Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 22: Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2021-2022 - Trường PT DTNT THCS An Biên

Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 22: Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2021-2022 - Trường PT DTNT THCS An Biên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.

- Lấy được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.

- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.

2. Năng lực

2.1 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

2.2 Năng lực KHTN: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.

- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.

3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: Máy tính, video mô hình các hạt phấn hoa,

 - Bình chia độ, nước, rượu, dung dịch đồng sun phát

2. HS: : Ôn kiến thức có liên quan

 II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

 Tiết 35

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 95Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý Lớp 8 - Bài 22: Các hình thức truyền nhiệt - Năm học 2021-2022 - Trường PT DTNT THCS An Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường PT DTNT THCS An Biên
Tổ tự nhiên 
Họ và tên giáo viên: Dương Tôn Khoái
Bài 22: CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT
Môn học: KHTN - Lớp: 8
Thời gian thực hiện: 4 tiết(35, 36, 37,38)
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
- Nêu được có ba hình thức truyền nhiệt: dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
- Lấy được ví dụ trong thực tế về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt.
- So sánh được tính dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
2.2 Năng lực KHTN: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý; Tính toán các công thức làm cơ sở cho các phép đo.
- Vận dụng được kiến thức về dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt để giải thích một số hiện tượng đơn giản trong thực tế.
3. Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. CHUẨN BỊ.
1. GV: Máy tính, video mô hình các hạt phấn hoa, 
	- Bình chia độ, nước, rượu, dung dịch đồng sun phát
2. HS: : Ôn kiến thức có liên quan
	II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
	Tiết 35
Hoạt động của giáo viên và học sinh 
Nội dung
Hoạt động hình thành kiến thức
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi thông qua trò chơi.
-VD: Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào một cốc nước lạnh. Nhiệt năng của thỏi sắt giảm còn nhiệt năng của nước trong cốc tăng. Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt năng là do sự truyền nhiệt.
- 2 cách: Thực hiện công và truyền nhiệt.
- Cách làm thay đổi nhiệt năng tăng mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt
Hoạt động hình thành kiến thức
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành TN hình 22.1 SGK. 
Các đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
Các đinh rơi xuống trước, sau theo thứ tự nào?
Dựa vào thứ tự rơi của các đinh mô tả sự truyền nhiệt năng trong thanh đồng AB?
TB: Sự truyền nhiệt năng như trong TN trên gọi là sự dẫn nhiệt.
Liệu các chất khác nhau ( rắn, lỏng, khí) có dẫn nhiệt như nhau hay không?
GV: Hướng dẫn và yêu cầu HS tiến hành TN hình 22.2 SGK. 
Các đinh ở đầu các thanh có rơi xuống đồng thời không? 
Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Chất nào dẫn nhiệt tốt nhất? Kém nhất?
Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.
-> Không. Chất lỏng dẫn nhiệt kém.
Quan sát HD của GV.
Tiến hành TN như SGK.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Này...khác...này ...khác...khác nhau ...tốt ..tốt..kém..
I. Sự dẫn nhiệt:
1. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt:
-Nhiệt đã truyền đến sáp làm cho sáp nóng lên và chảy ra.
- Các đinh rơi theo thứ tự từ a, b, c, d, e.
- Nhiệt năng truyền dần từ đầu A đến đầu B. 
* Điền từ thích hợp vào ô trống:
..phần này sang phần khác từ vật này ... khác 
Các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
2. Tìm hiểu về sự dẫn nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí:
a) Sự dẫn nhiệt của các chất rắn khác nhau: Các đinh ghim rơi xuống không đồng thời chứng tỏ các chất khác nhau dẫn nhiệt khác nhau
Đồng dẫn nhiệt tốt nhất, Thuỷ tinh dẫn nhiệt kém nhất. Trong chất rắn kim loại dẫn nhiệt tốt nhất.
b) Sự dẫn nhiệt của chất lỏng, khí:
- Khi nước trên miệng ống sôi cục sáp ở đáy ống cũng không nóng chảy từ đó rút ra kết luận chất lỏng dẫn nhiệt kém.
