Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thanh Quang

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thanh Quang

Khi nào có lực ma sát, lực ma sát có đặc điểm gì ?

Khi nào có lực ma sát trượt? Ví dụ thực tế,C1

Khi nào có lực ma sát lăn ? Ví dụ thực tế, C2

Yêu cầu HS trả lời C3

Khi nào có lực ma sát nghỉ ? Cường độ của lực ma sát nghỉ có đặc điểm gì ? Vì sao ?

Yêu cầu HS trả lời C5.

Gợi ý: nhổ đinh bằng tay, cúc áo có trọng lượng nhưng vẫn đứng yên trên áo. Khi vật chuyển động trên mặt một vật khác. lực ma sát cản lại chuyển động của vật.

Vật trượt trên mặt vật khác.

Vật lăn trên mặt vật khác.

Về cường độ Fms trượt > Fms lăn

Vật chịu tác dụng của lực nhưng không dịch chuyển. Cường độ của Fms nghỉ bằng cường độ của lực tác dụng vì vật đứng yên nên đây là hai lực cân bằng.

Hoạt động 4 : Tìm hiểu vai trò của lực ma sát trongđời sống và kỹ thuật(10 phút)

1.Ma sát có thể có hại,Yêu cầu HS trả lời C6.

2.Ma sát có thể có ích,yêu cầu HS trả lời C7 Các bộ phận chuyển động, biện pháp : bôi trơn, ổ bi, chuyển thành ma sát lăn.

 

