Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Lê Minh Đức

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Lê Minh Đức

 Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập

 (3 phút)

 GV: Khi kéo nước từ dưới giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước hay nặng hơn?

 HS: Nhẹ hơn.

 GV: Vậy tại sao lại có hiện tượng này ta sẽ tìm được câu trả lời trong bài học hôm nay.

 Hoạt động 2:Tìm hiểu lực tác dụng lên một vật khi nhúng chìm trong chất lỏng.

 (10 phút)

GV: Làm TN như hình 10.2 SGK.

HS: Quan sát.

GV: Kết quả P1 < p="" chứng="" tỏ="" điều="">

HS: Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên

GV: Cho HS điền vào phần kết luận ở SGK.

HS: Dưới lên.

GV: Giảng cho HS biết về nhà bác học Acsimét.

 Hoạt động 2: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimét.(15 phút)

GV: Cho HS đọc phần dự đoán ở SGK.

HS: Thực hiện.

GV:Vậy dự đoán về lực đẩy Acsimet như thế nào?

HS: Nêu ở SGK.

GV: Làm TN để chứng minh dự đoán đó.

HS: Quan sát.

GV: Hãy cho biết công thức tính lực đẩy Acsimet.

HS: FA = d.V

GV: Em hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức.

HS: trả lời

 Hoạt động 3: Vận dụng.(9 phút)

GV: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?

HS: trả lời

GV: Một thỏi nhôm và 1 thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng trong 1 chất lỏng hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?

HS: Bằng nhau.

GV: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng vào nước, một thỏi nhúng vào dầu hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?

HS: Thỏi nhúng vào nước

I/ Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó.

C1.Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên.

C2. Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên.

II/ Độ lớn của lực dẩy Ácsimét:

 1. Dự đoán:

 Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

 2. Thí nghiệm (SGK)

 C3.

 3. Công thức tính lực đẩy Ácsimét:

Công thức : F¬A = d.V

 Trong đó:

 FA: Lực đẩy Acsimét (N)

 d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)

 V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

III/ Vận dụng :

C4. Khi gàu còn ở dưới nước do lực đẩu của nước nên ta cảm giác nhẹ hơn.

C5. Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên 2 thỏi bằng nhau.

C6. Thỏi nhúng vào dầu có lực đẩy yếu hơn.

 

