng kết quả TN(14.1)
- Yêu cầu HS so sánh lực F1 và F2
- Hãy so sánh hai quãng đường đi được S1 và S2?
- Hãy so sánh công của lực kéo F1 ( A1= F1.S1) và công của lực kéo F2( A2= F2.S2)
- Yêu cầu HS hoàn thiện câu C4
HĐ3: Phát biểu định luật về công (3ph)
- GV thông báo nội dung định luật về công
HĐ4: Làm các bài tập vận dụng định luật về công (18ph)
- GV nêu yêu cầu của câu C5, yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C5
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời C5
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của câu C6 và làm việc cá nhân với C6
- Tổ chức cho HS thảo luận để thống nhất câu trả lời
- GV đánh giá và chốt lại vấn đề
*Qua bài học ghi nhớ nội dung gì?
- HS lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra ( dựa vào kiến thức Vật lý 6) 
- HS đưa ra dự đoán về công
I. Thí nghiệm
- HS làm thí nghiệm, quan sát theo hướng dẫn của GV
- HS xác định quãng đường S1, S2 và số chỉ của lực kế trong hai trường hợp và điền vào bảng kết quả thí nghiệm14.1
-HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra dựa vào bảng kết quả thí nghiệm
C1: F1 = F2
C2: S2 = 2S1
C3: A1= F1.S1
 A2= F2.S2 = F1.2.S1 = F1.S1
 Vậy A1= A2
C4: Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực thì thiệt hai lần về đường đi nghĩa là không được lợi gì về công.
II. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
III. Vận dụng
- HS làm việc cá nhân với câu C5. Thảo luận để thống nhất câu trả lời
1.BàiC5:a) S1= 2.S2 nên trường hợp 1 lực kéo nhỏ hơn hai lần so với trường hợp 2
b) Công thực hiện trong hai trường hợp bằng nhau.
c) Công của lực kéo thùng hàng lên theo mặt phẳng nghiêng bằng công của lực kéo trực tiếp theo phương thẳng đứng:
 A = P.h = 500.1 = 500 (J)
- HS trả lời và thảo luận câu C6
2.BàiC6: 
Tóm tắt Bài giải
P = 420N a) Kéo vật lên cao nhờ ròng 
S = 8m rọc động thì chỉ cần lực kéo 
F =? N bằng 1/ 2 trọng lượng:
h =? m F = = 210 N
A =? J Dùng ròng rọc được lợi hai lần về lực phải thiệt hai lần về đường đi tức là muốn nâng vật lên độ cao h thì phải kéo đầu đây đi một đoạn S = 2h
 h = = 4 (m)
b) Công nâng vật lên là: 
 A = F.S = P.h = 420.4 = 1680 (J)
3.ghi nhớ: SGK(t51)
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D.Củng cố
	 - Cho HS phát biểu lại định luật về công
	 - gv thông báo hiệu suất của máy cơ đơn giản: H = 100%
 	 (A1 là công toàn phần, A2 là công có ích )
	 Vì A1> A2 nên hiệu suất luôn nhỏ hơn 1
E. Hướng dẫn về nhà
	 - Học thuộc nội dung ghi nhớ và làm bài tập 14.1, 14.2, 14.3 (SBT)
	 - Đọc trước bài 15: Công suất	 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11-Tiet17.doc