doc 77 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Thanh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN PHÚ GIÁO
TRƯỜNG T.H.C.S VĨNH HÒA
- - - - - - - - – & — - - - - - - - - - -
GIÁO ÁN VẬT LÍ 8
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THANH QUANG
TỔ: TOÁN_LÍ
NĂM HỌC 2010-2011
KEÁ HOAÏCH BOÄ MOÂN
Vaät lí 8
--@--
Naêm: 2010 - 2011
I/ Noäi dung chöông trình:
Cả năm 37 tuấn = 37 tiết
HK I 19 tuần = 19 tiết (1 tuần học + 1tuần ôn)
HK II 18 tuần = 18 tiết
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ HỌC
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC
Áp suất khí quyển học xong bài này kiểm tra một tiết
Công suất học xong bài này THK I
Đối lưu Bức xạ nhiệt học xong bài này kiểm tra một tiết
Tổng kết chương II học xong bài này THK II
+ Caùc baøi thöïc haønh:
-Nghiệm lại lực đẩy Acsi mét
II/ Kieán thöùc, kó naêng, tình caûm, thaùi ñoä:
+ Kieán thöùc:
Cơ Học:
Chuyển động và đứng yên, tính tương đối của nó.
Thế nào là chuyển động đều và không đều.
Mối quan hệ giữa lực và vận tốc.
Quán tính, áp suất, áp suất các chất, khi nào vật nổi, chìm, công thức tính lực đẩy Ácsimet. Công cơ học là gì.
Cơ năng, động năng, thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng
 Nhiệt Học:
Cấu tạo chất là gì.
Có mấy cách truyền nhiệt, nhiệt năng là gì.
Nhiệt lượng và cách xác định nhiệt lượng
Định luật tổng quát của tự nhiên
+ Kó naêng:
Thu thaäp thoâng tin, xöû lí thoâng tin, caùc döõ lieäu caàn thieát.
Xöû duïng duïng cuï, laép raùp vaø tieán haønh thí nghieäm.
Phaân tích xöû lí caùc thí nghieäm, vaän duïng toát caùc lí thuyeát baèng baøi taäp.
+ Tình caûm vaø thaùi ñoä:
Höùng thuù khi hoïc vaät lí, trung thöïc khi laøm thí nghieäm, tæ mæ, chính xaùc caån thaän , an toaøn khi thöïc haønh.
Tinh thaàn hôïp taùc trong thaûo luaän.
III/ Caùc baøi khoù:
+ Áp suất khí quyển
+ Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng
Sự bảo toàn năng lượng trong quá trình Cơ và Nhiệt
IV/ Thieát bò vaø ñoà duøng:
Caàn phaûi laøm : treân 12 caùi trong naêm.
Hieän coù: taïm thôøi ñuû.
Soá hö: Lực kế, Nhiệt kế thuỷ ngân, Máy Atút, Bình thông nhau....
V/ Thuaän lôïi vaø khoù khaên:
*- Hoïc sinh ñaõ hoïc phöông phaùp môùi, laøm quen thaûo luaän, đaõ nhanh goïn trong baùo caùo.
- GV ñaõ quen phöông phaùp môùi.
Ñaõ giaûm taûi trong kieán thöùc kéo dài thời gian học thêm 2 tuần.
*- Lôùp ñoâng, thôøi löôïng coøn haïn cheá, chöa ñuû thôøi gian oân laïi baøi khi hoïc xong lí thuyeát.
 - Thôøi gian thöïc haønh coøn ít khi mà GV thực hành luân phiên.
- Chuû yeáu daân laøm cao su chöa quan taâm hoïc cuûa HS.
VI/ chæ tieâu ñaït ñöôïc:
+ Keát quaû cuoái naêm 90%
+ Bieän phaùp thöïc hieän:
Taêng cöôøng ñoà duøng chính xaùc.
Taêng tính tích cöïc boä moân.
TaÊng tö duy vaø saùng taïo cuûa HS.
Khoâng ñeå hoïc sinh naém kieán thöùc theo tính lí thuyeát mang tính haøn laâm.
@@...........................
A. CƠ HỌC 
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH 
1. Chuyển động cơ
a) Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ
b) Tính tương đối của chuyển động cơ
c) Tốc độ
Kiến thức
Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
- Nêu được ý nghĩa của tốc độ là đặc trưng cho sự nhanh, chậm của chuyển động và nêu được đơn vị đo tốc độ.
- Nêu được tốc độ trung bình là gì và cách xác định tốc độ trung bình.
- Phân biệt được chuyển động đều, chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức v = 
- Xác định được tốc độ trung bình bằng thí nghiệm.
- Tính được tốc độ trung bình của chuyển động không đều.
2. Lực cơ
a) Lực. Biểu diễn lực
b) Quán tính của vật
c) Lực ma sát
Kiến thức
- Nêu được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ và hướng chuyển động của vật.
- Nêu được lực là đại lượng vectơ.
- Nêu được ví dụ về tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật chuyển động.
- Nêu được quán tính của một vật là gì. 
- Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn.
Kĩ năng
- Biểu diễn được lực bằng vectơ.
- Giải thích được một số hiện tượng thường gặp liên quan tới quán tính.
- Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật.
3. Áp suất
a) Khái niệm áp suất
b) Áp suất của chất lỏng. Máy nén thuỷ lực
c) Áp suất khí quyển
d) Lực đẩy 
Ác-si-mét . Vật nổi, vật chìm
Kiến thức
- Nêu được áp lực, áp suất và đơn vị đo áp suất là gì. 
- Mô tả được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng, áp suất khí quyển.
- Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng 
- Nêu được các mặt thoáng trong bình thông nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
- Mô tả được cấu tạo của máy nén thuỷ lực và nêu được nguyên tắc hoạt động của máy này là truyền nguyên vẹn độ tăng áp suất tới mọi nơi trong chất lỏng.
- Mô tả được hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét .
- Nêu được điều kiện nổi của vật.
4. Cơ năng 
a) Công và công suất
b) Định luật bảo toàn công
c) Cơ năng. Định luật bảo toàn cơ năng
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức p = .
- Vận dụng công thức p = dh đối với áp suất trong lòng chất lỏng.
- Vận dụng công thức về lực đẩy Ác-si-mét F = Vd. 
- Tiến hành được thí nghiệm để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét.
Kiến thức
- Nêu được ví dụ trong đó lực thực hiện công hoặc không thực hiện công.
- Viết được công thức tính công cho trường hợp hướng của lực trùng với hướng dịch chuyển của điểm đặt lực. Nêu được đơn vị đo công.
- Phát biểu được định luật bảo toàn công cho máy cơ đơn giản. Nêu được ví dụ minh hoạ.
- Nêu được công suất là gì. Viết được công thức tính công suất và nêu được đơn vị đo công suất.
- Nêu được ý nghĩa số ghi công suất trên các máy móc, dụng cụ hay thiết bị.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, vận tốc càng lớn thì động năng càng lớn.
- Nêu được vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì thế năng càng lớn.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ một vật đàn hồi bị biến dạng thì có thế năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá cơ năng. Nêu được ví dụ về định luật này.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức A = F.s.
- Vận dụng được công thức P = .
B. NHIỆT HỌC
II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH.
1. Cấu tạo phân tử của các chất
a) Cấu tạo phân tử của các chất
b) Nhiệt độ và chuyển động phân tử
c) Hiện tượng khuếch tán
Kiến thức
- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.
- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.
Kĩ năng
- Giải thích được một số hiện tượng xảy ra do giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách hoặc do chúng chuyển động không ngừng.
- Giải thích được hiện tượng khuếch tán.
2. Nhiệt năng 
a) Nhiệt năng và sự truyền nhiệt
b) Nhiệt lượng. Công thức tính nhiệt lượng
c) Phương trình cân bằng nhiệt
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng. Nêu được nhiệt độ của một vật càng cao thì nhiệt năng của nó càng lớn.
- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và nêu được đơn vị đo nhiệt lượng là gì.
- Nêu được ví dụ chứng tỏ nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật.
- Chỉ ra được nhiệt chỉ tự truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức Q = m.c.Dto.
- Vận dụng được kiến thức về các cách truyền nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản.
- Vận dụng được phương trình cân bằng nhiệt để giải một số bài tập đơn giản.
Tuần: 1
Tiết: 1
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1 CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	 - Nêu được các dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được các ví dụ về chuyển động cơ học thường gặp.
	 - Nêu được hai ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
+ CKTKN:
- Nêu được dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ
- Nêu được ví dụ về chuyển động cơ.
- Nêu được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
- Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ.
2. Kĩ năng: 
- Nêu được các dấu hiệu để nhận biết chuyển động cơ học. Nêu được các ví dụ về chuyển động cơ học thường gặp.
3. Tình cản và thái độ:
- Cùng nhau thảo luận nhiệt tình
- có thái độ trung thực trong quá trình thảo luận
II. CHUẨN BỊ: Khối gỗ - xe con - khối gỗ làm mốc.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra
2. Bài mới	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Tình huống học tập(5 phút)
- Giới thiệu khái quát chương trình vật lí 8.
- Lời mở đầu cho toàn chương : Hằng ngày chúng ta luôn gặp các hiện tượng vật chuyển động, đứng yên, vật nổi chìmnhững câu hỏi đó sẽ lần lượt giải đáp trong phần cơ học. Trong phần này thầy sẽ hướng cho chúng ta biết nghề nghiệp của những người làm công việc nghiên cứu về cơ học đại cương trong các viện nghiên cứu, nghiên cứu trong các ngành GTVT, hàng không, hằng hải, chế tạo máy, thể thao, quân đội, công an