doc 79 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Lê Minh Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần: 1 Ngày soạn:22/08/2010 
 Tiết : 1 Ngày giảng :26/08/2010
CHƯƠNG 1: CƠ HỌC
BÀI 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
 - Học sinh biết được thế nào là chuyển động cơ học. Nêu được ví dụ về chuyển động cơ học trong cuộc sống hằng ngày. Xác định được vật làm mốc.
 - Học sinh nêu được tính tương đối của chuyển động.
 - Học sinh nêu được ví dụ về các dạng chuyển động.
Kĩ năng:
 - Học sinh quan sát và biết được vật đó chuyển động hay đứng yên.
 3. Thái độ:
 - Ổn định, tập trung, biết cách quan sát, nhìn nhận sự vật trong quá trình nhìn nhận sự vật.
II/ Chuẩn bị:
Cho cả lớp:
 Tranh vẽ hình 1.2, 1.4, 1.5. Phóng to thêm để học sinh rõ. Bảng phụ ghi rõ nội dung điền từ C6.
Cho mỗi nhóm học sinh:
 1 xe lăn, 1 khúc gỗ, 1 con búp bê, 1 quả bóng bàn.
III/ Giảng dạy:
 1.Ổn định lớp :(1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
 3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.(3 phút)
 Các em biết rằng trong tự nhiên cũng như trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều vật đang chuyển động dưới nhiều hình thức khác nhau. Những chuyển động đó sẽ như thế nào? Hôm nay ta vào bài mới “Chuyển động cơ học
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định vật chuyển động hay đứng yên.( 15 phút)
 GV: Em hãy nêu 2 VD về vật chuyển động và 2 VD về vật đứng yên?
 HS: Người đang đi, xe chạy, hòn đá, mái trường đứng yên.
 GV: Tại sao nói vật đó chuyển động?
 HS: Khi có sự thay đổi so với vật khác.
 GV: Làm thế nào biết được ô tô, đám mây chuyển động hay đứng yên?
 HS: Chọn một vật làm mốc như cây trên đường, mặt trờinếu thấy mây, ô tô chuyển động so với vật mốc thì nó chuyển động. Nếu không chuyển động thì đứng yên.
 GV: Giảng cho HS vật làm mốc là vật như thế nào.
 GV: Cây trồng bên đường là vật đứng yên hay chuyển động? Nếu đứng yên có đúng hoàn toàn không?
 HS: Trả lời dưới sự hướng dẫn của GV.
 GV: Em hãy tìm một VD về chuyển động cơ học. Hãy chỉ ra vật làm mốc?
 HS: Xe chạy trên đường, vật làm mốc là mặt đường. 
 GV: Khi nào vật được gọi là đứng yên? lấy VD?
 HS: Là vật không chuyển động so với vật mốc.
 VD: Người ngồi trên xe không chuyển động so với xe.
 GV: Lấy VD thêm cho học sinh rõ hơn
Hoạt động 3: Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.(12 phút)
 GV: Treo hình vẽ 1.2 lên bảng và giảng cho học sinh hiểu hình này.
 GV: Hãy cho biết: So với nhà gia thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
 HS: Hành khách chuyển động vì nhà ga là vật làm mốc.
 GV: So với tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
 HS: Hành khách đứng yên vì tàu là vật làm mốc.
 GV: Hướng dẫn HS trả lời C6
 HS: (1) So với vật này
 (2) Đứng yên
 GV: Yêu cần HS trả lời phần câu hỏi đầu bài.
 HS: Trái đất chuyển động, mặt trời đứng yên.
Hoạt động 4: Nghiên cứu một số chuyển động thường gặp.(5 phút)
 GV: Hãy nêu một số chuyển động mà em biết và hãy lấy một số VD chuyển động cong, chuyển động tròn?
 HS: Xe chạy, ném hòn đá, kim đồng hồ.
 GV: Treo hình vẽ và vĩ đạo chuyển động và giảng cho học sinh rõ
