Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đỗ Văn Thạch

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đỗ Văn Thạch

Thảo luận chung:

- Không thay đổi

- Có thể thay đổi một ít vì càng lên cao trọng lực càng giảm

Ghi đề bài vào vở

BÀI 10: LỰC ĐẨY ÁC – SI - MÉT

 a/ Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập.

Ta đã biết trọng lượng của một vật ở một nơi trên trái đất có giá trị không đổi. Vậy khi ta kéo một thùng nước từ đáy giếng lên thì trong khi kéo lên trọng lượng của thùng nước có thay đổi không?

Đúng là càng lên cao trọng lực càng giảm, nhưng rất khó nhận thấy. Nhưng người kéo thùng nước lại thấy khi thùng còn ngập trong nước thì kéo lên nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước. Tại sao lại thế? Chúng ta cùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay để trả lời cho câu hỏi này

b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó. .(15)

- Mục tiêu: Giúp hoc sinh bước biết tác dung của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời), thảo luận nhóm

1. Thí nghiệm 1:

Trọng lực P có hướng từ trên xuống dưới

Làm thí nghiệm và kết luận: Lực đẩy quả nặng từ dưới lên làm cho số chỉ lực kế giảm

Chỉ có nước

Đọc kết luận sau khi đã hoàn thành:

ã Kết luận: . dưới lên trên

Nêu một số ví dụ

 Treo một quả nặng vào một lực kế, lực kế chỉ p1. Đó là độ lớn của lực nào? Có hướng như thế nào?

? Hãy hạ thấp lực kế cho quả nặng chìm trong cốc nước như hình 102 lực kế chỉ bao nhiêu? Giải thích?

? Cái gì đã tác dụng lực đẩy lên quả nặng?

Yêu cầu hs làm C2.

Thông báo tên lực đẩy ác – si – mét.

? Chỉ ra một ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy ác – si – mét?

c/ Hoạt động 3: Độ lớn của lực đẩy ác – si – mét.(15)

- Mục tiêu: Giúp hoc sinh bước biết độ lớn của lực đẩy ác – si – mét.

- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời), thảo luận nhóm

II. Độ lớn của lực đẩy ác – si – mét.

Một số ý kiến: Vật nhúng trong nước, chất lỏng

1. Dự đoán

- Càng chìm nhiều trong nước lực đẩy càng lớn

- Phụ thuộc vào chất lỏng thì chưa rõ

Làm thí nghiệm theo nhóm và thảo luận

Làm theo hướng dẫn đồng thời trả lời c3:

2. Kết luận:

 Dự đoán của ác – si – mét đúng

3. Công thức tính lực đẩy ác – si – mét.

 FA = d . v

 ? Lực đẩy ác – si - mét phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Kể chuyện ác – si – mét và nêu dự đoán của ông.

? ác – si – mét căn cứ vào đâu mà nhận xét như thế?

Bình thường ta không nhận thấy rõ sự phụ thuộc của lực đẩy vào chất lỏng. Hãy làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán của ác – si – mét?

Hướng dẫn hs làm từng bước để trả lời ?3.

? Qua kết quả thí nghiệm có kết luận gì?

Đưa ra công thức tính lực đẩy ác – si – mét

 

