Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến

TN: Đổ nước vào bình và quan sát.

Nhận xét: Các màng cao su bị biến dạng.

C1: Màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng đã gây áp suất lên đáy bình và thành bình.

Thí nghiệm 2:

Dụng cụ TN: Một hình trụ có đáy D tách rời.

TN: Dùng tay kéo dây buộc đĩa D để đấy kín ống. sau đó nhấn bình vào trong nước và buông sợi dây kéo đĩa D.

Nhận xét: Sauk hi nhấn chìm vào nước và buông sợi dây kéo đĩa D thì đĩa D vấn không bị rời khỏi đáy.

C2: TN chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên vật đặt trong lòng nó.

Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong nó.

 

docx 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 10: Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011 - Trịnh Xuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 - Tiết 10:
Ngày soạn: 26/10/2010 Ngày dạy:4/11/2010
Mục tiêu
Kiến thức
Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong long chất lỏng.
Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, trình bày được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
Trình bày được nguyên tắc bình thông nhau 
2. Kỹ năng
Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng để giải bài tập.
Áp dụng nguyên tắc bình thông nhau để giải thích một số hiện tượng thường gặp.
Chuẩn bị
Một bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình bị bịt bằng màng cao su mỏng hoặc một quả bóng bay.
Một bình trụ thủy tinh có đĩa D tách rời làm đáy.
Một bình thông nhau.
Một bình chứa nước, cốc múc, giẻ khô sạch.
Tiến trình dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, tổ chức tình huống học tập
Kiểm tra bài cũ:
Áp suất là gì? Biểu thức tính áp suất, trình bày tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.
Tổ chức tình huống học tập:
Đặt vấn đề :
Khi lặn sâu dưới nước, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn. Nếu không mặc áo lặn, người thợ lặn sẽ bị khó thở, nếu lặn xuống sâu thì có thể gây ra tử vong.
Trong các công viên hoặc trường học thường có những vòi tưới nước tự động cho cây.
Hoạt động 2: Nghiên cứu sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Đặt vấn đề: Một vật rắn đặt trên mặt bàn sẽ tác dụng lên mặt bàn một áp suất theo phương trọng lực. Còn chất gây áp suất theo phương nào lên bình chứa nó?
Giới thiệu thí nghiệm và yêu cầu một học sinh lên cùng làm thí nghiệm 1.
Gọi một số học sinh trình bày hiện tượng sảy ra => trả lời các câu hỏi C1, C2?
Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh.
Giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2 => trả lời C3.
Yêu cầu HS làm C4.
Một HS cùng làm thí nghiệm với GV, các học sinh khác quan sát.
Trình bày hiện tượng xảy ra và trả lời các câu hỏi C1, C2.
Làm thí nghiệm 2 và trả lời C3.
Làm C4.
Thí nghiệm 1: 
Dụng cụ TN: Bình hình trụ có đáy C và các lỗ A,B ở thành bình được bịt bằng màng cao su mỏng.
TN: Đổ nước vào bình và quan sát.
Nhận xét: Các màng cao su bị biến dạng.
C1: Màng cao su bị biến dạng chứng tỏ chất lỏng đã gây áp suất lên đáy bình và thành bình.
Thí nghiệm 2:
Dụng cụ TN: Một hình trụ có đáy D tách rời.
TN: Dùng tay kéo dây buộc đĩa D để đấy kín ống. sau đó nhấn bình vào trong nước và buông sợi dây kéo đĩa D.
Nhận xét: Sauk hi nhấn chìm vào nước và buông sợi dây kéo đĩa D thì đĩa D vấn không bị rời khỏi đáy.
C2: TN chứng tỏ chất lỏng gây áp suất lên vật đặt trong lòng nó.
Kết luận: Chất lỏng không chỉ gây áp suất lên thành bình mà lên cả đáy bình và các vật ở trong nó.