Hoạt động 5: Vận dụng.(5 phút)
 GV: Treo tranh vẽ hình 1.4 lên bảng. Cho HS thảo luận C10
 GV: Mỗi vật ở hình này chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào?
 HS: Trả lời
 GV: Cho HS thảo luận C11.
 GV: Theo em thì câu nói ở câu C11 đúng hay không?
 HS: Có thể sai ví dụ như một vật chuyển động tròn quanh vật mốc.
I/ Làm thế nào để biết được vật chuyển động hay đứng yên.
 C1: Khi vị trí của vật thay đổi so với vật mốc theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc gọi là chuyển động.
 C2: Em chạy xe trên đường thì em chuyển động còn cây bên đường đứng yên.
 C3: Vật không chuyển động so với vật mốc gọi là vật đứng yên. VD: Vật đặt trên xe không chuyển động so với xe.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
 C4: Hành khách chuyển động với nhà ga vì nhà ga là vật làm mốc. 
 C5: So với tàu thì hành khách đứng yên vì lấy tàu làm vật làm mốc tàu chuyển động cùng với hành khách.
 C6: (1) So với vật này
 (2) Đứng yên.
 C8: Trái đất chuyển động còn mặt trời đứng yên.
III/ Một số chuyển động thường gặp:
 C9: Chuyển động đứng: xe chạy thẳng
Chuyển động cong: ném đá
Chuyển động tròn: kim đồng hồ
 IV/ Vận dụng: 
 C10: Ô tô đứng yên so với người lái, ôtô chuyển động so với trụ điện. 
 C11: Nói như vậy chưa hẳn là đúng ví dụ vật chuyển động tròn quanh vật mốc
 4. Củng cố: (2 phút)
 - Hệ thống lại kiến thức của bài.
 - Cho HS giải bài tập 1.1 sách bài tập.
 5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
 - Học phần ghi nhớ SGK, làm BT 1.1 đến 1.6 SBT
 - Đọc mục “có thể em chưa biết”
 - Đọc trước bài 2.Vận tốc.
Tuần: Ngày soạn :
Tiết : Ngày dạy :	
Bài 2. VẬN TỐC
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - So với quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của chuyển động.
 - Nắm vững công thức tính vận tốc.
 2. Kỹ năng:
 - Biết vận dụng công thức tính quãng đường, thời gian.
 3.Thái độ:
 - Cẩn thận, suy luận trong quá trình tính toán.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 - Bảng phụ ghi sẵn nội dung 2.1 SGK.
 - Tranh vẽ hình 2.2 SGK
 2. Học sinh: 
	Chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị ra bảng lớn bảng 2.1 và 2.2 SGK.
III. Tiến trình giảng dạy:
 1. Ổn định lớp : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
 GV: Hãy nêu phần kết luận bài: Chuyển động cơ học? Ta đi xe đạp trên đường thì ta chuyển động hay đứng yên so với cây cối? Hãy chỉ ra vật làm mốc
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đặt vần đề.(2 phút)
 GV: Ở bài 1 chúng ta đã biết thế nào là một vật chuyển động và đứng yên. Trong bài tiếp theo này ta sẽ biết vật đó chuyển động nhanh, chậm như thế nào? Ta vào bài
Hoạt động 2: Nghiên cứu khái niệm
 vận tốc. (10 phút)
 GV: Treo bảng phụ phóng lớn bảng 2.1 lên bảng.
 HS: Quan sát
 GV: Các em thảo luận và điền vào
 cột 4 và 5.
 HS: Thảo luận
 GV: Làm thế nào để biết ai nhanh hơn, ai chậm hơn?
 HS: Ai chạy với thời gian ít nhất thì nhanh hơn, ai có thời gian chạy nhiều nhất thì chậm hơn.
 GV: cho HS xếp hạng vào cột 4.
 GV: Hãy tính quãng đường hs chạy được trong 1 giây? 