doc 139 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 668Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011 - Đỗ Văn Thạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1 
 Ngày soạn: 20/8/2010 
 Ngày dạy: 
 Lớp 8A
 Lớp 8B 
 Lớp 8D 
 Chương I: Cơ học
	 Tiết 1: Bài 1: Chuyển động cơ học
I. Mục tiêu 
+ Kiến thức
- Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
- Biết được tính tương đối của chuyển động hay đứng yên.
- Biết được các dạng của chuyển động.
- Nêu được một số ví dụ về tính tương đối của chuyển động cơ học.
+ Kĩ năng: Làm bài
+ Thái độ, tình cảm
Bồi dưỡng lòng ham mê môn học, kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: 
+ Hình vẽ 1.1,1.2,1.3 trong sách giáo khoa phóng to
+ Hình vẽ 1.1,1.2,1.3 trong sách giáo khoa phóng to
+ Một số hình ảnh sưu tầm về các dạng chuyển động.
+ Bảng phụ ghi các bài tập 1.1, 1.2, 1.3 trong sách bài tập
- HS: Bảng nhóm, phiếu học tập.
2. Nội dung ghi bảng
 Chương I: Cơ học 
 Tiết 1: Bài 1: Chuyển động cơ học
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1.
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
III. Một số chuyển động thường gặp.
IV. Vận dụng 
III. Tổ chức hoạt động dạy học
a/ Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập: .(7’)
Mục tiêu: Giúp hoc sinh bước đầu hình dung được nội dung của bài học cần nghiên cứu
Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời)
 Hoạt động của trò
Hoạt động của thày
Nghe giáo viên đặt vấn đề để nắm được những vấn đề cần được giải đáp trong chương
Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta luôn gặp những hiện tượng:Vật chuyển động, đứng yên, nổi lên, chìm xuống, phải dùng ôtô để vận chuyển hàng hoá...
Ta thường đặt câu hỏi: Làm thế nào để cho vật chuyển động được? Tại sao tàu thuỷ chở hàng nặng mà vẫn nổi? Máy ôtô phải như thế nào mới vận chuyển được nhanh nhiều hàng hoá? Những câu hỏi này sẽ được giải đáp trong chương "Cơ học"
Trước hết ta cần thống nhất với nhau: Thế nào là một vật chuyển động và làm thế nào để nhận biết được một vật chuyển động hay đứng yên. (Ghi đề bài lên bảng)
 b/Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên? .(10’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết khi nào vật chuyển động ,khi nào vật đứng yên
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân 
I. Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1.
Thảo luận theo nhóm, đưa ra nhiều cách khác nhau:
- Nghe tiếng máy nhỏ dần.
- Nhìn thấy người ngồi trên thuyền đang chèo thuyền.
- Thấy xe đạp lại gần hay ra xa một cái cây bên đường.
Tiếp tục thảo luận xem các dấu hiệu đó có đủ để xác định là vật đứng yên hay chuyển động không. Và trong ba cách trên cách nào
chắc chắn nhất
- Cái xe đạp lại gần hay ra xa cái câybên đường là chắc chắn đang chuyển động, mọi người không thể nhầm lẫn được
Lắng nghe và ghi nhớ
Một học sinh đọc to phần kết luận in đậm trong sách giáo khoa cho cả lớp nghe
*Kết luận: SGK - 4
Dựa vào kết luận để trả lời
Ghi nhớ để lấy ví dụ và làm bài tập
Suy nghĩ cá nhân để trả lời C2, sau đó vài học sinh đưa ví dụ của mình trước lớp.
Thảo luận chung ở lớp 
để trả lời C3 
C3. Vật được coi là đứng yên khi khoảng cách từ vật đó tới vật mốc không thay đổi
Ta thường nói là vật này chuyển động hay vật kia đứng yên. Nhưng làm thế nào để biết được một ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông, cái xe đạp đi trên đường... đang chuyển động hay đang đứng yên.