Hoạt động 3: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hướng dẫn học sinh dựa vào công thức tính áp suất đã học chứng minh công thức tính áp suất của chất lỏng p = d.h .
Giải thích các đại lượng trong biểu thức.
Đặt câu hỏi: 
Áp suất của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trong một chất lỏng đứng yên, so sánh áp suất tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang?
 Nhận xét các câu trả lời của học sinh.
Chứng minh công thức tính áp suất của chất lỏng.
Trả lời câu hỏi.
Trong đó: 
d: trọng lượng riêng
p: Áp suất
h: Chiều cao của cột chất lỏng.
Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và chiều cao của cột chất lỏng.
Tại những điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang trong một chất lỏng đứng yên thì áp suất bằng nhau.
Hoạt động 4: Tìm hiểu bình thông nhau
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Giới thiệu về bình thông nhau, đưa ra một số ví dụ về bình thông nhau 2 nhánh và nhiều nhánh.
Yêu cầu học sinh đọc C5 và ttình bày dự đoán về đặc điểm của bình thông nhau.
Nhận xét câu trả lời của học sinh.
Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 3 lần với bình thông nhau và nhận xét kết quả.
Mở rộng trường hợp bình thông nhau các nhánh chứa các chất lỏng khác nhau. Yêu cầu học sinh dự đoán kết quả.
Yêu cầu học sinh hoàn thành phần còn thiếu ở phần kết luận.
Hướng dẫn học sinh chứng minh kết luận.
Đọc C5, trình bày dự đoán của mình về đặc điểm của bình thông nhau.
Làm thí nghiệm và nhận xét kết quả.
Dự đoán kết quả.
Hoàn thành kết luận.
C5: Mực nước trong bình sẽ ở trạng thái như hình vẽ 8.6c SGK.
Thí nghiệm: Đổ nước vào bình thông nhau và quan sát.
KL: Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, mực chất lỏng ở các nhánh luôn ở cùng độ cao.
Chứng minh:
Xét điểm D ở đáy bình. Gọi h1và h2 lần lượt là độ cao cột chất lỏng ở hai nhánh.
Áp suất do hai cột chất lỏng gây ra tại D:
Hoạt động 5: Vận dụng, củng cố
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức.
Giới thiệu về việc người dân dùng thuốc nổ để đánh bắt cá. Yêu cầu học sinh giải thích cơ sở vật lý của hiện tượng này, trình bày hậu quả của việc sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá => Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn học sinh làm các câu hỏi phần vận dụng.
Tóm tắt kiến thức.
Giải thích cơ sở vật lý của hiện tượng. Trình bày tác hại của việc sử dụng mìn đánh bắt cá.
Trả lời các câu hỏi phần vận dụng.
Dùng mìn để đánh bắt cá sẽ gây ra một áp suất lớn trong lòng chất lỏng. Chính áp suất này tác dụng lên cá làm cho cá chết.
C6: Người thợ lặn mặc áo để chịu được áp suất lớn do nước tác dụng lên.
C7:
C8: Ấm bên trái đựng được nhiều nước hơn.
C9: Bình A và thiết bị B là một bình thông nhau. Vì vậy mực nước trong thiết bị B cũng chính là mực nước trong bình A.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
BÀI TẬP
Làm bài tập trong SBT.
Bài tập:
Câu 1: Hãy giải thích tại sao, khi nhúng kim tiêm vào trong ống thuốc, rồi rút dần pittong của xơ-, ranh, thuốc lại vào đầy xơ-ranh?
Câu 2: Tại sao ống máng dẫn nước mưa từ mái nhà xuống bể bao giờ cũng ở cao hơn miệng bể 10 đến 20 cm chứ không cắm sau vào bể?
Câu 3: Một tàu ngầm, khi lặn có boong trên cách mặt nước biển 18km, khoảng cách từ đáy tàu tới boong là 6m. Tính áp suất chất lỏng tác dụng lên boong và đáy tàu?
Rút kinh nghiệm
Ký duyệt, ngày 22 tháng 11 năm 2010
Giáo án tuần 14
Tổ phó
Nguyễn Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docxT10 Ap suat chat long.docx