 HS: Dùng công thức: Quãng đường chạy/ thời gian chạy.
 GV: Cho HS lên bảng ghi vào cột 5. Như vậy Quãng đường/1s là gì?
 GV: Nhấn mạnh: Quảng đường chạy trên 1s gọi là vận tốc.
 GV: Cho hs thảo luận và trả lời C3
 HS: (1) Nhanh (2) chậm
 (3) Quãng đường (4) đơn vị
Hoạt động: Tìm hiểu công thức tính 
 vận tốc: (5 phút)
 GV: Cho HS đọc phần này và cho HS ghi phần này vào vở.
 HS: ghi
Hoạt động: Tìm hiểu đơn vị vận tốc.
(5 phút)
 GV: Treo bảng 2.2 lên bảng
 GV: Em hãy điền đơn vị vận tốc vào dấu 3 chấm.
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Giảng cho HS phân biệt được vận tốc và tốc kế.
 GV: Nói vận tốc ôtô là 36km/h, xe đạp 10,8km/h, tàu hỏa 10m/s nghĩa là gì?
 HS: Vận tốc tàu hỏa bằng vận tốc ô tô. Vận tốc xe đạp nhỏ hơn tàu hỏa.
 GV: Em hãy lấy VD trong cuộc sống của chúng ta, cái nào là tốc kế
Hoạt động: Tìm hiểu phần vận dụng. 
(12 phút)
 GV: cho HS thảo luận C6
 HS: thảo luận 2 phút
 GV: gọi HS lên bảng tóm tắt và giải 
 HS: lên bảng thực hiện
 GV: Các HS khác làm vào giấy nháp.
 GV: Cho HS thảo luận C7.
 HS: thảo luận trong 2 phút
 GV: Em nào tóm tắt được bài này?
 HS: Lên bảng tóm tắt
 GV: Em nào giải được bài này?
 HS: Lên bảng giải.Các em khác làm vào nháp
 GV: Tương tự hướng dẫn HS giải C8.
I/ Vận tốc là gì? 
 C1: Ai có thời gian chạy ít nhất là nhanh nhất, ai có thời gian chạy nhiều nhất là chậm nhất.
 C2: Dùng quãng đường chạy được chia cho thời gian chạy được.
 C3: Độ lớn vận tốc biểu thị mức độ nhanh chậm của chuyển động.
 (1) Nhanh (2) Chậm
 (3) Quãng đường (4) đơn vị
II/ Công thức tính vận tốc:
 Trong đó v : vận tốc
 s s : Quãng đường
 v = ― t: thời gian
 t
III/ Đơn vị vận tốc:
 Đơn vị vận tốc là mét/giây (m/s) hay kilômet/h (km/h)
C4: -m/s,m/phút,km/h,km/s,cm/s
C5: - Vận tốc ôtô = vận tốc tàu hỏa
Vận tốc xe đạp nhỏ hơn.
IV/Vận dụng:
 C6: Tóm tắt :
 t=1,5h; s= 81 km
 Tính v = km/h, m/s
 Giải: 
 Áp dụng: v = s/t = 81/1,5 = 54 km/h
 = 15m/s
C7: Tóm tắt :
 t = 40phút = 2/3h
 v= 12 km/h
 Giải:
 Áp dụng : v = s/t => s= v.t
 = 12 x.2/3 = 8 km
C8: Tóm tắt:
 v = 4km/h; t =30 phút = ½ giờ
 Tính s =?
 Giải:
 Áp dụng: v = s/t => s= v .t 
 = 4 . 1/2 = 2 (km) 
4. Củng cố: (2 phút)
 - Hệ thống lại cho học sinh những kiến thức chính.
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 2.1 SBT
Hướng dẫn tự học: (2 phút)
 - Học thuộc phần “ghi nhớ SGK”
 - Làm bài tập từ 2.2 đến 2.5 SBT
 - Xem trước bài 3. Chuyển động đều, chuyển động không đều.
Tuần Ngày soạn : .
Tiết :	 Ngày dạy : .
BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU
CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU.
I/ Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 - Phát biểu được chuyển động đều, nêu ví dụ.
 - Phát biểu được chuyển động không đều, nêu ví dụ.
 2. Kỷ năng:
 - Làm được thí nghiệm, vận dụng được kiến thức để tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường.
 3. Thái độ:
 - Tích cực, ổn định, tập trung trong học tập.
II/ Chuẩn bị: 
 1. Giáo viên:
 Bảng ghi vắn tắt các bước thí nghiệm, kẻ sẵn bảng kết quả mẫu như bảng 3.1 SGK.
 2. Học sinh:
 Một máng nghiêng, một bánh xe, một bút dạ để đánh dấu, một đồng hồ điện tử.
III/Tiến trình giảng dạy:
 1. Ổn định :(1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Em hãy phát biểu kết luận của bài Vận tốc. Làm bài tập 2.1 SBT.
 3. Bài mới:
:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.(2 phút)
 GV :Vận tốc cho biết mức độ nhanh chậm của chuyển động. Thực tế khi em đi xe đạp có phải nhanh hoặc chậm như nhau? Để hiểu rõ hôm nay ta vào bài “Chuyển động đều và chuyển động không đều”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa.(15 phút)
 GV: Yêu cầu HS đọc tài liệu trong 3 phút.
 HS: Tiến hành đọc.
 GV: Chuyển động đều là gì?
 HS: trả lời: như ghi ở SGK
 GV: Hãy lấy VD về vật chuyển động đều?
 HS: Kim đồng hồ, trái đất quay
 GV: Chuyển động không đều là gì?
 HS: Trả lời như ghi ở SGK
 GV: Hãy lấy VD về chuyển động không đều?
 HS: Xe chạy qua một cái dốc 
 GV: Trong chuyển động đều và chuyển động không đều, chuyển động nào dễ tìm VD hơn?
 HS: Chuyển động không đều.
 GV: Cho HS quan sát bảng 3.1 SGK và trả lời câu hỏi: trên quãng đường nào xe lăn chuyển động đều và chuyển động không đều?
HS: trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu vận tốc trung bình của chuyển dộng không đều.
 ( 8 phút)
 GV: Dựa vào bảng 3.1 em hãy tính độ lớn vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường A và D.
 HS: trả lời
 GV: Trục bánh xe chuyển động nhanh hay chậm đi?
 HS: trả lời
Hoạt động 4: Vận dụng ( 12 phút)
 GV: Cho HS thảo luận C4
 HS: thảo luận trong 3 phút
 GV: Em hãy lên bảng tóm tắt và giải thích bài này?
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Cho HS thảo luận C5
 HS: Thảo luận trong 2 phút
 GV: Em nào lên bảng tóm tắt và giải bài này?
 HS: Lên bảng thực hiện
 GV: Các em khác làm vào nháp
 ... ó liên quan.
 3. Thái độ:
 - Nghiêm túc, trung thực trong kiểm tra.
II/ Chuaån bò: 
 - GV: Ñeà thi,ñaùp aùn vaø bieåu ñieåm.
 - HS : OÂn taäp theo ñeà cöông.
III/ Tieán trình daïy hoïc:
 1. OÅn ñònh lôùp:
 2. Phaùt ñeà:
* MA TRAÄN ÑEÀ :
* ÑEÀ BAØI:
A – Phaàn traéc nghieäm :(3 ñieåm)
Khoanh troøn vaøo chöõ caùi tröôùc ñaùp aùn maø em cho laø ñuùng nhaát:
Caâu 1: Ñoäng naêng cuûa moät vaät phuï thöôïc vaøo yeáu toá naøo?
 A. Khoái löôïng cuûa vaät 	 B. Vaän toác cuûa vaät
 C. Vò trí cuûa vaät so vôùi maët ñaát	 D. Caû khoái löôïng vaø vaän toác cuûa vaät. 
Caâu 2: Daãn nhieät laø hình thöùc truyeàn nhieät xaûy ra trong chaát naøo?
 A. Chæ trong chaát loûng	 B. Chæ trong chaát raén
 C. Chæ trong chaát loûng vaø chaát raén	 D. Caû trong chaát loûng, chaát raén vaø chaát khí.
Caâu 3: Khi caùc nguyeân töû, phaân töû caáu taïo neân vaät chuyeån ñoäng caøng nhanh thì chöùng toû ñieàu gì?
 A. Khoái löôïng cuûa vaät taêng	 B. Troïng löôïng cuûa vaät taêng
 C. Caû khoái löôïng vaø troïng löôïng cuûa vaät taêng. D. Nhieät ñoä cuûa vaät caøng cao.
Caâu 4: Ñeå laøm taêng nhieät naêng cuûa vaät, ta phaûi laøm gì?
 A. Giaûm nhieät ñoä cuûa vaät.	 B. Giaûm khoái löôïng cuûa vaät.
 C. Taêng nhieät ñoä cuûa vaät.	 D. Taêng khoái löôïng cuûa vaät.
Caâu 5: Ñoái löu xaûy ra trong chaát naøo?
 A. Chæ trong chaát loûng	 B. Chæ trong chaát raén
 C. Chæ trong chaát loûng vaø chaát raén	 D. Caû trong chaát loûng, chaát raén vaø chaát khí.