Đúng là có nhiều cách nhưng ta phải tìm cách nào để xác định được một cách chính xác mà mọi người quan sát đều thấy giống nhau.
- Tiếng máy nhỏ dần có thể do bị hỏng, ôtô vẫn đứng yên tại chỗ
- Thuyền đi ngược gió, thuỷ thủ vẫn chèo nhưng thuyền vẫn đứng yên
Như vậy: Trong vật lí muốn biết xem một vật đang chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào vị trí của vật đó 
so với một vật khác nếu vị trí của vật
đó thay đổi thì vật đó đang chuyển động
Vật khác được chọn để so sánh gọi là vật mốc
? Vậy khi nào ta nói là vật chuyển động?
Lưu ý học sinh: Cần phải nói rõ là vật chuyển động so với vật mốc cụ thể đã chọn
Vận dụng kết luận trên để trả lời 
C2 và C3
Lưu ý:Vị trí của vật được xác định bởi khoảng cách từ vật đến vật mốc
c/Hoạt động 3 Tính tương đối của chuyển động và đứng yên.(7’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết được chuyển động và đứng yên chỉ là tương đối mà thôi
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân
Quan sát hình vẽ, suy nghĩ cá nhân để trả lời 
C4 và C5
Sau đó thảo luận chung trước lớp để thống nhất 
kết quả C4 và C5
Thảo luận nhanh theo bàn, sau đó cử đại diện lên điền vào bảng
C6. Một vật có thể là chuyển động so với vật này nhưng lại là đứng yên so với vật khác
Không phải vì còn phụ thuộc vào vật mốc được chọn
II. Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Xem lại câu hỏi ở đầu bài để trả lời
Treo hình vẽ thứ 2 và hướng dẫn học sinh quan sát
Từ các kết quả trên hãy rút ra 
nhận xét và hoàn thành C6?
Như vậy khi ta nói một vật là đứng yên hay chuyển động có phải là luôn luôn đúng không? Vì sao?
Thông báo thuật ngữ "Tính tương đối của chuyển động"
Kiểm tra sự hiểu bài của học sinh bằng C8
d/ Hoạt động 4: . Một số chuyển động thường gặp.(9’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết một số chuyển động thường gặp
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân
III. Một số chuyển động thường gặp.
Tự đọc và nghiên cứu vài phút sau đó trả lời C9.
Quan sát hình vẽ sau đó thảo luậnđể hoàn thành C10 và C11
Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu mục này để trả lời C9.
Nhấn mạnh cho học sinh:
+ Quỹ đạo của chuyển động
+ Các dạng chuyển động
e/Hoạt động 5: Vận dụng.(7’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để làm các bài tập 
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân
IV. Vận dụng 
Một học sinh đọc to các yêu cầu bài 
toán
Lần lượt 3 học sinh lên bảng chọn đáp 
án đúng
Treo hình 1.4
Đưa đề bài tập 1.1, 1.2, 1.3 đã chuẩn bị sẵn lên bảng
Gọi học sinh dưới lớp nhận xét sau đó chốt lại lựa chọn đúng
IV/ Củng cố- Dặn dò.(5’)
+ Củng cố 
GV: Yêu cầu HS đọc ghi nhớ và đọc mục “Có thể em chưa biết”
+ Dặn dò
- Học thuộc phần ghi nhớ . Làm hết các bài tập phần BT SBT 
- Đọc phần có thể em chưa biết .
V/ Rút kinh nghiệm
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 BGH ký duyệt 
 Ngày.............tháng.......................năm.......
Tuần 2
 Ngày soạn: 20/8/2010 
 Ngày dạy: 
 Lớp 8A
 Lớp 8B 
 Lớp 8D 
 tiết 2 : Bài 2: Vận tốc
I. Mục tiêu
+ Kiến thức
- Từ ví dụ so sánh quãng đường chuyển động trong một giây của mỗi chuyển động để rút ra cách nhận biết sự nhanh hay chậm của chuyển động đó (gọi là vận tốc).
- Nắm vững công thức tính vận tốc và ý nghĩa của khái niệm vận tốc. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là , và cách đổi đơn vị vận tốc