Ta cần thống nhất với nhau thế nào để biết một vật chuyển động hay đang đứng yên ?
Hoạt động2: Làm thế nào để biết một vật đang chuyển động hay đang đứng yên (15phút)
-Làm sao biết một ô tô, chiếc thuyền trên sông, cái xe đạp đang đi trên đường, một đám mây đang chuyển động hay đứng yên ? ta có nhiều cách .
-Thông báo : trong Vật lí để biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó so với vật khác, nếu vị trí đó thay đổi thì vật đó đang chuyển động. 
-Vật được chọn để so sánh gọi là vật mốc.
-Khi nào ta nói vật chuyển động ? Cần chú ý nói rõ vật chuyển động so với vật mốc cụ thể nào đã chọn
-Yêu cầu HS trả lời C2 và C3.
-Khi nào ta nói vật đứng yên ?
Thảo luận chung ở lớp :
-Nghe tiếng máy ô tô nhỏ dần.
-Thấy các thuỷ thủ chèo thuyền.
-Thấy xe đạp lại gần hay xa cái cây bên đường.
- Đám mây có bóng chuyển động, mưa.
Thảo luận chung ở lớp để trả lời C3.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động(10 phút)
- Đối với cùng một vật khi chọn vật mốc khác nhau thì có thể đưa đến kết luận giống nhau hay không ?
- Yêu cầu HS quan sát hình 1.2 SGK và trả lời C4 và C5.
- Từ những phân tích trên, hãy rút ra nhận xét và trả lời C6.
- Chuyển động và đứng yên có tính tuyệt đối không?
Vì sao ?
- Thông báo thuật ngữ tính tương đối.
Thảo luận nhóm.
-C4 So với ga thì hành khách đang chuyển động. Vì vị trí của hành khách so với nhà ga thay đổi.
-C5 So với tàu thì hành khách đang đứng yên. Vì vị trí hành khách so với tàu không đổi.
-Một vật có thể chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác.
Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì tuỳ thuộc vào vật chọn làm mốc.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu các dạng chuyển động thường gặp(5 phút)
- Yêu cầu HS xem hình 1.3 SGK xác định quỹ đạo của máy bay ... ì ?
Nhận xét về bảng 26.1 SGK.
Khí hiđrô được dùng làm nhiên liệu ở đâu ?
-Định nghĩa:
-Kí hiệu : q, Đơn vị : J/kg.
-Một kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn toả ra nhiệt lượng bằng 27.106 J.
-Các nhiên liệu khác nhau có năng suất toả nhiệt khác nhau, khí hi đrô có năng suất toả nhiệt lớn nhất và củi khô là nhỏ nhất.
Hoạt động 5 :Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra (7 phút)
Giới thiệu công thức và các đại lượng trong công thức. Suy ra các công thức tính q và m.
Q = q.m => q = Q/m và m = Q/q
Hoạt động 6 :Vận dụng ( 12phút)
Yêu cầu HS trả lời C1 và làm C2 
Quan sát và sửa các sai sót của HS
C1: vì than có năng suất toả nhiệt cao hơn củi.
C2 : m1 = m2 = 15 kg.
q1 = 107 J/kg. q2 = 27.106 J/kg.
Nhiệt lượng toả ra :
 Q1 = q1. m1 = 107 . 15 = 15.107 J
 Q2 = q2. m2 = 27.106 . 15 = 40,5.107 J
Muốn có :
Q1 cần m = Q1/q = 150.106/44.106 = 3,41 kg
Q2 cần m = Q2/q = 405.106/44.106 = 9,2 kg
dầu hoả,
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà : 26.4, 26.5, 26.6 SBT
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 33 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG 
 TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
	I.MỤC TIÊU:
 	- Phân tích được sự truyền và chuyển hoá năng lượng trong các hiện tượng vãe ở bảng 27.1 và 27.2 SGK.
	- Tìm được ví dụ minh họa cho sự truyền và chuyển hoá năng lượngtrong các hiện tượng cơ và nhiệt ngoài ví dụ SGK đã nêu.
	- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
	- Vận dụng được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng có liên quan.
	II. CHUẨN BỊ: 
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Nêu một số nhiên liệu mà em biết. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu cho biết gì ? Nói năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 46.106 J/kg có nghĩa là thế nào ?
b) Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra ? Muốn thu được nhiệt lượng 92.107J thì cần bao nhiêu kg dầu hoả ?
Hoạt động 2 :Tình huống học tập (3 phút)
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác và chuyển từ dạng này sang dạn khác và tuân theo một định luật tổng quát nhất của tự nhiên mà hôm nay chúng ta sẽ học trong bài này.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu sự truyền cơ năng và nhiệt năng từ vật này sang vật khác (12 phút)
Hướng dẫn HS làm việc cá nhân bằng các câu hỏi sau:
 - Mô tả bằng lời các hiện tượng vẽ trong hình.