Caâu 6: Xoa hai baøn tay vaøo nhau ta thaáy tay noùng leân. Trong hieän töôïng naøy coù söï chuyeån hoùa naêng löôïng naøo?
 A. Töø nhieät naêng sang cô naêng.	B. Töø cô naêng sang nhieät naêng
 C. Töø cô naêng sang cô naêng.	D. Töø nhieät naêng sang nhieät naêng.
B - Phaàn töï luaän: ( 7 ñieåm)
Caâu 1(2 ñieåm) : Coâng suaát laø gì? Treân boùng ñeøn daây toùc coù ghi soá 75W. Soá ñoù coù yù nghóa gì? 
Caâu 2(2 ñieåm) : Taïi sao quaû boùng bay bôm caêng duø coù buoäc chaët cuõng ngaøy moät xeïp daàn?
Caâu 3(3 ñieåm) : Ngöôøi ta thaû moät mieáng ñoàng ôû 1000C vaøo 250g nöôùc ôû 300C laøm cho nöôùc noùng leân ñeán 500C.
 a) Tính nhieät löôïng cuûa nöôùc thu vaøo? 
 b) Tính nhieät löôïng cuûa ñoàng toûa ra?
 c) Tính khoái löôïng cuûa ñoàng maø ngöôøi ta thaû vaøo? Bieát nhieät dung rieâng cuûa ñoàng laø 380 J/kg.K, nhieät dung rieâng cuûa nöôùc laø 4200 J/kg.K.
* ÑAÙP AÙN VAØ BIEÅU ÑIEÅM
A – Phaàn traéc nghieäm :(3 ñieåm)
Moãi ñaùp aùn ñuùng ñöôïc 0,5 ñieåm.
 Caâu 1: D	 Caâu 4: C
 Caâu 2: B	 Caâu 5: A
 Caâu 3: D	 Caâu 6: B
B - Phaàn töï luaän: ( 7 ñieåm)
Caâu 1: - Coâng thöïc hieän ñöôïc trong 1 ñôn vò thôøi gian ñöôïc goïi laø coâng suaát. (1 ñieåm)
 - Treân boùng ñeøn daây toùc coù ghi soá 75W. Soá ñoù coù yù nghóa laø khi boùng ñeøn saùng bình thöôøng thì trong 1s thì thöïc hieän moät coâng laø 75J. (1 ñieåm)
Caâu 2: Vì thaønh cuûa quaû boùng cao su ñöôïc caáu taïo töø nhöõng phaân töû cao su coù khoaûng caùch neân caùc phaân töû khoâng khí coù theå xen keõ qua caùc khoaûng caùch naøy ra ngoaøi laøm cho quaû boùng ngaøy moät xeïp daàn. (2 ñieåm) 
Caâu 3: Toùm taét : c1 = 380 J/kg.K	
 t1 = 1000 C	
 m2 = 250g = 0,25kg (0,5 ñieåm)
 t2 = 300C
 t = 500C 
 a, Q2 = ?
 b, Q1 = ?
 c, m1 = ?
 Giaûi:
 a, Nhieät löôïng cuûa nöôùc thu vaøo laø:
 Q2 = m2.c2.(t - t2) = 0,25.4200.(500-300)=21000J	 (1 ñieåm)
 b, Nhieät löôïng cuûa ñoàng toûa ra laø;
 Q1 = Q2 = 21000J (0,5 ñieåm)
 c, Khoái löôïng cuûa ñoàng khi thaû vaøo nöôùc laø:
 Q1 = m1.c1.(t1 – t) => m1 = Q1 /c1.(t1 – t) 
 = 21000/380.50 = 1,1kg. ( 1 ñieåm)
Thu baøi:
 - GV nhaän xeùt giôø kieåm tra vaø thu baøi veà chaám.
5. Höôùng daãn veà nhaø:
 - Xem tröôùc baøi 28. Ñoäng cô nhieät .
Tuần : ...... Ngày soạn :.......................
Tiết : ...... Ngày dạy :.......................	 Bài 28. ĐỘNG CƠ NHIỆT.
I/ Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
 - Phát biểu được định nghĩa động cơ nhiệt.
 - Vẽ được động cơ 4 kì.
 - Viết được công thức tính hiệu suất của động cơ.
 2. Kĩ năng : 
 - Giải được các bài tập.
 3. Thái độ : 
 - Ổn định, tập trung trong học tập.
II/ Chuẩn bị : 
 - Giáo viên : Tranh vẽ về động cơ nhiệt.
 - Học sinh : Nghiên cứu kĩ sgk.
III/ Tiến trình dạy học :
 1. Ổn định lớp : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ : (1 phút)
 ? Phát biểu định luật bảo toàn trong các hiện tượng cơ và nhiệt? Làm BT 27.2 SBT?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu động cơ nhiệt là gì?
(10 phút)
GV: Cho hs đọc qua phần “động cơ nhiệt
HS: Đọc và thảo luận 2 phút
GV: Vậy động cơ nhiệt là gì?
HS: Là động cơ biến một phần năng lượng nhiệt thành nhiệt năng.