+ Kĩ năng
- Vận dụng công thức để tính quãng đường, thời gian trong chuyển động.
+ Thái độ
Bồi dưỡng lòng ham mê môn học, kiến thức vận dụng vào thực tế cuộc sống.
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của thầy và trò
- GV: + Tranh vẽ phóng to hình 2.2 và bảng phụ 2.1
	 + Đồng hồ bấm giây, bộ thí nghiệm bánh xe lăn trên máng nghiêng
- HS: Phiếu học tập, bảng phụ
2. Nội dung ghi bảng
 tiết 2 : Bài 2: Vận tốc
I. Vận tốc là gì?
* Khái niệm:Quãng đường chạy được trong một giây gọi là vận tốc
II. Công thức tính vận tốc. 
 Trong đó:
 - v: vận tốc
 - s: quãng đường
 - t: thời gian
III. Đơn vị đo vận tốc
III. Tổ chức hoạt động dạy học
a/ Hoạt động 1: Xây dựng tình huống học tập: .(7’)
Mục tiêu: Giúp hoc sinh bước đầu hình dung được nội dung của bài học cần nghiên cứu
Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời)
 Hoạt động của trò
Hoạt động của thày
Người chạy nhanh nhất sẽ đoạt giải.
 Nhiều học sinh lúng túng
- Một số học sinh phát biểu: Trên cùng một quãng đường ai chạy mất ít thời gian hơn thì người đó chạy nhanh hơn
Mở vở ghi bài mới
ĐVĐ:Trong các ngày hội thể thao thường có mn chạy thi
? Trong cuộc chạy thi đó người chạy 
như thế nào thì đoạt giải?
? Làm thế nào để phân biệt được người về nhất, nhì, ba...?
Đúng như vậy, và người chạy nhanh hơn đó là người có vận tốc lớn hơn.
Bài học hôm nay chúng ta cùng đi xét xem vận tốc là gì? Đo vận tốc như thế nào? (ghi bảng nội dung bài mới)
b/Hoạt động 2:Tìm hiểu về khái niệm vận tốc.(15’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết được khái niệm vận tốc
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân
I. Vận tốc là gì?
Quan sát lắng nghe
Đọc yêu cầu C1 và suy nghĩ ít phút
C1.Cùng chạy một quãng đường như nhau bạn nào chạy mất ít thời gian hơn thì bạn đó chạy nhanh hơn
Tự so sánh và xếp thứ hạng vào vở bài tập của mình
1 học sinh ghi bảng
dưới lớp theo dõi và nhận xét
Tính toán sau đó ghi lại kết quả C2 vào vở của mình
Một học sinh lên ghi bảng
Nghe và ghi vở
* Khái niệm:Quãng đường chạy được trong một giây gọi là vận tốc
Độ lớn của vận tốc cho biết tính nhanh hay chậm của chuyển động
Được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian
Suy nghĩ cá nhân và hoàn thành C3.
- Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động
- Độ lớn của vận tốc được tính bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Treo bảng 2.1 đã kẻ sẵn và giới thiệu các số liệu trong bảng theo cột
? Nhìn vào các số liệu ở bảng 1 hãy trả lời C1?
? Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm?
? Hãy xếp hạng cho các học sinh vào cột 4 vở bài tập
Gọi một học sinh lên ghi bảng phụ
Cho học sinh nhận xét và đi đến thống nhất:
- Hùng xếp thứ 1
- Bình xếp thứ 2
- An xếp thứ 3
- Việt xếp thứ 4
- Cao xếp thứ 5
? Căn cứ vào số liệu ở bảng hãy hoàn thành C2 vào vở bài tập.
Cho các em nhận xét và thống nhất kết quả.
Giới thiệu: Quãng đường mà các em vừa tính được trong một giây gọi là vận tốc
? Độ lớn của vận tốc biểu thị tính chất nào của chuyển động?
? Độ lớn của vận tốc được tính như thế nào?
Từ đó hãy hoàn thành C3?
Gọi một HS đọc to phần hoàn thiện của mình
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu về công thức tính vận tốc và đơn vị đo của vận tốc .(12’)
- Mục tiêu: Giúp hoc sinh biết về công thức tính vận tốc và đơn vị đo của vận tốc 
- Hình thức : Pháp vấn( Gv nêu câu hỏi HS suy nghĩ để trả lời),hoạt động cá nhân