- Khi đáy ống nghiệm đã nóng thì miếng sáp gắn ở đáy ống nghiệm không bị nóng chảy.
=> kết luận: Chất khí dẫn nhiệt kém.
	Tiết 36
Hoạt động hình thành kiến thức
Trả lời câu hỏi SHD
Sự truyền nhiệt năng nhờ tạo thành dòng như trong thí nghiệm trên gọi là sự đối lưu. Vậy sự đối lưu có xảy ra trong chất khí hay không?
( Có)
 Phương án thí nghiệm cho biết điều này?
Làm thí nghiệm với: Hương, bình thủy tinh, tấm bìa chắn...
Học sinh điền từ thích hợp vào ô trống:
II. Đối lưu và sự bức xạ
1. Chứng tỏ đã có sự truyền nhiệt. Đây không phải là hiện tượng dẫn nhiệt.
2. Ta đun ở đáy ấm mà toàn bộ khối nước lại nóng lên vì nhiệt của bếp đã truyền cho ấm làm ấm nóng lên, nước ở phía dưới nóng lên trước di chuyển lên phía trên, nước lạnh phía trên nặng hơn lại di chuyển xuống dưới, nhiệt năng truyền bằng hình thức đối lưu.
3. Năng lượng của mặt trời truyền xuống trái đất bằng các tia nhiệt đi thẳng.
1. Tìm hiểu về sự đối lưu:
a) Thí nghiệm:
- Đặt một gói nhỏ đựng hạt thuốc tím vào đáy của một cốc thủy tinh đựng nước rồi dùng đèn cồn đun nóng cốc nước ở phía có đặt thuốc tím. Quan sát hiện tượng xảy ra.
b) Trả lời câu hỏi:
+ Nước đã chuyển động thành dòng từ dưới lên rồi từ trên xuống.
+ Lớp nước ở dưới nóng lên trước, nở ra, trọng lượng riêng giảm và trở lên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước phía trước. Do đó, lớp nước nóng nổi lên còn lớp nước lạnh chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
+ Khi đốt nến, không khí ở gần ngọn nến nóng lên, nở ra, di chuyển lên trên. Dòng không khí lạnh ở bên kia tấm bìa di chuyển xuống dưới vòng qua khe hở sang phía ngọn nến rồi đi lên.
+ Khói hương giúp chúng ta quan sát hiện tượng đối lưu của không khí rõ hơn.
+ Hiện tượng xảy ra thấy khói hương cũng chuyển động thành dòng đối lưu
	Tiết 37
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động hình thành kiến thức
HD học sinh tiến hành thí nghiệm
2. Tìm hiểu về sự bức xạ nhiệt
a) Tiến hành thí nghiệm:
- Đặt bình cầu gần nguồn nhiệt, giọt nước màu dịch chuyển từ đầu A về phía đầu B
- Lấy miếng gỗ chắn giữa nguồn nhiệt và bình câu, thấy giọt nước màu dịch chuyển trở lại đầu A
So sánh:Khi chưa có miếng gỗ giọt nước màu di chuyển về đầu B; Có miếng gỗ: giọt ước màu chạy lại đầu A 
b) Điền từ vào chỗ trống 
+ Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng, chất khí. 
+ Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Khả năng hấp thụ tia nhiệt của 1 vật phụ thuộc vào tính chất của bề mặt. Vật có bề mặt xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Hoạt động luyện tập
Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi SHD
1) Vì nồi, xoong cần dẫn nhiệt tốt còn bát đĩa cần dẫn nhiệt kém. 
2) Vì nước ở phía dưới nóng lên nở ra( thể tích tăng) đi lên, nước ở phía trên nặng chìm xuống tạo thành dòng đối lưu.
3) Trong chân không và trong chất rắn ko xảy ra hiện tượng đối lưu vì trong chân không và trong chất rắn không thể tạo thành các dòng đối lưu.
4) Để làm tăng khả năng hấp thụ nhiệt
5) Để làmgiảm khả năng hấp thụ nhiệt
6) Vì màu sẫm hấp thụ nhiệt nhiều làm căn nhà nóng lên.
7) Dòng nước nóng sẽ di chuyển đi lên và dòng nước lạnh hơn sẽ đi xuống. Vì vậy, trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới, gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên để tạo ra dòng đối lưu nhiệt tốt hơn và sẽ làm nước sôi. 
	Tiết 38
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động luyện tập
Trả lời câu hỏi 8 SHD
Trả lời câu hỏi 9 SHD
8) Máy lạnh lắp trên cao thì khối không khí lạnh sẽ "chìm" dưới thấp, nên bộ cảm biến nhiệt độ của máy lạnh chỉ tiếp xúc được với khối không khí nóng trên cao, nên nó "nghĩ" là trong phòng còn nóng nên tiếp tục chạy. Kết quả là trong phòng sẽ rất lạnh so với nhiệt độ cài đặt. Lắp cao sẽ làm mất chức năng điều hòa, mà chỉ có chức năng "lạnh" mà thôi. Lò sưởi đặt dưới thấp để làm nóng không khí tạo thành dòng đối lưu.
9) Khi thời tiết lạnh. Đối với kim loại , do tốc độ nhận nhiệt của nó rất nhanh so với gỗ, nên khi tay bạn chạm vào tấm kim loại thì nhiệt từ tay bạn truyền sang tấm kim loại là nhanh hơn nhiều so với khi bạn chạm vào gỗ. Trong 1 khoảng thời gian ngắn, tay bạn bị mất một nhiệt lượng lớn làm bạn cảm thấy lạnh.
Hoạt động vận dụng - Mở rộng
	III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
	- Ôn tập kiế thức cũ, xem trước bài mới.
IV. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ:
Kí duyệt
Giáo viên biên soạn
 Dương Tôn Khoái

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_ly_lop_8_bai_22_cac_hinh_thuc_truyen_nhiet_n.docx