GV: Hãy lấy 1 số ví dụ động cơ nhiệt?
HS: Động cơ xe máy, động cơ ô tô
Hoạt động 2: Tìm hiểu động cơ 4 kì.
(8 phút)
GV: Động cơ 4 kì thường gặp nhất hiện nay.
GV: Em hãy nêu cấu tạo của động cơ này?
HS: Gồm xilanh,pittông, tay quay.
GV: Hãy nêu cách vận chuyển của nó?
HS: Trả lời ở sgk
Hoạt động 3: Tìm hiểu hiệu suất của
 động cơ nhiệt. (15 phút)
GV: Động cơ 4 kì có phải toàn bộ năng lượng biến thành công có ích không? tại sao?
HS: Không vì một phần năng lượng biến thành nhiệt.
GV: Em hãy viết công thức tính hiệu suất?
HS: H = 
GV: Em hãy phát biểu định nghĩa hiệu suất và nêu ý nghĩa? Đơn vị từng đại lượng trong công thức?
HS: Hiệu suất bằng tỉ số giữa công có ích và do năng lượng toàn phần.
Hoạt động 4: Vận dụng. (10 phút)
GV: Các máy cơ đơn giản có phải là động cơ nhiệt không? Tại sao?
HS: Không, vì không có sự biến năng lượng nhiên liệu thành cơ năng
GV: Hãy kế tên các dụng cụ có sử dụng động cơ 4 kì?
HS: Xe máy, ôtô, máy cày.
GV: Động cơ nhiệt ảnh hưởng như thế nào với môi trường?
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 hs đọc C6 sgk
HS: Thực hiện
GV: Gọi hs ghi tóm tắt bài 
HS: lên bảng thực hiện
GV: Em nào giải được bài này?
HS: Thực hiện
I/ Động cơ nhiệt là gì?
 Là động cơ biến một phần năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.
II/ Động cơ 4 kì :
 1. Cấu tạo : “sgk” 
 2. Vận chuyển :(sgk)
III/ Hiệu suất động cơ nhiệt:
 - Công thức: H = 
 Trong đó: 
 H: là hiệu suất (%)
 A: Công mà động cơ thực hiện được (J)
Q: Nhiệt lượng do nhiên liệu tỏa ra (J)
IV/ Vận dụng:
C3. Không, vì không có sự biến năng lượng nhiên liệu thành cơ năng
C4.
C5.Gây ra tiếng ồn,các khí do nhiên liệu bị đót cháy thải ra có nhiều khí độc,nhiệt lượng do động cơ thải ra khí quyển góp phần làm tăng nhiệt độ của khí quyển.
C6: A = F.S = 700.100.000 
 = 7.107 (J)
Q = q.m = 46.106.4 = 18,4.107 (J)
H = . 100% = = 38%
 4. Củng cố :(2 phút)
 - Ôn lại cho hs những ý chính của bài.
 - Hướng dẫn hs làm BT 28.1 SBT.
 5. Hướng dẫn tự học: (1 phút)
 - Học thuộc bài. Làm BT 28.2, 28.3 , 28.4.
 - Xem trước bài 29.“Ôn tập phần nhiệt học”.
Tuần : ...... Ngày soạn :.......................
Tiết : ...... Ngày dạy :.......................	Bài 29. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG KẾT
CHƯƠNG II: NHIỆT HỌC.
I/Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Trả lời được các câu hỏi ở phần Ôn tập
 2. Kĩ năng : Làm được các BT trong phần vận dụng
 3. Thái độ : Ổn định, tập trung trong ôn tập
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên : - Vẽ to bảng 29.1 ở câu 6 sgk
	 - Chuẩn bị trò chơi ô chữ
 2. Học sinh : Xem lại tất cả những bài trong chương II.
III/ Tiến trình dạy học :
1. Ổn định lớp :(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
 ? Hãy nêu thứ tự các kì vận chuyển của động cơ bốn kì?	
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:Tìm hiểu phần lí thuyết.
 (15phút)
GV: Các chất được cấu tạo như thế nào?
HS: Cấu tạo từ nguyên tử, phân tử.
GV: Nêu 2 đặc điểm cấu tạo nên chất ở chương này?
HS: Các nguyên tử luôn chuyển động và chúng có khoảng cách