II. Công thức tính vận tốc. 
 Trong đó:
 - v: vận tốc
 - s: quãng đường
 - t: thời gian
III. Đơn vị đo vận tốc
Nghe và ghi lại
-Đơn vị đo vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian
- Dụng cụ đo vận tốc là tốc kế (hình 2.2)
Một HS trả lời miệng C4.
Các đơn vị của vận tốc là:
1m/s; 1m/phút; 1km/h; 
1km/s; 1cm/s
Nghe và ghi vở
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: km/h; m/s
Có thể lúng túng chưa là đượ ...  không dùng nhiên liệu nào khác.
 9. Trong các câu nói về hiệu suất của động cơ nhiệt sau đây câu nào là đúng?
 A. Hiệu suất cho biết động cơ mạnh hay yếu.
 B. Hiệu suất cho biết động cơ thực hiện công nhanh hay chậm.
 C. Hiệu suất cho biết có bao nhiêu % nhiệt lượng bị đốt cháy toả rabiến thành công có ích.
 D. Hiệu suất cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1 kg nhiên liệu bị đốt cháy trong động cơ.
II. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu dưới đây:
 1, Các chất được cấu tạo từ các ............................................. và ............................................ Chúng chuyển động.............................................................................. . Nhiệt độ của vật càng ................................ thì chuyển động của càng.................................................................
 2, Nhiệt năng của một vật là ................................................................................................................................................................ Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách ........................................................ và ...................................................................... 
Có ba hình thức truyền nhiệt là:........................................, ....................................., ....................................................
III. Hãy viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
 1, Tại sao khi mở một lọ dầu gió trong lớp học thì cả lớp đều ngửi thấy mùi dầu gió?
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
2, Tại sao về mùa đông, nếu mặc nhiều áo mỏng ta sẽ có cảm giác ấm hơn mặc một áo dày? 
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
IV. Hãy giải bài tập dưới đây:
Dùng bếp dầu để đun sôi 1 lít nước ở 200C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5 kg.
 1.Tính nhiệt lượng cần để đun nước, biết nhiệt dung riêng của nước 4200 J/kg.K, của nhôm là 880 J/ kg.K.
 2, Tính lượng dầu cần dùng. Biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy toả ra được truyền cho nước, ấm và năng suất toả nhiệt của dầu là 44.106 J/kg.
 Đáp án và biểu điểm
I. ( 4,5 điểm)
1.C	2.B	3.B	4.C	5.A	6.D	
7.A	8. A	9. C
II. (1) nguyên tử	(2) phân tử	(3)không ngừng	
 (4)cao(thấp)	 	(5)nhanh(chậm) (0,5điểm)	
2, (1 điểm)	
III. 1. 1 điểm
 2. 1 điểm
IV. 1. Q = 371 200 J (1 điểm)
m = 0,02 kg (1 điểm)
 Soạn đủ tuần 35
 Ký duyệt của BGH
Ngày soạn: / /2007 Tuần 35- Tiết 35
Ngày dạy: / /2007 ôn tập 
I. Mục tiêu bài dạy.
 - Khảo sát mức độ nắm bắt kiến thức của hs về chương nhiệt học.
 - Rèn ý thức tự giác, kĩ năng trình bày của hs.
 - Luyện tính độc lập trong tư duy
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
 - GV: Bài kiểm tra đã in sẵn.
 - HS: ôn tập 
III. Hoạt động của thầy và trò
I. Lí thuyết:
1. Chương I: Học theo phần ôn tập trang 62 – SGK
2. Chương II: Học theo phần ôn tập trang 101 – SGK