 - Mô tả sự truyền năng lượng của các vật vẽ trong hình. 
 - Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp. Chú ý trong hình 2 HS thường dùng từ nhiệt lượng để điền vào chỗ trống là không đúng, mà phải điền là nhiệt năng mới chính xác.
Yêu cầu HS rút ra kết luận chung.
Yêu cầu HS trìm thêm một vài ví dụ khác trong thực tế có liên quan.
HS làm việc cá nhân ddoois với từng hình vẽ trong bảng 27.1 trong SGK.
- Trao đổi kết quả xử lí của mình với các bạn cùng bàn để sửa chữa nếu cầ thiết.
Sau đó thảo luận trên lớp theo sự hướng dẫn của GV.
Một vật có thể truyền cơ năng, nhiệt năng hay cả cơ năng và nhiệt năng cho vật khác.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng(thế năng và động năng), giữa cơ năng và nhiệt năng (12 phút)
Tổ chức cho HS tìm hiểu sự chuyển hoá năng lượng từ dạng này sang dạng khác tương tự như ở hoạt động 3.
Với hình 2 Hs dễ điền các từ "công" và "nhiệt"
Yêu cầu HS nêu kết luận chung cho cả hai hoạt động 3 và 4.
HS làm việc cá nhân như ở hoạt động 3.
Điền vào các chỗ trống từ (5) đến (11).
Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
Hoạt động 5 :Phát biểu đinh luật bảo toàn năng lượng (5 phút)
Thông báo cho HS về địinh luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Thừa nhận sự bảo toàn năng lượng.
Phát biểu định luật.
Hoạt động 6 : Vận dụng (5 phút)
Hướng dẫn HS trả lời C5, C6.
Tổ chức cho HS thảo luận về các câu này.
Giúp HS nhận biết sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng trên
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học (2 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà: 27.1, 27.2, 27.4
	IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết 34 ĐỘNG CƠ NHIỆT
 I.MỤC TIÊU:
 	- Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
	- Mô tả được cấu tạo của động cơ nổ 4 kì dựa trên hình vẽ hay mô hình của động cơ này.
	- Mô tả được hoạt động của động cơ nổ 4 kì.
	- Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt, nêu được tên của các đại lượng có mặt trong công thức.
	- Sử dụng được công thức tính nhiệt lượng, công, công suất, hiệu suất để giải các bài tập về động cơ nhiệt. 
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Tranh động cơ nổ - Mô hình động cơ nổ 4 kì.
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
a) Phát biểu định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Cho một ví dụ minh hoạ có giải thích.
Hoạt động 2 :Tình huống học tập(2 phút)
Như SGK 
Hoạt động 3 :Tìm hiểu và phân loại động cơ nhiệt (7 phút)
Thế nào là động cơ nhiệt ?
Nêu một số động cơ nhiệt mà em biết ?
Động cơ nhiệt được phân thành máy loại ?
Nêu ứng dụng của một số động cơ.
Động cơ mà nhiệt năng của nhiên liệu chuyển thành cơ năng của máy.
- Xe máy, ô tô, tàu hoả, tên lửa, máy bay Động cơ đốt ngoài :máy hơi nước, tua bin hơi.
Động cơ đốt trong :Xe máy, ô tô, tàu hoả, tên lửa, máy bay.
Hoạt động 4 :Tìm hiểu cấu tạo và chuyển vận của động cơ nổ (15 phút)
Yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bộ phận của động cơ nổ trên mô hình động cơ ? 
Xi lanh – Pittông – 2Van – Bugi – Biên và tay quay.
Giới thiệu cho HS về chức năng các bộ phận. 
Giới thiệu thế nào là một kì. Chuyển vận của động cơ 4 kì. Hướng dẫn HS điền bảng
Kì	Van1	Van2	Ptông	Bugi	Sinh công
Nạp	
Nén	
Đốt	
Thoát	
Giới thiệu cho HS động cơ có nhiều xilanh.
Nêu tên các bộ phận căn bản, dự đoán và thảo luận về chức năng của các bộ phận trongđộng cơ đốt trong.
Điền vào bảng đã viết sẵn trên bảng da.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu hiệu suất của động cơ nhiệt (5 phút)
Ta thấy cơ năng chuyển hoá hoàn toàn thành nhiệt năng, nhưng trong động cơ nhiệt, thì chỉ có một phần nhiệt năng chuyển hoá thành cơ năng, phần còn lại đi đâu ?
Yêu cầu HS nghiên cứu và trả lời C1 vàC2.
Viêt công thức tính hiệu suất của động cơ và chú thích các đại lượng có mặt trong công thức.
Cần chú ý H luôn luôn nhỏ hơn 1. Tại sao?
- Không phải toàn bộ nhiệt lượng do nhiên liệu toả ra biền hoàn toàn thành công có ích.
- Phần nhiệt năng còn lại để làm nóng các bộ phận của động cơ nhiệt, thăng ma sát, theo khí thải ra ngoài và làm nóng không khí.
- H = A/Q. Trong đó:
 + H: hiệu suất.
 + A: Công có ích.
 + Q: Nhiệt lượng toàn phần do nhiên liệu toả ra .
Hoạt động 6 : Vận dụng ( 8 phút)
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C3, C4, C5 và gọi một HS lên bảng làm C6.
C6 Cho biết:
s = 100km = 105 m.