GV: Nhiệt độ và sự chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật liên quan với nhau như thế nào?
HS: Nhiệt độ càng cao, chuyển động phân tử càng nhanh.
GV: Nhiệt năng của vật là gì?
HS: Là tổng động năng của phân tử cấu tạo nên vật.
GV: Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng?
HS: Thực hiện công và truyền nhiệt.
GV: Hãy lấy ví dụ về sự thay đổi nhiệt năng?
HS: Trả lời
GV: Treo bảng vẽ bảng 29.1 lên bảng. Hãy điền vào chỗ trống cho thích hợp?
HS: Thực hiện
GV: Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị nhiệt lượng lại là Jun?
HS: Là nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất đi. Đơn vị nhiệt lượng là Jun vì số đo nhiệt năng là Jun.
GV: Nhiệt dung riêng của nước là 420 J/kg.K nghĩa là gì?
HS: Trả lời
GV: Viết công thức tính nhiệt lượng, đơn vị?
HS: Q = m.c.t
GV: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt?
HS: Trả lời
GV: Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì?
HS: Trả lời
GV: Viết công thức tính hiệu suất động cơ nhiệt?
HS: H = 
Hoạt động 2: Tìm hiểu phần vận dụng.
(2 phút)
GV: Cho hs đọc phần I sgk.
GV: Hãy chọn câu đúng ở câu 1?
HS: B
GV: Câu 2 thì em chọn câu nào?
HS: D
GV: Ở câu 3 thì câu nào đúng?
HS: D
GV: Ở câu 4, câu nào đúng?
HS: C
GV: Vậy câu 5 thì thế nào?
HS: C
GV: Hướng dẫn hs giải câu trang 103 sgk.
A/ Lí thuyết:
1. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
2. Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách
3. Nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các phân tử, nguyên tử càng nhanh.
4. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên chất
5. Hai cách :truyền nhiệt và thực hiện công.
6. Bảng 29.1.
7. Nhiệt lượng là phần năng lượng nhận thêm hay mất đi của vật.Vì là số đo nhiệt năng nên đơn vị của nhiệt lượng cũng là Jun như đợn vị của nhiệt năng.
8. Nhiệt dung riêng của nước là 420 J/kg.K nghĩa là muốn cho 1kg nước nóng thêm lên 10C cần 4200J
9. Công thức tính nhiệt lượng:
 Q = m.c.t
10. Nguyên lí truyền nhiệt:
- Nhiệt năng truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
11.Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.
 12.Công thức : H = 
B.Vận dụng:
 I.Trắc nghiệm:
 Câu 1: B
 Câu 2: D
 Câu 3: D
 Câu 4: C
 Câu 5: C
 II.Trả lời câu hỏi:
 1.Có hiện tượng khuếch tán vì các phân tử,nguyên tử luôn luôn chuyển động và giữa chúng có khoảng cách.Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm đi.
 2. Một vật lúc nào cũng có nhiệt năng vì các phân tử,nguyên tử lúc nào cũng chuyển động.
 3. Không vì đây là hình thức truyền nhiệt bằng thực hiện công.
 4. Nước nóng dần lên là do có sự truyền nhiệt từ bếp đun sang nước,nút bật lên là do nhiệt năng của hơi nước chuyển hóa thành cơ năng. 
 III.Bài tập:
Bài 1 trang 103 sgk:
Nhiệt lượng ấm thu vào: 
Q = 
= 2.4200.80 + 0,5.880.80 = 707200(J)
Nhiệt lượng dầu sinh ra:
Q’ = Q. = 2357333 (J)
Lượng dầu cần dùng:
m = = 903 kg
 4. Củng cố:(2 phút)
	- GV hướng dẫn làm thêm câu 2 trang 103 phần bài tập ở sgk.
 5. Hướng dẫn tự học :(2 phút)
	- Học thuộc những câu lí thuyết đã ôn hôm nay.
	- Làm BT 1,2,3 trang 103 Phần II sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vat ly 8(7).doc