II. Bài tập:
 Ôn tập vật lí cuối năm
I. Một số bài tập trắc nghiệm.
Bài 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước đáp án đúng.
1, Hải ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi nhà ga.
 	A. Hải chuyển động so với toa tàu.
 	B. Hải đứng yên so với toa tàu.
 	C. Hải đứng yên so với hàng cây bên đường.
2, Trong các đơn vị sau đây đơn vị nào là đơn vị đo vận tốc.
 A. m.s ; 	B. m/s ; 	 C. km.h; 	D. h/km
3, Độ lớn vận tốc cho biết: 
 	A. Quãng đường mà vật đi được dài hay ngắn.
 	B. Hướng đi của vật.
 	C. Sự nhanh hay chậm của chuyển động.
 	D. Tất cả A, B, C đều đúng.
4.Vận tốc của vật chỉ thay đổi khi:
 	A. Không có lực tác dụng lên vật.
 	B. Có lực tác dụng lên vật.
 	C. Vật tác dụng một lực vào vật khác.
 	D. Cả hai câu B và C đều đúng.
5, Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy nghiêng người sang bên phải, điều đó chứng tỏ xe ôtô:
 	A. Đột ngột giảm vận tốc.
 	B. Đột ngột rẽ sang trái.
 	C. Đột ngột tăng vận tốc.
 	D. Đột ngột rẽ sang phải.
6, Khi đi trên nền đất trơn ta bấm các ngón chân xuống nền đất là để:
 	A. Tăng áp lực nên nền đất.
 B. Giảm áp lực nên nền đất.
 	C. Tăng ma sát.
 	D. Giảm ma sát.
7, Mũi tên của hình nào dưới đây biểu diễn trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỷ lệ xích 1cm ứng với 20 N).
 A. Hình A. 	B. Hình B.	 	C. Hình C.	 D. Hình D. 
8, Trong các trường hợp ở hình vẽ bên trường hợp nào có hai lực cân bằng?
 A. Hình A. B. Hình B.	C. Hình C.	 D. Hình D. 
9.Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chuyển động phân tử chất lỏng? 
 	A. Hỗn độn.
 	B. Không ngừng.
 	C. Không liên quan đến nhiệt độ.
 	D. Là nguyên nhân gây ra hiện tượng khuếch tán.
10. Nhỏ một giọt nước nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?
 	A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.
 	B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.
 	C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.
 	D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.
11. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau, cách nào đúng?
 	A. Đồng, nước, thuỷ ngân, không khí.
 	B. Đồng, thuỷ ngân, nước, không khí.
 	C. Thuỷ ngân, đồng, nước, không khí.
 	D. Không khí, nước, thuỷ ngân, đồng.
12. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:
 	A. Chỉ ở chất lỏng.
 	B. Chỉ ở chất khí.
 	C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
 	D. Cả ở chất lỏng, chất khí và chất rắn.
13. Hiện tượng nào là kết quả của sự khuyếch tán trong các hiện tượng sau đây?
 	A. Pha nước đường.
 	B. Trộn bột khô với đường khô.
 	C. Mùi thơm toả ra khi mở nắp hộp dầu gió
 	D. Gỉ đinh ăn sâu vào gỗ.
14. Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở trong cùng một nhiệt độ. Sau khi dùng đèn cồn để dun nóng các bình này trong một khoảng thời gian thì nhiệt độ của bình nào cao nhất ?
A. Bình A 	B. Bình B	C. Bình C D. Bình D
Bài 2: Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống
 1, Các chất được cấu tạo từ các ...................và ..................... . giữa chúng có khoảng cách, chúng chuyển động .............................
.......... . Nhiệt độ của vật càng ........... thì chuyển động này càng .................
 2, Nhiệt năng của một vật là .................................................................................... Nhiệt năng có thể thay đổi bằng cách .................... ............. và ............................... có ba hình thức truyền nhiệt là .....................................................................