F = 700N.
m = 4kg.
q = 46.106 J/kg.
H = ?
Hiệu suất của động cơ ôtô:
H = A/Q = F.s/m.q = 700.105/4.46.106 = 0,38
= 38%
Hoạt động 7 : Tổng kết bài học ( 3 phút)
1.Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
2.Bài tập về nhà : 28.3, 28.4, 28.7 SBT.
Nêu yêu cầu tổng kết chương và kiểm tra Học kỳ.
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 35 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT CHƯƠNG II :NHIỆT HỌC
	I.MỤC TIÊU:
 	- Trả lời được các câu hỏi trong phần ôn tập.
	- Giải được các bài tập trong phần vận dụng.
	- Giải được trò chơi ô chữ. 
	II. CHUẨN BỊ: 
	- Chuẩn bị ô chữ trên bảng da.
	- HS trả lời câu hỏi ôn tập trước ở nhà.
 	- Xem trước các bài tập vận dụng.
	III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập (20 phút)
Tổ chức cho HS trả lời và thảo luận các câu hỏi trong phần ôn tập.
Sau mỗi câu cần tổng kết và đưa ra phương án đúng mà HS phải ghi nhớ.
Hs trả lời các câu hỏi.
Hoạt động 2 :Vận dụng (25 phút)
Tổ chức cho HS làm các bài tập trong phần vận dụng. Chú ý đến việc làm và chữa các bài tập định lượng.
Tổ chức cho HS giải trò chơi ô chữ.
Nhắc HS việc kiểm tra HKII: 
 - Cách ôn tập.
 - Cách làm bài.
Bài tập 1và 2 làm việc cá nhân .
Ô chữ làm chung cả lớp.
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tiết 36 KTHK II
Tiết 37,38 ÔN TẬP
 I.MỤC TIÊU:
 	-Củng cố, hệ thống kiến thức để chuẩn bị cho kiểm tra HKII. 
	II. CHUẨN BỊ:
A. LÝ THUYẾT:
	1.Khi nào vật có cơ năng, nêu hai dạng của cơ năng, cơ năng của một vật bằng gì ? Thế nào là thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, động năng chúng phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Cho ví dụ minh họa. Nêu đặc điểm của sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng.
	2.Nêu bốn nội dung của thuyết động học phân tử về cấu tạo chất, mỗi nội dung cho một ví dụ chứng minh.
	3. Nhiệt năng là gì ? Có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật bằng cách nào ? Mỗi cách cho 3 ví dụ thực tế ?
	4.Nêu các hình thức truyền nhiệt (định nghĩa, đặc điểm, ví dụ ).
	5.Nhiệt lượng - Nhiệt dung riêng – Năng suất toả nhiệt (định nghĩa, đơn vị, kí hiệu, công thức tính, ý nghĩa ).
	6.Nguyên lí truyền nhiệt . Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
	7.Động cơ nhiệt là gì? Kể một số động cơ nhiệt thường gặp trong thực tế. Hiệu suất của động cơ nhiệt.
B. BÀI TẬP:
	Trả lời lại các câu hỏi trong phần vận dụng sau mỗi bài học, làm lại các bài tập trong sách bài tập.
	1.Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh.
	2.Viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào ? Giải thích.
	3.Tại sao khi về mùa lạnh sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ. 
	4.Sự truyền nhiệt cho miếng đồng nóng lên và để cho miếng đồng nguội đi, có được thực hiện bằng cùng một cách không ? Giải thích.
	5.Một ấm nhôm khối lượng 400g chứa 1lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước, biết nhiệt độ ban đầu của ấm và nước là 20oC.
	6.Người ta cung cấp cho 10 lít nước ở 20oC một nhiệt lượng là 840 kJ. Hỏi nhiệt độ sau cùng của nước là bao nhiêu ?
	7.Muốn có 100 lít nước ở 35oC thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang sôi vào bao nhiêu lítt nước ở 15oC. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/kg.K.
	8.Tìm nhiệt độ của hỗn hợp nước "ba sôi hai lạnh". Cho nước sôi 100oC và nước lạnh 20oC, bỏ qua sự mất nhiệt.
	9.Đổ nước nóng vào nước ở 10oC sao cho nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 20oC.Tìm nhiệt độ của khối nước nóng biết rằng khối lượng nước lạnh gấp 3 lần khối lượng nước nóng, bỏ qua mọi sự mất nhiệt.
	10.Đặt một nồi nước nhỏ nổi trong một nồi nước lớn, đun cho nước trong nồi nước lớn sôi. Hỏi khi đó nước trong nồi nhỏ có sôi không ? Vì sao ?
	11.Dùng bếp dầu hoả để đun sôi 1 lít nước ở 20oC đựng trong một ấm nhômcó khối lượng là 0,5kg.
	a.Tính nhiệt lượng cần dùng để đun nước.Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là: 4200J/kg.K và 880J/kg.K.
	b. Tính lượng dầu cần dùng.Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả rađược truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.
 III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tầp (20 phút)
Hoạt động 2 :Sửa bài tập( 25 phút)
	IV. RÚT KINH NHGIỆM :
Tuan 39 thi
Tuan 40 tra bai 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 8 2011.doc