3, Nhiệt dung riêng của một chất cho biết ........................... cần truyền cho ........ chất đó để ......................... của chất đó tăng thêm 10C.
4, ........................................ có đơn vị là Jun
Bài 3: Điền dấu 'x' vào ô thích hợp.
Nội dung
Đ
S
1
Nhiệt lượng là năng lượng
2
Công là năng lượng
3
Công và năng lượng có cùng đơn vị
4
Chất khí là những chất dẫn nhiệt tốt
5
Một vật nhận nhiệt lượng càng nhiều thì nhiệt độ của vật càng cao
6
Khi nhận nhiệt lượng, nhiệt độ của vật luôn luôn tăng.
Bài 4: Hãy giải thích một số hiện tượng sau
 1, Những người nội trợ khuyên rằng nên bỏ gia vị (muối, đường, bột ngọt ...)vào canh khi canh đang còn nóng (sôi trên bếp). Lời khuyên này xuất phát từ cơ sở vật lí nào?
 2, Trong cốc nước muối có các phân tử muối và các phân tử nước. Hãy cho biết:
 a, Các phân tử này có giống nhau không?
 b, Vị trí của các phân tử muối và nước trong cốc có xác định không?
 3, Lấy một cốc nước đầy tràn, thả vào đó một thìa cát thấy nước bị tràn ra khỏi cốc. Nếu bỏ vào cốc nước một thìa muối tinh thì nước trong cốc lại không tràn ra. Em giải thích nghịch lí này như thế nào?
 4, Người ta nấu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng đất và một cái bằng nhôm. Hỏi trong cùng một điều kiện là như nhau, nước trong ấm nào sôi trước? Vì sao?
 5, Về mùa hè ta thường mặc quần áo sáng màu, vì sao?
 6, Tại sao khi mở một lọ nước hoa trong lớp học, thì cả lớp ngửi thấy mùi nước hoa. 
 Nung nóng một miếng đồng, rồi thả vào cốc nước lạnh? Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Trong hiện tượng này sự bảo toàn năng lượng được thể hiện như thế nào?
 7, Khi bỏ đường vào cốc nước ta thấy hiện tượng khuyếch tán xảy ra rất nhanh. Vậy khi bỏ đường trong không khí hiện tượng khuyếch tán có xảy ra không? Tại sao?
II Bài tập tính toán bằng công thức
Bài 1.Dùng bếp dầu để đun sôi 1lít nước ở 200đựng trong một ấm nhôm có khối lượng là 0,5kg
a, Tính nhiệt lượng cần để đun nước?
b, Tính lượng dầu cần dùng, biết chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu bị đốt cháy được truyền cho nước và ấm.
Bài 2: Một vật làm bằng đồng có khối lượng 5kg, hấp thụ nhiệt để tăng nhiệt độ lên 300
tính nhiệt lượng nhận được của vật đó?
Bài 3:Một thỏi sắt có khối lượng m = 2,5 kg
và nhiệt độ là 6500C.Nếu sắt nguội đến 360C thì nó toả ra nhiệt lượng là bao nhiêu?
Bài 4: Biết năng suất toả nhiệt của than bùn là q = 1,4.107 J/kg
 a, Hãy giải thích ý nghĩa của con số trên?
 b, Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 7kg than bùn?
Bài 5: 
 a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để nung một thỏi đồng có khối lượng 2,5 kg từ nhiệt độ 250C lên đến nhiệt độ 2700C?
 Biết nhiệt dung riêng của đồng là c = 380 J/kg.K.
 b, Tính lượng nhiên liệu cần để cung cấp nhiệt lượng nói trên biết năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là 46.106J/kg.
Bài 6: Người ta dùng 12,5 kg củi khô có thể đủ để đun sôi 10 lít nước từ 200C. Tính hiệu suất của bếp, biết năng suất toả nhiệt của củi khô là 107J/kg, nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.K
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn về nhà
 Soạn đủ tuần 33
 Ký duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an vl8 moi nhat.doc